• Việt Nam cần hóa giải “Lời nguyền Địa lý” như thế nào? ...
    2014 là một năm đầy thử thách với ngoại giao Việt Nam. Tháng 5, Bắc Kinh bất ngờ hạ đặt giàn khoan khổng lồ Hải Dương 981 và triển khai hơn một trăm tàu đủ loại để bảo vệ trong vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Cùng lúc đó, các lực lượng Trung Quốc tiến hành một chiến dịch bồi đắp quy mô lớn để xây dựng 6 đảo nhân tạo trong vùng quần đảo Trường Sa để xây dựng các cơ sở hậu cần và đường băng dã chiến. Dù cho Việt Nam đã xử lý khéo léo, thành công khủng hoảng giàn khoan Hải Dương 981, nhưng sức mạnh ngày càng tăng và sự hiện diện ngày càng mạnh mẽ của Trung Quốc trên Biển Đông buộc các nhà hoạch định, các chiến lược gia của Việt Nam tiếp tục suy ngẫm và tranh luận về cục diện an ninh mới ở khu vực và đối sách của Việt Nam trước mắt và trong trung hạn.
  • Đánh giá tình trạng canh tác đất nông nghiệp trong mùa khô ...
    Bài viết này trình bày về hướng tiếp cận sử dụng tư liệu ảnh vệ tinh Landsat triết tách thông tin đánh giá sự biến động sử dụng đất và tập trung khai thác khía cạnh thực tế canh tác đất trong mùa khô, đánh giá năng lực thủy lợi, làm cơ sở cho việc định hướng phát triển hệ thống thủy lợi, tăng cường khả năng canh tác và bảo vệ đất.
  • Bàn về tài nguyên không gian
    Không gian là một khái niệm được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học và đối với khoa học Địa lý nó là một thuật ngữ cơ hữu. Người ta thường nói đến không gian với những ngụ ý về cặp phạm trù “không gian và thời gian” (“Raum und Zeit” - Kant, Goethe), về không gian vũ trụ (l'espace cosmique), không gian Trái Đất (l'espace terrestre), không gian cư trú của nhân loại (écoumène), về khoảng cách, về một nơi chốn, một địa điểm, một không gian cần vượt qua hay cần chinh phục, không gian văn hóa, không gian kinh tế, không gian sinh tồn, v.v. Dù là dùng với nghĩa nào trong số nói trên, khái niệm này cũng hàm chứa khía cạnh có giá trị đối với con người (tức là về tài nguyên), đặc biệt là trong khái niệm về không gian địa lý với tư cách là phần bề mặt Trái Đất được con người sử dụng và sắp xếp, quy hoạch cho những hoạt động xã hội đa dạng và phức tạp của mình.
  • Đánh giá điều kiện khí hậu phục vụ phát triển rừng ngập ...
    Rừng ngập mặn chiếm diện tích không nhiều ở các tỉnh duyên hải từ Quảng Ninh đến Hà Tĩinh song có ý nghĩa quan trọng về mặt sinh thái và bảo vệ các giá trị tạo dựng của con người. Phát triển và bảo vệ RNM, một vấn đề rất cần thiết có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển bền vững ở đây, cần phải quan tâm tới nhiều điều kiện trong đó có đặc thù khí hậu vùng. Đánh giá về mức độ thuận lợi và khó khăn do khí hậu đối với phát triển RNM được đưa ra trên cơ sở nghiên cứu hiện trạng rừng ngập mặn, phân tích tổng hợp số liệu khí hậu các trạm khí tượng trong vùng, phân tích tổng hợp điều kiện sinh khí hậu với các ngưỡng sinh thái. Kết quả cho thấy xét tổng thể toàn vùng từ Quảng Ninh tới Hà Tĩnh, chế độ nhiệt, chế độ mưa ẩm, về cơ bản, cho phép phát triển rừng ngập mặn song chỉ có Bắc Quảng Ninh và Hà Tĩnh là có điều kiện mưa ẩm tối ưu. Tác động bất lợi chung cho thực vật ngập mặn ở đây là biên độ nhiệt năm lớn, tác động phá hủy của bão và áp thấp nhiệt đới. Theo điều kiện sinh khí hậu, toàn vùng có thể chia thành 3 khu vực với những bất lợi riêng cần lưu ý khi phát triển rừng ngập mặn: khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng với điều kiện thời tiết lạnh, sương muối; khu vực đồng bằng Thái Bình - Ninh Bình với điều kiện khô hạn, thời tiết lạnh, thời tiết nóng song cũng ở mức độ vừa phải; khu vực Thanh Hóa - Hà Tĩnh với điều kiện thời tiết nóng và thêm vào đó là điều kiện khô hạn đối với phần Thanh Hóa - Nghệ An.
  • Tiếp cận đánh giá nhạy cảm hoang mạc hóa bằng phân tích ...
    Cách tiếp cận nhạy cảm hoang mạc hóa (ESA) không những mô tả tình trạng hoang mạc hóa của mỗi khu vực mà còn cho phép xác định các nhân tố hạn chế và cải tạo được tình trạng hoang mạc hóa bởi cách tiếp cận theo quan điểm địa lý tổng hợp và được phân tích theo phương pháp đa chi tiêu dưới góc độ các chỉ số chất lượng: chỉ số chất lượng khí hậu (CQI); chỉ số chất lượng đất (SQI); chỉ số chất lượng thảm thực vật (VQI) và chỉ số chất lượng quản lý (MQI). Bình Thuận đã và đang chịu ảnh hưởng bởi quá trình hoang mạc hóa, có tới 14,4% diện tích vùng ven biển chạm tới giới hạn nhạy cảm nghiêm trọng và 82.4% diện tích nằm trong mức độ có nguy cơ và phần ít còn lại trong giới hạn tiềm năng. Chính năng lực của con người trong việc phát triển hệ thống tưới và phân bố nguồn nước; cũng như trồng và quản lý bảo vệ rừng chính là các yếu tố chính hạn chế và làm sống lại nhiều vùng đất bị hoang mạc hóa.
  • Báo cáo về Sông Tranh 2, EVN copy từ chuyên gia địa ...
    Trong phần đánh giá động đất kích thích của bản “Báo cáo đánh giá tác động môi trường” về công trình Thủy điện Sông Tranh 2 (TĐST 2), EVN đã “tham khảo” từ báo cáo của chuyên gia... địa lý sinh vật.
Liên kết website khác