• Viện Địa lý thông báo công khai đề tài KHCN cấp quốc ...
    Ngày 01/12/2016 Viện Địa lý thông báo công khai đề tài KHCN cấp quốc gia mã số KC09.03/16-20 "Nghiên cứu đánh giá các yếu tố thủy thạc dộng lực ảnh hưởng đến các quá trình bồi, xói vùng cửa sông, ven bờ từ Quảng Nam đến Phú Yên trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng" do TS. Đào Đình Châm làm chủ nhiệm
  • Hội thảo Ứng dụng viễn thám trong giám sát lúa đồng bằng ...
    Thực hiện sự chỉ đạo của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, được sự đồng ý của Lãnh đạo Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, đứng trước tình hình cấp bách về việc ứng phó với biến đổi khí hậu đối với đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Trung tâm Vệ tinh Quốc gia phối hợp cùng với Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ tổ chức hội thảo về “Ứng dụng Viễn thám trong giám sát lúa tại đồng bằng sông Cửu Long” trong 2 ngày 24-25/10/2016 tại Tp. Cần Thơ. Hội thảo nhằm giới thiệu đến các nhà quản lý ở ĐBSCL kết quả nghiên cứu ứng dụng dữ liệu viễn thám radar để theo dõi sản xuất lúa ở ĐBSCL và chuẩn bị mạng lưới sử dụng ảnh vệ tinh LOTUSat của Việt Nam trong thời gian tới.
  • Đánh giá xu thế biến đổi khí hậu trên khu vực Tây ...
    Nhằm góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh giảm nhẹ thiên tai, phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường (nay là Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu) chủ trì thực hiện đề tài TN3/T25 "Nghiên cứu điều kiện khí hậu nông nghiệp phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và phòng tránh thiên tai vùng Tây Nguyên" từ tháng 01/2013. Đây là đề tài thuộc Chương trình Tây Nguyên 3 (Chương trình do Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chủ trì).
  • Nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám giám sát hạn hán ...
    Ở Tây Nguyên, trong mùa khô năm 2013, chỉ tính riêng với hai cây trồng cà phê và hồ tiêu, tổng diện tích bị ảnh hưởng do hạn hán đã lên tới 84.887 ha, trong đó diện tích bị mất trắng là 245,3 ha. Việc giám sát hạn hán là rất quan trọng, trong đó, số liệu chính xác để đánh giá những tác động và giám sát quá trình của hạn hán là then chốt. Phương pháp truyền thống trong giám sát và đánh giá hạn hán dựa vào số liệu mưa còn hạn chế vì trong khu vực không có trạm quan trắc mưa, và điều quan trọng là khó thu được số liệu trong thời gian thực. Ngoài ra, hạn hán thường xảy ra trên diện rộng, việc quan trắc bằng các phương pháp truyền thống rất khó khăn, nhất là khi thiếu đầu tư cho hệ thống quan trắc bề mặt. Vì thế, những số liệu vệ tinh quan trắc trái đất (EOS) đang được các nước trên thế giới sử dụng hiệu quả, và rất đáng được quan tâm trong việc đánh giá và giám sát hạn hán ở nước ta.
  • Khả năng ứng dụng chỉ số hạn Keetch-Byram (KBDI) trong giám sát ...
    Hạn hán được xem là một trong những thiên tai gây thiệt hại nặng nề nhất về người và tài sản trên thế giới. Ở Việt Nam, hạn hán có tần suất xảy ra nhiều thứ ba sau lũ lụt và bão. Tính riêng ở Tây Nguyên, theo số liệu thống kê từ năm 1960-2008 số năm bị hạn với các mức độ khác nhau là 36 năm (chiếm 73,5%). Trong những năm gần đây, do biến đổi khí hậu toàn cầu, tình hình hạn hán diễn biến ngày càng phức tạp, gay gắt hơn.
  • Giới thiệu Hội nghị khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ ...
    Được sự đồng ý của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và sự nhất trí của Trường đại học Quy Nhơn, của Hội Địa lý Quy Nhơn, Hội Địa lý Việt Nam kết hợp với Trường đại học Quy Nhơn tổ chức Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ IX tại Trường Đại học Quy Nhơn, tỉnh Bình Định với chủ đề “Khoa học Địa lý Việt Nam với phát triển kinh tế xanh”. Hội nghị diễn ra trong 2 ngày (23 và 24/12/2016) nhằm tổng kết, đánh giá các kết quả nghiên cứu, đào tạo đã đạt được của các nhà địa lý cả nước trong thời gian qua, theo hướng phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Liên kết website khác