• Bước đầu phân vùng địa mạo sinh thái tỉnh Nghệ An
    Địa mạo sinh thái (ĐMST) là hướng nghiên cứu khá mới, mang tính chất liên ngành, đa ngành, có cơ hội giải quyết bài toán tổng hợp mối tương tác giữa các thực thể tự nhiên với nhau và với các yếu tố kinh tế - xã hội để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Bài báo này góp phần tổng hợp lịch sử phát triển của hướng nghiên cứu địa mạo sinh thái, đồng thời áp dụng hướng nghiên cứu này tại tỉnh Nghệ An. Kết quả đã phân chia lãnh thổ tỉnh thành 6 vùng địa mạo sinh thái và bước đầu đề xuất một số định hướng sử dụng bền vững lãnh thổ theo vùng.
  • Luận án của nghiên cứu sinh Đỗ Thị Vân Hương chuẩn bị ...
    Ngày 25 tháng 8 năm 2014, Viện Trưởng Viện Địa lý đã ra quyết định số 169/QĐ-ĐL về việc thành lập Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp viện cho NCS Đỗ Thị Vân Hương.
  • Lễ bảo vệ luận án Tiến sĩ cấp Viện của NCS Nguyễn ...
    Vào ngày 25/06/2014 tại Hội trường Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã diễn ra buổi bảo vệ luận án Tiến sĩ cấp Viện theo Quyết định thành lập Hội đồng số 89/QĐ-ĐL ngày 15/05/2014 của Viện trưởng Viện Địa lý của nghiên cứu sinh: NGUYỄN THỊ NGỌC. Về đề tài: “Nghiên cứu các giải pháp quản lý môi trường đô thị Nhật Bản và khả năng ứng dụng ở Việt Nam”. Chuyên ngành: Địa lý tài nguyên và môi trường Mã số: 62.44.02.19
  • Tiếp cận địa lý học trong nghiên cứu Môi trường (lấy ví ...
    Các cuộc khủng hoảng sinh thái đã xảy ra ở nhiều vùng trên trái đất từ hàng trăm năm nay như một sự cảnh tỉnh rằng: con người phải nghĩ cách khai thác, sử dụng thiên nhiên theo những khả năng thực thụ của nó và để có một cuộc sống ổn định, con người phải tự tìm cách bảo vệ môi trường sống của chính mình. Từ thực tế đó đã xuất hiện một khái niệm tổng hợp là: tự nhiên - con người - môi trường. Đây là một mối quan hệ hữu cơ vô cùng phức tạp, là một sự tác động qua lại hết sức gắn bó với nhau và con người trở thành nhân tố quyết định cho sự tồn tại của mối quan hệ này theo chiều hướng tích cực.
  • Đánh giá điều kiện khí hậu phục vụ phát triển rừng ngập ...
    Rừng ngập mặn chiếm diện tích không nhiều ở các tỉnh duyên hải từ Quảng Ninh đến Hà Tĩinh song có ý nghĩa quan trọng về mặt sinh thái và bảo vệ các giá trị tạo dựng của con người. Phát triển và bảo vệ RNM, một vấn đề rất cần thiết có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển bền vững ở đây, cần phải quan tâm tới nhiều điều kiện trong đó có đặc thù khí hậu vùng. Đánh giá về mức độ thuận lợi và khó khăn do khí hậu đối với phát triển RNM được đưa ra trên cơ sở nghiên cứu hiện trạng rừng ngập mặn, phân tích tổng hợp số liệu khí hậu các trạm khí tượng trong vùng, phân tích tổng hợp điều kiện sinh khí hậu với các ngưỡng sinh thái. Kết quả cho thấy xét tổng thể toàn vùng từ Quảng Ninh tới Hà Tĩnh, chế độ nhiệt, chế độ mưa ẩm, về cơ bản, cho phép phát triển rừng ngập mặn song chỉ có Bắc Quảng Ninh và Hà Tĩnh là có điều kiện mưa ẩm tối ưu. Tác động bất lợi chung cho thực vật ngập mặn ở đây là biên độ nhiệt năm lớn, tác động phá hủy của bão và áp thấp nhiệt đới. Theo điều kiện sinh khí hậu, toàn vùng có thể chia thành 3 khu vực với những bất lợi riêng cần lưu ý khi phát triển rừng ngập mặn: khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng với điều kiện thời tiết lạnh, sương muối; khu vực đồng bằng Thái Bình - Ninh Bình với điều kiện khô hạn, thời tiết lạnh, thời tiết nóng song cũng ở mức độ vừa phải; khu vực Thanh Hóa - Hà Tĩnh với điều kiện thời tiết nóng và thêm vào đó là điều kiện khô hạn đối với phần Thanh Hóa - Nghệ An.
  • Nghiên cứu phân loại sinh khí hậu thảm thực vật tự nhiên ...
    Khí hậu là một thành phần quan trọng thành tạo nên các cảnh quan địa lý, mối quan hệ của khí hậu với các thành phần khác cùng với nhịp điệu mùa của khí hậu quyết định sự tồn tại và phát triển của các cảnh quan. Hệ thực vật nhiệt đới gió mùa (NĐGM) muôn màu muôn vẻ với sự luân phiên của các kiểu thảm thực vật, với sự đan xen của các loài thực vật trên một vùng lãnh thổ, đôi khi chỉ có thể dựa vào các kết quả nghiên cứu về điều kiện sinh khí hậu (SKH) mới có thể lý giải được. Hiện nay, khi mà những hoạt động sản xuất, khai thác nông lâm nghiệp của con người ngày càng mạnh mẽ thì việc tìm hiểu các quy luật hình thành, phát triển của các kiểu thảm thực vật (trên cơ sở nguồn gốc phát sinh) để hiểu biết hơn nữa những quy luật về diễn thế sinh thái của thảm thực vật lại càng thêm cần thiết. Các kết quả nghiên cứu SKH này cho ta những cơ sở khoa học trong việc việc đề xuất những định hướng phát triển sản xuất, bố trí cây trồng, mùa vụ hợp lý, làm sao để việc sử dụng tài nguyên SKH cho phát triển nông lâm nghiệp được phù hợp với các quy luật của tự nhiên lãnh thổ và cũng chính là góp phần bảo vệ môi trường. Bài báo này trình bầy các kết quả nghiên cứu đặc điểm tài nguyên khí hậu, phân kiểu, phân loại SKH vùng Đông Bắc nhằm mục đích nghiên cứu đánh giá các điều kiện SKH phục vụ cho bố trí hợp lý, phát triển các loại cây trồng nông, lâm nghiệp địa phương.
  • Đánh giá tài nguyên khí hậu cho du lịch nghỉ dưỡng á ...
    Tây Nam Bộ là đồng bằng lớn ở phần tận cùng phía Nam đất nước. Với diện tích lên đến 40.000km2, châu thổ này là đứa con đẻ của sông lớn Cửu Long. Vùng đất này có nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú và nền khí hậu điều hòa. Chế độ khí hậu liên quan với chế độ cận xích đạo gió mùa đặc sắc riêng, có sự khác biệt rõ rệt giữa hai mùa khô ẩm biểu hiện cả ở lượng mưa, số ngày mưa, lượng mây và độ ẩm tương đối. Khí hậu lại chính là nguồn tài nguyên thiết yếu ảnh hưởng đến phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch nghỉ dưỡng. Vùng đồng bằng ven biển số ngày nắng trên 200 ngày, trong đó có hơn 180 ngày có thời tiết thích hợp cho sức khỏe con người, thuận lợi cho việc phát triển loại hình du lịch chữa bệnh, an dưỡng, luôn nằm ở vùng nhiệt độ dễ chịu đối với sức khỏe con người 20 – 250C, thoáng gió và trong lành nên có tác dụng làm dịu bệnh tật. Tiến hành đánh giá tài nguyên khí hậu cho du lịch nghỉ dưỡng á vùng Tây Nam Bộ là dựa trên những phân tích, tổng hợp các chỉ số về nhiệt, ẩm, áp suất, gió và xét đến cả các hiện tượng thời tiết đặc biệt để đưa ra các chỉ tiêu đánh giá tài nguyên khí hậu thích hợp cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng theo các ngưỡng: rất thích hợp, thích hợp, tương đối thích hợp, không thích hợp.
Liên kết website khác