• Nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám giám sát hạn hán ...
    Ở Tây Nguyên, trong mùa khô năm 2013, chỉ tính riêng với hai cây trồng cà phê và hồ tiêu, tổng diện tích bị ảnh hưởng do hạn hán đã lên tới 84.887 ha, trong đó diện tích bị mất trắng là 245,3 ha. Việc giám sát hạn hán là rất quan trọng, trong đó, số liệu chính xác để đánh giá những tác động và giám sát quá trình của hạn hán là then chốt. Phương pháp truyền thống trong giám sát và đánh giá hạn hán dựa vào số liệu mưa còn hạn chế vì trong khu vực không có trạm quan trắc mưa, và điều quan trọng là khó thu được số liệu trong thời gian thực. Ngoài ra, hạn hán thường xảy ra trên diện rộng, việc quan trắc bằng các phương pháp truyền thống rất khó khăn, nhất là khi thiếu đầu tư cho hệ thống quan trắc bề mặt. Vì thế, những số liệu vệ tinh quan trắc trái đất (EOS) đang được các nước trên thế giới sử dụng hiệu quả, và rất đáng được quan tâm trong việc đánh giá và giám sát hạn hán ở nước ta.
  • Danh mục các đề tài, dự án khoa học Viện Địa lý ...
    Danh mục này bao gồm các đề tài, dự án khoa học các cấp: Nhà nước, Bộ, Viện Hàn lâm, Cơ sở, Hợp tác địa phương, Hợp tác quốc tế ... do Viện Địa lý chủ trì trong giai đoạn 2010-2016.
  • Danh mục các bài báo khoa họccủa cán bộ  Viện Địa ...
    Danh mục này bao gồm các bài báo, báo cáo khoa học của cán bộ Viện Địa lý và một số cộng tác viên khác xuất bản trong năm 2013, được đăng trên các trên các tạp chí khoa học, các tuyển tập hội nghị, kỷ yếu trong và ngoài nước.
  • Hội thảo khoa học hợp tác giữa Viện Địa lý và Viện ...
    14h00 ngày thứ sáu 27/11/2015, Hội thảo khoa học hợp tác giữa Viện Địa lý với Viện Địa lý Viễn Đông, Liên bang Nga đã được tổ chức tại tầng 8 – Hội trường Viện Địa lý. Hội thảo đã thu hút sự tham dự khá đông đủ của toàn bộ các cán bộ, viên chức của Viện Địa lý.
  • Giới thiệu sách chuyên khảo: Đới bờ biển Việt Nam - cấu ...
    Sách do GS.TSKH Lê Đức An biên soạn. Đây là cuốn sách viết về một miền đất-nước không rộng lắm của Việt Nam, nằm tiếp giáp giữa đất liền và biển thường được gọi là Đới bờ biển; nơi có phần đất chỉ bằng 1/7 diện tích đất liền và phần biển nông bằng khoảng 1/3 diện tích biển của cả nước.
  • PGS. TSKH. Nguyễn Văn Cư, nhà khoa học với nhiều công trình ...
    Báo nhân dân (2006): Hơn 10 năm qua, với nhiệm vụ nghiên cứu những vấn đề khoa học - công nghệ thuộc các lĩnh vực về điều kiện tự nhiên tài nguyên và các vấn đề kinh tế - xã hội liên quan; đánh giá và dự báo các biến động môi trường địa lý do tác động của quá trình tự nhiên và con người nhằm xây dựng cơ sở khoa học cho việc lập quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các vùng lãnh thổ của cả nước, Viện địa lý, trong đó có đóng góp to lớn của PGS, TSKH Nguyễn Văn Cư đã triển khai, thực hiện thành công hơn 20 đề tài, nhiệm vụ cấp Nhà nước và cấp Bộ.
  • Tác động của lũ lụt đến hoạt động nuôi trồng và khai ...
    Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (TG - CH) có diện tích khoảng 22.000ha,với nguồn tài nguyên thủy sinh vật phong phú và đóng vai trò rất quan trọng đối với nuôi trồng thuỷ sản, giao thông đường thủy, du lịch, nông nghiệp, điều hoà khí hậu và môi trường của tỉnh Thừa Thiên Huế (TTH). Ước tính có khoảng 300.000 đến 350.000 người sống hoàn toàn hoặc một phần phụ thuộc vào nguồn lợi của vùng đầm phá, chiếm gần 1/3 dân số toàn tỉnh.
  • Đánh giá độ phì tự nhiên của đất Bazan tỉnh Đắk Lắk ...
    Dưới tác động của các quá trình thổ nhưỡng và sau chu kỳ dài độc canh các cây công nghiệp dài ngày, với mức độ thâm canh cao, chất hữu cơ và nguồn dinh dưỡng trong đất bị cạn kiệt, độ xốp giảm khiến độ phì tự nhiên và khả năng sản xuất của đất giảm sút nghiêm trọng. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã sử dụng hệ thống FCC để đánh giá độ phì tự nhiên của đất bazan ở Đắk Lắk làm cơ sở xác định các yếu tố giới hạn trong sử dụng đất canh tác nông nghiệp.
  • Đánh giá tình trạng canh tác đất nông nghiệp trong mùa khô ...
    Bài viết này trình bày về hướng tiếp cận sử dụng tư liệu ảnh vệ tinh Landsat triết tách thông tin đánh giá sự biến động sử dụng đất và tập trung khai thác khía cạnh thực tế canh tác đất trong mùa khô, đánh giá năng lực thủy lợi, làm cơ sở cho việc định hướng phát triển hệ thống thủy lợi, tăng cường khả năng canh tác và bảo vệ đất.
Liên kết website khác