• Theo thông tư số 11/2014/TT-BKHCN, ngày ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ, Việc đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ cấp quốc gia cần chuẩn bị hồ sơ và quy trình như sau
  • Hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản
    Ngày 19 tháng 01 năm 2011 Bộ Nội vụ có Thông tư số 01/2011/TT-BNV Hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính
  • Danh mục các bài báo khoa học của cán bộ Viện Địa ...
    Danh mục này bao gồm các bài báo, báo cáo khoa học của cán bộ Viện Địa lý và một số cộng tác viên khác xuất bản trong năm 2009, được đăng trên các trên các tạp chí khoa học, các tuyển tập hội nghị, kỷ yếu trong và ngoài nước.
  • Đánh giá độ phì tự nhiên của đất Bazan tỉnh Đắk Lắk ...
    Dưới tác động của các quá trình thổ nhưỡng và sau chu kỳ dài độc canh các cây công nghiệp dài ngày, với mức độ thâm canh cao, chất hữu cơ và nguồn dinh dưỡng trong đất bị cạn kiệt, độ xốp giảm khiến độ phì tự nhiên và khả năng sản xuất của đất giảm sút nghiêm trọng. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã sử dụng hệ thống FCC để đánh giá độ phì tự nhiên của đất bazan ở Đắk Lắk làm cơ sở xác định các yếu tố giới hạn trong sử dụng đất canh tác nông nghiệp.
  • Đánh giá điều kiện khí hậu phục vụ phát triển rừng ngập ...
    Rừng ngập mặn chiếm diện tích không nhiều ở các tỉnh duyên hải từ Quảng Ninh đến Hà Tĩinh song có ý nghĩa quan trọng về mặt sinh thái và bảo vệ các giá trị tạo dựng của con người. Phát triển và bảo vệ RNM, một vấn đề rất cần thiết có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển bền vững ở đây, cần phải quan tâm tới nhiều điều kiện trong đó có đặc thù khí hậu vùng. Đánh giá về mức độ thuận lợi và khó khăn do khí hậu đối với phát triển RNM được đưa ra trên cơ sở nghiên cứu hiện trạng rừng ngập mặn, phân tích tổng hợp số liệu khí hậu các trạm khí tượng trong vùng, phân tích tổng hợp điều kiện sinh khí hậu với các ngưỡng sinh thái. Kết quả cho thấy xét tổng thể toàn vùng từ Quảng Ninh tới Hà Tĩnh, chế độ nhiệt, chế độ mưa ẩm, về cơ bản, cho phép phát triển rừng ngập mặn song chỉ có Bắc Quảng Ninh và Hà Tĩnh là có điều kiện mưa ẩm tối ưu. Tác động bất lợi chung cho thực vật ngập mặn ở đây là biên độ nhiệt năm lớn, tác động phá hủy của bão và áp thấp nhiệt đới. Theo điều kiện sinh khí hậu, toàn vùng có thể chia thành 3 khu vực với những bất lợi riêng cần lưu ý khi phát triển rừng ngập mặn: khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng với điều kiện thời tiết lạnh, sương muối; khu vực đồng bằng Thái Bình - Ninh Bình với điều kiện khô hạn, thời tiết lạnh, thời tiết nóng song cũng ở mức độ vừa phải; khu vực Thanh Hóa - Hà Tĩnh với điều kiện thời tiết nóng và thêm vào đó là điều kiện khô hạn đối với phần Thanh Hóa - Nghệ An.
  • Nghiên cứu hàm lượng mùn trong một số loại đất phát triển ...
    Hàm lượng mùn trong đất có mối tương quan chặt chẽ và đóng vai trò quan trọng đối với độ phì tự nhiên của đất, góp phần cải thiện các tính chất lý hóa và sinh học của đất. Mùn là kho thức ăn cho cây trồng và vi sinh vật, quyết định đến sức sản xuất của đất [2], [3], [4], [5]. Trong điều kiện nhiệt đới gió mùa cao nguyên của tỉnh Đắk Lắk, dưới tác động của nhiệm độ và độ ẩm cao, mùn trong đất bị phân giải nhanh chóng và bị rửa trôi. Đồng thời, với quá trình feralit chủ đạo, đây là nguyên nhân làm cho đất thường nghèo dinh dưỡng và có tính axit cao. Những yếu tố này đã tác động mạnh đến sự tích lũy cũng như thành phần của chất mùn trong đất. Cùng với tác động của yếu tố tự nhiên, các tác động của con người đã làm cho độ phì đất, đặc biệt là các loại đất phát triển trên sản phẩm phong hóa của đá bazan (đất trên đá bazan) biến đổi theo chiều hướng xấu. Vì vậy, hàm lượng mùn trong các loại đất ở Đắk Lắk luôn biến động không ngừng.
Liên kết website khác