• Viện Địa lý tiếp và làm việc với đoàn đại biểu Viện ...
    Ngày 27/4/2017, Ban lãnh đạo cùng toàn thể các cán bộ chủ chốt và các nhà khoa học có uy tín của Viện Địa lý đã có buổi trò chuyện, trao đổi xung quanh các vấn đề quan tâm chung giữa Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam với Viện Địa lý và Viện Nghiên cứu khoa học Địa lý và Tài nguyên thiên nhiên (IGSNRR) thuộc Viện hàn lâm Khoa học Trung Hoa (CAS) nhân dịp đoàn đại biểu của CAS có chuyến thăm và làm việc tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
  • Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 110 năm ngày sinh tổng bí ...
    Nhân dịp Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trường Chinh, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Tỉnh ủy Nam Định biên soạn và phát hành tài liệu “Đề cương tuyên truyền Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Truờng Chinh (9/2/1907 - 9/2/1917). Ngày 24/01/2017 Đảng ủy Viện Hàn lâm KHCNVN có công văn số 11 -CV/ĐUVHL yêu cầu các đơn vị trực thuộc triển khai tuyên truyền kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng bí thư Trường Chinh. Chi ủy Viện Địa lý thực hiện tuyên truyền đề cương này tới toàn bộ đảng viên và cán bộ cơ quan.
  • Toàn văn Nghị quyết của Bộ Chính trị về chủ trương, giải ...
    Ngày 21/11/2016, Chi bộ Viện Địa lý nhận được công văn số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Ban chấp hành Trung ương Nghị quyết của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững. Chi ủy Viện Địa lý trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết số 07 – NQ/TW của Bộ Chính trị và đề nghị cán bộ, đảng viên trong cơ quan tham khảo và quán triệt các nội dung của Nghị quyết trong bản toàn văn dưới đây
  • Đề cương tuyên truyền kết quả kỳ họp thứ 2, Quốc hội ...
    Thực hiện Công văn số 184-CV/BTG ngày 13/12/2016 của Ban Tuyên giáo Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương về việc tuyên tyền kết quả kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XIV, Công văn chỉ đạo của Đảng ủy Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam số 191-CV/ĐUVHL, Chi ủy Viện Địa lý tiến hành tuyên truyền thông qua trang tin điện tử của Viện Địa lý toàn văn "Đề cương tuyên truyền kết quả kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV" như sau
  • Phân tích, đánh giá và giám sát chất lượng nước ven bờ ...
    Hiện nay môi trường nước vùng cửa sông ven bờ bị tác động rất mạnh bởi các hoạt động của con người như xây dựng các hồ chứa thượng nguồn, phát triển cảng biển, mở rộng đô thị, nuôi trồng thủy sản, cũng như bởi biến đổi khí hậu. Các vùng biển mở, do chế độ động lực mạnh, đã đưa các chất gây ô nhiễm từ nơi khác đến tích tụ, gây ra suy thoái môi trường nước. Để quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên và môi trường biển cần phải có các công cụ quan trắc, đánh giá nhanh và có hiệu quả hiện trạng và biến động môi trường nước vùng ven bờ.
  • Toàn văn Nghị quyết Trung ương 4 - Khóa XII
    Ngày 30-10, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TW. Đây là nghị quyết về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Chi bộ Viện Địa lý trân trọng giới thiệu toàn văn với Đảng viên và cán bộ trong Viện.
  • Nghiên cứu, xây dựng công cụ hỗ trợ quản lý và khai ...
    Vệ tinh VNREDSat-1 là vệ tinh viễn thám đầu tiên của Việt Nam. Từ khi chính thức vận hành, ngày 01 tháng 9 năm 2013, vệ tinh đã thu nhận được hàng chục nghìn cảnh ảnh, và như vậy, với tuổi đời theo thiết kế là 05 năm, vệ tinh sẽ chụp được hàng trăm nghìn cảnh ảnh trên khắp thế giới. Tuy nhiên, ảnh VNREDSat-1 lại không được thiết kế theo hệ thống tọa độ hàng cột như hệ thống K-J của ảnh SPOT, nên hiện nay chưa thể định danh được loại ảnh này. Điều đó gây khó khăn cho công tác tra cứu và quản lý dữ liệu ảnh. Hiện nay, để tra cứu tổng thể dữ liệu ảnh VNREDSat-1 chụp được, cần phải chia làm nhiều công đoạn tìm kiếm thủ công, tốn rất nhiều thời gian, công sức và rất dễ nhầm lẫn.
  • Nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám giám sát hạn hán ...
    Ở Tây Nguyên, trong mùa khô năm 2013, chỉ tính riêng với hai cây trồng cà phê và hồ tiêu, tổng diện tích bị ảnh hưởng do hạn hán đã lên tới 84.887 ha, trong đó diện tích bị mất trắng là 245,3 ha. Việc giám sát hạn hán là rất quan trọng, trong đó, số liệu chính xác để đánh giá những tác động và giám sát quá trình của hạn hán là then chốt. Phương pháp truyền thống trong giám sát và đánh giá hạn hán dựa vào số liệu mưa còn hạn chế vì trong khu vực không có trạm quan trắc mưa, và điều quan trọng là khó thu được số liệu trong thời gian thực. Ngoài ra, hạn hán thường xảy ra trên diện rộng, việc quan trắc bằng các phương pháp truyền thống rất khó khăn, nhất là khi thiếu đầu tư cho hệ thống quan trắc bề mặt. Vì thế, những số liệu vệ tinh quan trắc trái đất (EOS) đang được các nước trên thế giới sử dụng hiệu quả, và rất đáng được quan tâm trong việc đánh giá và giám sát hạn hán ở nước ta.
  • Khả năng ứng dụng chỉ số hạn Keetch-Byram (KBDI) trong giám sát ...
    Hạn hán được xem là một trong những thiên tai gây thiệt hại nặng nề nhất về người và tài sản trên thế giới. Ở Việt Nam, hạn hán có tần suất xảy ra nhiều thứ ba sau lũ lụt và bão. Tính riêng ở Tây Nguyên, theo số liệu thống kê từ năm 1960-2008 số năm bị hạn với các mức độ khác nhau là 36 năm (chiếm 73,5%). Trong những năm gần đây, do biến đổi khí hậu toàn cầu, tình hình hạn hán diễn biến ngày càng phức tạp, gay gắt hơn.
  • Hướng tới Kỷ niệm 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến (19-12-1946 ...
    Theo chỉ đạo của Đảng ủy Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Chi ủy Viện Địa lý thực hiện công tác tuyên truyền "Kỷ niệm 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến (19-12-1946 - 19-12-2016)" đến toàn thể đảng viên, cán bộ, viên chức trong và ngoài Viện Địa lý thông qua các hoạt động tuyên tuyền gồm băng rôn, khẩu hiệu và trang thông tin điện tử. Để ôn lại những mốc son trong lịch sử 70 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi Toàn quốc Kháng chiến - 19/12/1946, chúng ta cùng nhìn lại bối cảnh lịch sử dẫn đến chủ trương phát động toàn quốc kháng chiến, toàn văn lời kêu gọi "Toàn quốc Kháng chiến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự hưởng ứng nhiệt liệt của đông đảo và toàn bộ các tầng lớp nhân dân để hướng đến thắng lợi vẻ vang trước Thực dân Pháp xâm lược.
Liên kết website khác