Giới thiệu chung

     Viện Địa lý được thành lập theo Quyết định số 24/CP ngày 22/05/1993 của Chính phủ và Quyết định số 19/KHCNQG/QĐ ngày 19/06/1993 của Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia nay là Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

     Theo Quyết định số 277/QĐ-VHL ngày 01/3/2023 của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của Viện Địa lý, Viện Địa lý có chức năng và nhiệm vụ như sau:

  • Nghiên cứu cơ bản quy luật và quá trình địa lý tự nhiên; đặc trưng địa lý tài nguyên, môi trường; quy luật hình thành, diễn biến các quá trình địa lý biển và hải đảo vùng nhiệt đới gió mùa.
  • Nghiên cứu cơ bản địa lý nhân văn, những tác động của quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa.
  • Nghiên cứu các luận cứ khoa học, thực hiện quy hoạch và tổ chức lãnh thổ của đất nước
  • Điều tra cơ bản, đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, môi trường và các quá trình thủy, thạch động lực vùng cửa sông ven biển, vùng biển và hải đảo, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
  • Nghiên cứu dự báo, cảnh báo, các biện pháp phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai và các biến động môi trường địa lý trên các vùng lãnh thổ, vùng cửa sông ven biển, vùng biển – hải đảo dưới tác động của tự nhiên, con người và của quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu.
  • Nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu triển khai các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực địa lý như: công nghệ viễn thám, hệ thông tin địa lý (GIS), địa không gian, địa tin học, mô hình hóa, trí tuệ nhân tạo (AI), Blockchain, BigData, thiết bị không người lái…
  • Tham gia thẩm định, tư vấn, giám sát, phản biện, đánh giá, quan trắc, phân tích và chuyển giao công nghệ, quy hoạch lãnh thổ, xây dựng luận chứng kinh tế - kỹ thuật, chương trình khoa học và công nghệ, các chính sách, chiến lược trong lĩnh vực địa lý, môi trường, phòng tránh thiên tai và các lĩnh vực khác có liên quan phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
  • Cung cấp dịch vụ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực địa lý và các lĩnh vực khác có liên quan: Điều tra, khảo sát, đo đạc (địa hình, khí tượng, thủy – hải văn, bùn cát vùng cửa sông ven biển, vùng biển và hải đảo), giám sát, đánh giá các dạng tài nguyên tự nhiên và nhân văn; quan trắc, phân tích, giám sát và đánh giá tác động môi trường; phân tích, thử nghiệm trong lĩnh vực lý, hóa, sinh ở các dạng vật chất rắn, lỏng, khí.
  • Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực khoa học và công nghệ có trình độ cao trong lĩnh vực địa lý và các lĩnh vực khác có liên quan.
  • Hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, đào tạo địa lý và các lĩnh vực khác có liên quan.
  • Quản lý về tổ chức, bộ máy; quản lý và sử dụng viên chức, người lao động của đơn vị theo quy định của pháp luật và của Viện Hàn lâm.
  • Quản lý về tài chính, tài sản của đơn vị theo quy định của pháp luật và của Viện Hàn lâm.
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Viện Hàn lâm giao.

1. Ban lãnh đạo:

Viện trưởng: PGS. TS. ĐÀO ĐÌNH CHÂM

Phó viện trưởng: TS. NGUYỄN MẠNH HÀ

Phó viện trưởng: TS. NGUYỄN THANH HOÀN

2. Hội đồng khoa học nhiệm kỳ 2021-2024:

Chủ tịch hội đồng: PGS. TS. LẠI VĨNH CẨM

Phó Chủ tịch hội đồng: PGS.TS. PHAN THỊ THANH HẰNG; TS. NGUYỄN THANH HOÀN

Thư ký: TS. LÊ THỊ THU HIỀN

Các thành viên:

  1. PGS. TS. Đào Đình Châm
  2. PGS. TS. Uông Đình Khanh
  3. PGS. TS. Phạm Quang Vinh
  4. TS. Nguyễn Mạnh Hà
  5. TS. Nguyễn Văn Hồng
  6. TS. Lê Văn Hương
  7. TS. Dương Thị Lịm
  8. TS. Vũ Anh Tài
  9. TS. Hoàng Lưu Thu Thủy
  10. TS. Nguyễn Quốc Trinh
  11. GS. TSKH. Phạm Hoàng Hải (Thành viên mời)
  12. PGS. TS. Nguyễn Đình Dương (Thành viên mời)
  13. PGS. TS. Đặng Xuân Phong (Thành viên mời)

3. Các phòng chuyên môn:

  1. Phòng Địa lý Biển và Hải đảo
  2. Phòng Tài nguyên nước mặt
  3. Phòng Tài nguyên nước dưới đất
  4. Phòng Địa lý Khí hậu
  5. Phòng Địa lý Sinh vật
  6. Phòng Môi trường Địa lý
  7. Phòng Sinh thái cảnh quan
  8. Phòng Địa mạo - Địa động lực
  9. Phòng Địa lý Kinh tế - Xã hội và Nhân văn
  10. Phòng Nghiên cứu và Xử lý Thông tin Môi trường
  11. Phòng Địa lý Thổ nhưỡng và Tài nguyên đất
  12. Phòng Viễn thám - Bản đồ và Hệ thông tin Địa lý
  13. Phòng Phân tích Thí nghiệm tổng hợp Địa lý
  14. Trạm Nghiên cứu Tổng hợp TN & MT miền Trung
  15. Trạm Quan trắc nghiên cứu địa lý và môi trường đồng bằng bắc bộ

4. Lực lượng cán bộ:

     Hiện tại, Viện Địa lý có 126 cán bộ. Trong đó, chất lượng cán bộ trong biên chế gồm 02 GS., 05 PGS, 02 TSKH; 20 TS; 39 ThS; 29 CN và KS; Số lượng cán bộ hợp đồng gồm 7 ThS, 17 CN và KS, 8 lao động khác.

5. Các hướng nghiên cứu chính của Viện:

  • Hướng điều tra cơ bản, đánh giá tài nguyên phục vụ phát triển KT-XH, sử dụng hợp lý lãnh thổ nhằm mục đích phát triển bền vững.
  • Hướng bảo vệ môi trường và phòng tránh giảm nhẹ thiên tai.
  • Hướng triển khai ứng dụng KHCN trong nghiên cứu địa lý.

6. Những thành công chính:

  • Năm 2003: Huân chương Lao động hạng Nhì
  • Năm 2005: Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học Công nghệ.
  • Năm 2008: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Huân chương Lao động hạng Nhất
  • Năm 2012: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì những thành tích xuất sắc mà Viện đã đạt được trong các năm từ 2009 đến 2011
  • Năm 2017: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì những thành tích xuất sắc mà Viện đã đạt được.
  • Ngoài ra, còn được trao nhiều thưởng khác như: giải VIFOTECH, bằng Sáng tạo Khoa học và Công nghệ, các giải thưởng cá nhân cho nhiều nhà khoa học trong Viện, v.v...
Liên kết website khác