• Dự thảo Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ ...
    Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Công văn số 11421 - CV/VPTW, Hướng dẫn số 160/HD-BTGTW ngày 7/9/2015 của Ban Tuyên giáo Trung ương về lấy ý kiến và tổng hợp ý kiến nhân dân đóng góp Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XII của Đảng, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn Dự thảo Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020:
  • Ứng dụng của GIS - Hệ thống thông tin địa lý trong ...
    Vì GIS được thiết kế như một hệ thống chung để quản lý dữ liệu không gian, nó có rất nhiều ứng dụng trong việc phát triển đô thị và môi trường tự nhiên như là: quy hoạch đô thị, quản lý nhân lực, nông nghiệp, điều hành hệ thống công ích, lộ trình, nhân khẩu, bản đồ, giám sát vùng biển, cứu hoả và bệnh tật. Trong phần lớn các lĩnh vực này, GIS đóng vai trò như là một công cụ hỗ trợ quyết định cho việc lập kế hoạch hoạt động.
  • Tác động của lũ lụt đến hoạt động nuôi trồng và khai ...
    Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (TG - CH) có diện tích khoảng 22.000ha,với nguồn tài nguyên thủy sinh vật phong phú và đóng vai trò rất quan trọng đối với nuôi trồng thuỷ sản, giao thông đường thủy, du lịch, nông nghiệp, điều hoà khí hậu và môi trường của tỉnh Thừa Thiên Huế (TTH). Ước tính có khoảng 300.000 đến 350.000 người sống hoàn toàn hoặc một phần phụ thuộc vào nguồn lợi của vùng đầm phá, chiếm gần 1/3 dân số toàn tỉnh.
  • Hiện trạng môi trường nước các huyện ven biển tỉnh Quảng Bình ...
    Bài báo là một phần kết quả của đề tài cấp Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam “Nghiên cứu, đánh giá các yếu tố môi trường nền các huyện ven biển phục vụ thành lập mạng lưới quan trắc định kỳ và thường xuyên tại hai trạm quan trắc địa lý - môi trường Đồng Hới (Quảng Bình) và Cồn Vành (Thái Bình)”, mã số VAST05.04/13-14.
  • Phát triển nông - lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế:  thực ...
    Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã - hội đã chi phối mạnh mẽ đến sự phát triển của ngành nông - lâm nghiệp ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy chỉ chiếm 9,9% trong tổng giá trị sản xuất của toàn tỉnh trong năm 2011 nhưng ngành vẫn giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Ngành nông - lâm nghiệp đã đạt nhiều thành tựu nhưng vẫn tồn tại một số vấn đề cần nghiên cứu giải quyết như: Cơ cấu ngành có sự chuyển dịch nhưng nông nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ cao gấp nhiều lần so với lâm nghiệp trong cơ cấu kinh tế; Trong nông nghiệp, trồng trọt vẫn chiếm ưu thế với cây trồng chủ yếu là lúa; Chăn nuôi còn ở tình trạng nhỏ, lẻ, chưa được đầu tư nhiều; Ngành lâm nghiệp còn nặng về khai thác rừng; Chất lượng lao động trong ngành nông - lâm nghiệp còn thấp; Tài nguyên đất bị suy giảm, khí hậu diễn biến thất thường và tình trạng thiếu nước ngọt… Để giải quyết những vấn đề trên cần áp dụng hệ thống giải pháp về quản lí tài nguyên, nâng cao chất lượng lao động, đầu tư vốn, kỹ thuật…
  • Những mâu thuẫn xuyên biên giới  trong sử dụng nước mặt ...
    Tài nguyên nước lưu vực sông Sê San - Srêpok có tiềm năng lớn, nhu cầu sử dụng cao và đa dạng, tuy nhiên hiện nay việc quản lý còn nhiều tồn tại ngay từ khâu quy hoạch phát triển đến khai thác sử dụng và đang gây ra nhiều mâu thuẫn làm giảm hiệu quả khai thác, gây cạn kiệt và xuống cấp tài nguyên nước.
  • Viện Địa lý Tài nguyên Tp. Hồ Chí Minh: Hội thảo “Ứng ...
    Được sự tài trợ của Cơ quan Trao đổi Hàn lâm Đức (DAAD), Trung tâm Viễn thám và Hệ thông tin Địa lý thuộc Viện Địa lý tài nguyên Tp.HCM đã tổ chức buổi hội thảo “Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho lĩnh vực thông tin địa lý” trong hai ngày 4 và 5 tháng 8 năm 2014 tại Hội trường Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam tại TP. HCM. Nội dung hội thảo đề cập đến nền tảng của WebGIS cũng như kỹ thuật ứng dụng phần mềm mã nguồn mở để xây dựng một hệ thống WebGIS.
  • Đánh giá khả năng đảm bảo nguồn nước cho các hoạt động ...
    Mô hình SWAT ứng dụng cho lưu vực sông Mã cho kết quả phù hợp giữa tính toán và thực đo. Điều này thể hiện chế độ dòng chảy của lưu vực sông Mã chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi chế độ mưa và tình hình khí hậu trên lưu vực và vấn đề sử dụng bản đồ sử dụng đất của năm 1999 và 2005 sát với thực tế.
  • Tiếp cận đánh giá nhạy cảm hoang mạc hóa bằng phân tích ...
    Cách tiếp cận nhạy cảm hoang mạc hóa (ESA) không những mô tả tình trạng hoang mạc hóa của mỗi khu vực mà còn cho phép xác định các nhân tố hạn chế và cải tạo được tình trạng hoang mạc hóa bởi cách tiếp cận theo quan điểm địa lý tổng hợp và được phân tích theo phương pháp đa chi tiêu dưới góc độ các chỉ số chất lượng: chỉ số chất lượng khí hậu (CQI); chỉ số chất lượng đất (SQI); chỉ số chất lượng thảm thực vật (VQI) và chỉ số chất lượng quản lý (MQI). Bình Thuận đã và đang chịu ảnh hưởng bởi quá trình hoang mạc hóa, có tới 14,4% diện tích vùng ven biển chạm tới giới hạn nhạy cảm nghiêm trọng và 82.4% diện tích nằm trong mức độ có nguy cơ và phần ít còn lại trong giới hạn tiềm năng. Chính năng lực của con người trong việc phát triển hệ thống tưới và phân bố nguồn nước; cũng như trồng và quản lý bảo vệ rừng chính là các yếu tố chính hạn chế và làm sống lại nhiều vùng đất bị hoang mạc hóa.
Liên kết website khác