• Nghiên cứu phân loại sinh khí hậu thảm thực vật tự nhiên ...
    Khí hậu là một thành phần quan trọng thành tạo nên các cảnh quan địa lý, mối quan hệ của khí hậu với các thành phần khác cùng với nhịp điệu mùa của khí hậu quyết định sự tồn tại và phát triển của các cảnh quan. Hệ thực vật nhiệt đới gió mùa (NĐGM) muôn màu muôn vẻ với sự luân phiên của các kiểu thảm thực vật, với sự đan xen của các loài thực vật trên một vùng lãnh thổ, đôi khi chỉ có thể dựa vào các kết quả nghiên cứu về điều kiện sinh khí hậu (SKH) mới có thể lý giải được. Hiện nay, khi mà những hoạt động sản xuất, khai thác nông lâm nghiệp của con người ngày càng mạnh mẽ thì việc tìm hiểu các quy luật hình thành, phát triển của các kiểu thảm thực vật (trên cơ sở nguồn gốc phát sinh) để hiểu biết hơn nữa những quy luật về diễn thế sinh thái của thảm thực vật lại càng thêm cần thiết. Các kết quả nghiên cứu SKH này cho ta những cơ sở khoa học trong việc việc đề xuất những định hướng phát triển sản xuất, bố trí cây trồng, mùa vụ hợp lý, làm sao để việc sử dụng tài nguyên SKH cho phát triển nông lâm nghiệp được phù hợp với các quy luật của tự nhiên lãnh thổ và cũng chính là góp phần bảo vệ môi trường. Bài báo này trình bầy các kết quả nghiên cứu đặc điểm tài nguyên khí hậu, phân kiểu, phân loại SKH vùng Đông Bắc nhằm mục đích nghiên cứu đánh giá các điều kiện SKH phục vụ cho bố trí hợp lý, phát triển các loại cây trồng nông, lâm nghiệp địa phương.
  • Đánh giá tài nguyên khí hậu cho du lịch nghỉ dưỡng á ...
    Tây Nam Bộ là đồng bằng lớn ở phần tận cùng phía Nam đất nước. Với diện tích lên đến 40.000km2, châu thổ này là đứa con đẻ của sông lớn Cửu Long. Vùng đất này có nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú và nền khí hậu điều hòa. Chế độ khí hậu liên quan với chế độ cận xích đạo gió mùa đặc sắc riêng, có sự khác biệt rõ rệt giữa hai mùa khô ẩm biểu hiện cả ở lượng mưa, số ngày mưa, lượng mây và độ ẩm tương đối. Khí hậu lại chính là nguồn tài nguyên thiết yếu ảnh hưởng đến phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch nghỉ dưỡng. Vùng đồng bằng ven biển số ngày nắng trên 200 ngày, trong đó có hơn 180 ngày có thời tiết thích hợp cho sức khỏe con người, thuận lợi cho việc phát triển loại hình du lịch chữa bệnh, an dưỡng, luôn nằm ở vùng nhiệt độ dễ chịu đối với sức khỏe con người 20 – 250C, thoáng gió và trong lành nên có tác dụng làm dịu bệnh tật. Tiến hành đánh giá tài nguyên khí hậu cho du lịch nghỉ dưỡng á vùng Tây Nam Bộ là dựa trên những phân tích, tổng hợp các chỉ số về nhiệt, ẩm, áp suất, gió và xét đến cả các hiện tượng thời tiết đặc biệt để đưa ra các chỉ tiêu đánh giá tài nguyên khí hậu thích hợp cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng theo các ngưỡng: rất thích hợp, thích hợp, tương đối thích hợp, không thích hợp.
  • Nghiên cứu hàm lượng mùn trong một số loại đất phát triển ...
    Hàm lượng mùn trong đất có mối tương quan chặt chẽ và đóng vai trò quan trọng đối với độ phì tự nhiên của đất, góp phần cải thiện các tính chất lý hóa và sinh học của đất. Mùn là kho thức ăn cho cây trồng và vi sinh vật, quyết định đến sức sản xuất của đất [2], [3], [4], [5]. Trong điều kiện nhiệt đới gió mùa cao nguyên của tỉnh Đắk Lắk, dưới tác động của nhiệm độ và độ ẩm cao, mùn trong đất bị phân giải nhanh chóng và bị rửa trôi. Đồng thời, với quá trình feralit chủ đạo, đây là nguyên nhân làm cho đất thường nghèo dinh dưỡng và có tính axit cao. Những yếu tố này đã tác động mạnh đến sự tích lũy cũng như thành phần của chất mùn trong đất. Cùng với tác động của yếu tố tự nhiên, các tác động của con người đã làm cho độ phì đất, đặc biệt là các loại đất phát triển trên sản phẩm phong hóa của đá bazan (đất trên đá bazan) biến đổi theo chiều hướng xấu. Vì vậy, hàm lượng mùn trong các loại đất ở Đắk Lắk luôn biến động không ngừng.
  • Đánh giá khả năng đảm bảo nguồn nước cho các hoạt động ...
    Mô hình SWAT ứng dụng cho lưu vực sông Mã cho kết quả phù hợp giữa tính toán và thực đo. Điều này thể hiện chế độ dòng chảy của lưu vực sông Mã chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi chế độ mưa và tình hình khí hậu trên lưu vực và vấn đề sử dụng bản đồ sử dụng đất của năm 1999 và 2005 sát với thực tế.
  • Tiếp cận đánh giá nhạy cảm hoang mạc hóa bằng phân tích ...
    Cách tiếp cận nhạy cảm hoang mạc hóa (ESA) không những mô tả tình trạng hoang mạc hóa của mỗi khu vực mà còn cho phép xác định các nhân tố hạn chế và cải tạo được tình trạng hoang mạc hóa bởi cách tiếp cận theo quan điểm địa lý tổng hợp và được phân tích theo phương pháp đa chi tiêu dưới góc độ các chỉ số chất lượng: chỉ số chất lượng khí hậu (CQI); chỉ số chất lượng đất (SQI); chỉ số chất lượng thảm thực vật (VQI) và chỉ số chất lượng quản lý (MQI). Bình Thuận đã và đang chịu ảnh hưởng bởi quá trình hoang mạc hóa, có tới 14,4% diện tích vùng ven biển chạm tới giới hạn nhạy cảm nghiêm trọng và 82.4% diện tích nằm trong mức độ có nguy cơ và phần ít còn lại trong giới hạn tiềm năng. Chính năng lực của con người trong việc phát triển hệ thống tưới và phân bố nguồn nước; cũng như trồng và quản lý bảo vệ rừng chính là các yếu tố chính hạn chế và làm sống lại nhiều vùng đất bị hoang mạc hóa.
  • Ngành nông nghiệp tỉnh Thái Bình - thực trạng và giải pháp ...
    Nông nghiệp (theo nghĩa rộng bao gồm cả lâm nghiệp và thủy sản) đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế và ổn định chính trị- xã hội đối với Việt Nam nói chung và từng địa phương nói riêng. Tính trên địa bàn cả nước, đến năm 2011, có gần 70% dân số sống ở khu vực nông thôn và 50% số lao động nông thôn là lao động nông nghiệp. Việc phát triển nông nghiệp vừa là mục tiêu, động lực, vừa là công cụ, giải pháp hiệu quả nhất của Đảng và Chính phủ trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống của cư dân nông thôn, bảo vệ môi trường, thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ.
  • Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng – kế sinh nhai ...
    DLST dựa vào cộng đồng là một dạng DLST trong điều kiện cộng đồng địa phương có thực quyền và tham gia vào quá trình phát triển và quản lý DLST, phần lớn lợi ích thuộc về họ. So sánh với DLST, theo Viện Nghiên cứu và Phát triển quốc tế (IIED), DLST dựa vào cộng đồng đề cập một cách rõ ràng hơn các hoạt động du lịch hay các tổ chức kinh doanh dựa vào cộng đồng địa phương, diễn ra trên chính mảnh đất của họ, dựa vào những đặc trưng và sức hút về tự nhiên và văn hóa của họ. Nếu cộng đồng bị tách ra khỏi tài nguyên thiên nhiên, ví dụ tách biệt với các hoạt động du lịch trong VQG hay KBTTN, thì dù họ có ở cận kề với các khu vực này, họ cũng khó có thể tự mình phát triển du lịch nếu mảnh đất mà họ sống không có gì đặc biệt.
  • Một số vấn đề Địa lý học  đới bờ biển Việt ...
    Nghiên cứu đặc điểm cơ bản của ĐBB Việt Nam về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, và kinh tế-xã hội cho thấy sự phân hóa mạnh mẽ của các yếu tố đó trong không gian đới bờ. Với tư cách là những vấn đề địa lý học cơ bản cần đặt ra nghiên cứu hiện nay đối với ĐBB Việt Nam đã đề cập đến ba nội dung là các dạng tài nguyên đặc thù, tai biến thiên nhiên, và vấn đề quy hoạch sử dụng và bảo tồn ĐBB
  • Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013
    Đảng viên, cán bộ Viện Địa lý cần tham khảo Hiến pháp mới dựa trên Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 1946 được Quốc hội thông qua sáng 28/11/2013.
  • Viện Địa lý tổ chức lễ tổng kết công tác năm 2013 ...
    Trong không khí vui, trẻ, phấn khởi chuẩn bị đón xuân Giáp Ngọ, đặc biệt là sau thành công của lễ kỷ niệm hai mươi năm thành lập Viện, sang thứ sáu, ngày 17 tháng 1 năm 2014, Viện Địa lý tổ chức lễ tổng kết công tác năm 2013 và triển khai kế hoạch năm 2014.
Liên kết website khác