• Hội thảo “Xây dựng kế hoạch phát triển Viện Địa lý giai ...
    8h30 ngày 06/05/2015, tại Hội trường tầng 8, Viện Địa lý đã tiến hành tổ chức hội thảo bàn về việc xây dựng kế hoạch phát triển giai đoạn 2016-2020 và 2020-2025.
  • Đội bóng đá nam của Viện Địa lý sẽ tham dự giải ...
    Hòa trong không khí của tuổi trẻ cả nước chào mừng Tháng Thanh niên 2015 và kỷ niệm 84 năm thành lập Đoàn TNCS HCM (26/3/1931- 26/3/2015), Chi đoàn Viện Địa lý phối hợp cùng các chi đoàn Viện Công nghệ Vũ Trụ và Trung tâm Vệ tinh Quốc gia tổ chức giải "Bóng đá mùa xuân" nhằm mục đích đẩy mạnh phong trào lèn luyện thể dục thể thao, tăng cường tình đoàn kết, nâng cao sức khỏe phục vụ nghiên cứu khoa học.
  • Hội thảo Ứng dụng GIS toàn quốc lần thứ 6 - năm ...
    Ngày 28 & 29 tháng 11 năm 2014, tại Trường Đại học Cần Thơ, Hội thảo quốc gia về ứng dụng GIS đã được tổ chức với sự tham gia của các nhà khoa học, quản lý đến từ các Trường Đại học, các Viện và các Trung tâm nghiên cứu, các chuyên gia trong và ngoài nước và đồng thời có sự tham gia của các cán bộ của các sở ban ngành liên quan, các Công ty, Doanh nghiệp trong cả nước.
  • Hội thảo các nước ASEAN về vệ tinh quan sát Trái đất ...
    Kế thừa và phát huy kết quả các hội thảo và chương trình hợp tác trước đây của các nước ASEAN trong lĩnh vực vệ tinh viễn thám và trạm mặt đất, trên tinh thần hướng tới cộng đồng ASEAN vào năm 2015 và kỷ niệm 20 năm Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức ASEAN, ngày 13/11/2014 Viện Hàn lâm KHCNVN đã giao cho Ban Quản lý Dự án Vệ tinh nhỏ phối hợp với Cục Viễn thám Quốc gia – Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam tổ chức “Hội thảo các nước ASEAN về vệ tinh quan sát Trái đất và trạm thu lần thứ 3”. Hội thảo được tổ chức còn có sự tài trợ của tập đoàn Airbus Defense and Space của Cộng hòa Pháp.
  • Các công trình trong tuyển tập Hội nghị Khoa học Địa lý ...
    Danh sách các công trình đăng trên tuyển tập Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ VIII được Ban tổ chức Hội nghị tuyển chọn kỹ lưỡng từ các tác giả, tập thể tác giả đến từ các đơn vị trên cả nước như Trường Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh, Hội Địa lý Tp HCM, Viện Địa lý (Viện HLKH&CN Việt Nam), Khoa Địa lý Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), Khoa Địa lý, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hội Địa lý Thái Nguyên, Hội Địa lý và Tài nguyên Thừa Thiên - Huế. Tuyển tập được Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh phát hành.
  • Dư địa chí, một giá trị tiêu biểu
    Khi Lê Thái Tổ mất, Nguyễn Trãi bị gièm pha phải về ở ẩn tại Côn Sơn nhưng tấm lòng ông vẫn không quên việc nước. Sau khi Lê Thái Tông lên ngôi, ông lại được mời ra làm quan và được giao viết bộ Quốc thư bảo huấn, trong đó có Dư địa chí như là cuốn sách giáo khoa nhằm dạy cho nhà vua hiểu biết về đất nước, con người và các đặc sản của từng địa phương. Sách soạn xong, Nguyễn Trãi dâng lên, nhà vua rất tâm đắc, sai thợ khắc ván in để phổ biến
  • Phát triển nông - lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế:  thực ...
    Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã - hội đã chi phối mạnh mẽ đến sự phát triển của ngành nông - lâm nghiệp ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy chỉ chiếm 9,9% trong tổng giá trị sản xuất của toàn tỉnh trong năm 2011 nhưng ngành vẫn giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Ngành nông - lâm nghiệp đã đạt nhiều thành tựu nhưng vẫn tồn tại một số vấn đề cần nghiên cứu giải quyết như: Cơ cấu ngành có sự chuyển dịch nhưng nông nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ cao gấp nhiều lần so với lâm nghiệp trong cơ cấu kinh tế; Trong nông nghiệp, trồng trọt vẫn chiếm ưu thế với cây trồng chủ yếu là lúa; Chăn nuôi còn ở tình trạng nhỏ, lẻ, chưa được đầu tư nhiều; Ngành lâm nghiệp còn nặng về khai thác rừng; Chất lượng lao động trong ngành nông - lâm nghiệp còn thấp; Tài nguyên đất bị suy giảm, khí hậu diễn biến thất thường và tình trạng thiếu nước ngọt… Để giải quyết những vấn đề trên cần áp dụng hệ thống giải pháp về quản lí tài nguyên, nâng cao chất lượng lao động, đầu tư vốn, kỹ thuật…
  • Những mâu thuẫn xuyên biên giới  trong sử dụng nước mặt ...
    Tài nguyên nước lưu vực sông Sê San - Srêpok có tiềm năng lớn, nhu cầu sử dụng cao và đa dạng, tuy nhiên hiện nay việc quản lý còn nhiều tồn tại ngay từ khâu quy hoạch phát triển đến khai thác sử dụng và đang gây ra nhiều mâu thuẫn làm giảm hiệu quả khai thác, gây cạn kiệt và xuống cấp tài nguyên nước.
Liên kết website khác