• Điều tra, đánh giá hiện trạng thoái hóa đất khu vực Điện ...
    Thoái hóa đất đang là xu thế phổ biến đối với nhiều vùng rộng lớn ở nước ta, đặc biệt là ở miền núi, nơi tập trung hơn 3/4 quỹ đất. Các dạng thoái hóa đất chủ yếu ở nước ta là xói mòn, rửa trôi, đất có độ phì nhiêu thấp và mất cân bằng dinh dưỡng, đất chua hóa, mặn hóa, phèn hóa, bạc màu, đất ngập úng, lũ quét, đất trượt và sạt lở, đất bị ô nhiễm, khô hạn và sa mạc hóa. Theo đánh giá của các chuyên gia, sự suy thoái tài nguyên đất Việt Nam nói chung và Tây Bắc nói riêng do nhiều quá trình tự nhiên, xã hội khác nhau đồng thời tác động. Xuất phát từ thực tế trên, nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Địa lý, Viện Hàn lâm KHCNVN do PGS. TS. Phạm Quang Vinh chủ trì đã triển khai đề tài VAST.ĐTCB.03/14-15 “Điều tra, đánh giá hiện trạng thoái hóa đất khu vực Điện Biên và Lai Châu bằng công nghệ viễn thám và hệ thông tin địa lý (GIS) nhằm phục vụ phát triển kinh tế xã hội và sử dụng đất bền vững", thực hiện trong thời gian 2014-2016.
  • Học viện KH&CN thông báo tuyển nghiên cứu sinh đợt 2 năm ...
    Ngày 08 tháng 6 năm 2017, Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam có thông báo số 176/TB-HVKHCN Thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ đợt 2 năm 2017, trong số 52 chuyên ngành dự tuyển, có 4 chuyên ngành thuộc Địa lý là Địa mạo và cổ địa lý (mã 9440218), Địa lý tự nhiên (mã 9440217), Địa lý tài nguyên và môi trường (9440219) và Thuỷ văn học (9440224).
  • Viện Địa lý tổ chức bảo vệ luận án Tiến sĩ cho ...
    14h ngày thứ bảy, 21 tháng 01 năm 2016, Viện Địa lý đã tổ chức buổi bảo vệ luận án Tiến sĩ cho NCS Hoàng Thanh Sơn tại Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
  • Viện Địa lý tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm ...
    Ngày 19 tháng 01 năm 2017, tại Hội trường tầng 9 nhà A27, Viện Địa lý đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2016 và triển khai kế hoạch năm 2017 đã được tổ chức với sự tham dự của các đại biểu, lãnh đạo Chi ủy, các nhà khoa học và toàn thể cán bộ viên chức các phòng, trạm trực thuộc Viện Địa lý.
  • Họp giao ban mở rộng đầu năm 2017
    Để tổng kết các hoạt động năm 2016 và phương hướng, kế hoạch 2017, triển khai các nhiệm vụ cụ thể của Viện Địa lý trong quý I năm 2017, vào hồi 14h chiều thứ hai ngày 09/01/2017, tại phòng họp 301, nhà A27, Ban lãnh đạo Viện Địa lý đã tổ chức họp giao ban với thành phần tham dự gồm Ban lãnh đạo Viện, Chi ủy, Lãnh đạo các phòng và Trạm trực thuộc, Chủ tịch Hội đồng Khoa học, Chủ tịch Công đoàn, Trưởng ban Thanh tra Nhân dân và Bí thư Đoàn Thanh niên.
  • Danh mục các đề tài, dự án khoa học đã thực hiện ...
    Danh mục này bao gồm các đề tài, dự án khoa học các cấp: Nhà nước, Bộ, Viện Hàn lâm, Cơ sở, Hợp tác địa phương, Hợp tác quốc tế ... do trong và ngoài Viện Địa lý thực hiện tại trạm Cồn Vành, Thái Bình và lân cận giai đoạn 2010-2016.
  • Đánh giá xu thế biến đổi khí hậu trên khu vực Tây ...
    Nhằm góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh giảm nhẹ thiên tai, phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường (nay là Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu) chủ trì thực hiện đề tài TN3/T25 "Nghiên cứu điều kiện khí hậu nông nghiệp phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và phòng tránh thiên tai vùng Tây Nguyên" từ tháng 01/2013. Đây là đề tài thuộc Chương trình Tây Nguyên 3 (Chương trình do Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chủ trì).
  • Nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám giám sát hạn hán ...
    Ở Tây Nguyên, trong mùa khô năm 2013, chỉ tính riêng với hai cây trồng cà phê và hồ tiêu, tổng diện tích bị ảnh hưởng do hạn hán đã lên tới 84.887 ha, trong đó diện tích bị mất trắng là 245,3 ha. Việc giám sát hạn hán là rất quan trọng, trong đó, số liệu chính xác để đánh giá những tác động và giám sát quá trình của hạn hán là then chốt. Phương pháp truyền thống trong giám sát và đánh giá hạn hán dựa vào số liệu mưa còn hạn chế vì trong khu vực không có trạm quan trắc mưa, và điều quan trọng là khó thu được số liệu trong thời gian thực. Ngoài ra, hạn hán thường xảy ra trên diện rộng, việc quan trắc bằng các phương pháp truyền thống rất khó khăn, nhất là khi thiếu đầu tư cho hệ thống quan trắc bề mặt. Vì thế, những số liệu vệ tinh quan trắc trái đất (EOS) đang được các nước trên thế giới sử dụng hiệu quả, và rất đáng được quan tâm trong việc đánh giá và giám sát hạn hán ở nước ta.
Liên kết website khác