• Hướng tới Kỷ niệm 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến (19-12-1946 ...
    Theo chỉ đạo của Đảng ủy Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Chi ủy Viện Địa lý thực hiện công tác tuyên truyền "Kỷ niệm 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến (19-12-1946 - 19-12-2016)" đến toàn thể đảng viên, cán bộ, viên chức trong và ngoài Viện Địa lý thông qua các hoạt động tuyên tuyền gồm băng rôn, khẩu hiệu và trang thông tin điện tử. Để ôn lại những mốc son trong lịch sử 70 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi Toàn quốc Kháng chiến - 19/12/1946, chúng ta cùng nhìn lại bối cảnh lịch sử dẫn đến chủ trương phát động toàn quốc kháng chiến, toàn văn lời kêu gọi "Toàn quốc Kháng chiến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự hưởng ứng nhiệt liệt của đông đảo và toàn bộ các tầng lớp nhân dân để hướng đến thắng lợi vẻ vang trước Thực dân Pháp xâm lược.
  • Đề án công tác của Viện trưởng Viện Địa lý nhiệm kỳ ...
    Rất vui mừng được là 1 trong 2 ứng viên được lên trình bày bản đề án công tác của Viện trưởng Viện Địa lý nhiệm kỳ 2016 - 2021. Trước hết, cho phép tôi xin được gửi lời cảm ơn tới Thường vụ Đảng ủy và Lãnh đạo Viện HLKHCNVN đã tổ chức buổi lấy phiếu tín nhiệm VT VĐL ngày hôm nay, tôi cũng xin được cảm ơn tới toàn thể các CB, CC, VC của Viện Địa lý đã có mặt đông đủ trong cuộc họp này
  • Hội thảo khoa học hợp tác giữa Viện Địa lý và Viện ...
    14h00 ngày thứ sáu 27/11/2015, Hội thảo khoa học hợp tác giữa Viện Địa lý với Viện Địa lý Viễn Đông, Liên bang Nga đã được tổ chức tại tầng 8 – Hội trường Viện Địa lý. Hội thảo đã thu hút sự tham dự khá đông đủ của toàn bộ các cán bộ, viên chức của Viện Địa lý.
  • Lịch sử các dân tộc và địa lý Việt Nam
    Dân tộc Việt ngay từ thế kỷ thứ 10 đã thiết lập đ­ược một nền quân chủ tập trung. Ngư­ời Chăm đã từng sớm có một nền văn hoá rực rỡ. Ng­ười Tày, Nùng và Khơ-me đã đạt đến một giai đoạn phát triển cao với sự xuất hiện các tầng lớp xã hội khác nhau. Ngư­ời M­ường, H’mông, Dao, Thái... tập trung d­ưới quyền giám hộ của tù trư­ởng địa phư­ơng. Nhiều dân tộc còn chia thành đẳng cấp, đặc biệt là các bộ tộc sống trên các vùng núi.
  • Việt Nam cần hóa giải “Lời nguyền Địa lý” như thế nào? ...
    2014 là một năm đầy thử thách với ngoại giao Việt Nam. Tháng 5, Bắc Kinh bất ngờ hạ đặt giàn khoan khổng lồ Hải Dương 981 và triển khai hơn một trăm tàu đủ loại để bảo vệ trong vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Cùng lúc đó, các lực lượng Trung Quốc tiến hành một chiến dịch bồi đắp quy mô lớn để xây dựng 6 đảo nhân tạo trong vùng quần đảo Trường Sa để xây dựng các cơ sở hậu cần và đường băng dã chiến. Dù cho Việt Nam đã xử lý khéo léo, thành công khủng hoảng giàn khoan Hải Dương 981, nhưng sức mạnh ngày càng tăng và sự hiện diện ngày càng mạnh mẽ của Trung Quốc trên Biển Đông buộc các nhà hoạch định, các chiến lược gia của Việt Nam tiếp tục suy ngẫm và tranh luận về cục diện an ninh mới ở khu vực và đối sách của Việt Nam trước mắt và trong trung hạn.
  • Phòng Viễn thám, Bản đồ và Hệ thông tin địa lý
    Trưởng phòng: PGS.TS. Lê Thị Thu Hiền; Địa chỉ: P.609&610, Nhà A27, Viện Địa lý.
  • Bước đầu phân vùng địa mạo sinh thái tỉnh Nghệ An
    Địa mạo sinh thái (ĐMST) là hướng nghiên cứu khá mới, mang tính chất liên ngành, đa ngành, có cơ hội giải quyết bài toán tổng hợp mối tương tác giữa các thực thể tự nhiên với nhau và với các yếu tố kinh tế - xã hội để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Bài báo này góp phần tổng hợp lịch sử phát triển của hướng nghiên cứu địa mạo sinh thái, đồng thời áp dụng hướng nghiên cứu này tại tỉnh Nghệ An. Kết quả đã phân chia lãnh thổ tỉnh thành 6 vùng địa mạo sinh thái và bước đầu đề xuất một số định hướng sử dụng bền vững lãnh thổ theo vùng.
  • Quần đảo Trường Sa
    Người Pháp gọi là Archipel des ile Spratley, người Anh, người Mỹ gọi là Spratley Islands hay Spratlies. Trung Quốc gọi là Nansha (Nam Sa) hay Nan Wei quần đảo. Philipines gọi là Kalayaan. Nhật gọi là Shinan Guto.
Liên kết website khác