Đánh giá tài nguyên khí hậu cho du lịch nghỉ dưỡng á vùng Tây Nam Bộ Việt Nam

06/05/2014 09:53
 
 
1 Cơ sở dữ liệu và phương pháp đánh giá tài nguyên khí hậu cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng

Du lịch nghỉ dưỡng (DLND) được hình thành gần như sớm nhất trong các loại hình du lịch ở Việt Nam. Theo một số học giả trên thế giới, với chế độ du lịch hợp lý, cộng đồng có thể giảm được trung bình 30% ngày điều trị bệnh trong năm. Người ta đã phát hiện giá trị phục hồi sức khỏe, giá trị chữa bệnh của các vùng biển miền Nam, địa chỉ cho các chuyến nghỉ dưỡng thường là những nơi có khí hậu trong lành, dễ chịu. Để tổ chức loại hình du lịch này, quan trọng đầu tiên là xác định các nhân tố tự nhiên như khí hậu, địa hình. Vùng Tây Nam Bộ Việt Nam không có sự phân hóa đáng kể về địa hình, điều kiện khí hậu thuận lợi nhưng không có sự phân hóa đáng kể.

Có nhiều chỉ số để đánh giá điều kiện sinh khí hậu tổng hợp như chỉ số bất tiện nghi (DI), nhiệt căng thẳng tương đối (RSI), nhiệt độ hiệu dụng τ, chỉ số khí hậu du lịch (TCI), chỉ tiêu Korenkov.. Nhóm tác giả chọn chỉ số bất tiện nghi DI và nhiệt căng thẳng tương đối RSI để đánh giá điều kiện sinh khí hậu tổng hợp.

Các số liệu khí hậu sử dụng trong báo cáo này là các đặc trưng khí hậu được thống kê từ các chuỗi số liệu đã được chỉnh lý, đáng tin cậy, là số liệu thống kê nhiều năm của Tổng cục Khí tượng Thủy văn và của Phòng Địa lý Khí hậu, Viện Địa lý.

Chúng tôi sử dụng số liệu thống kê của một số trạm khí tượng với tọa độ như sau:
 
Bảng 1.1 : Danh sách các trạm khí tượng, khí hậu
Stt Tên trạm Kinh độ (Đông) Vĩ độ (Bắc) Độ cao (m)
1 An Giang 105007’ 10042’ 9
2 Cần Thơ 105046’ 10001’ 1
3 Sóc Trăng 105058’ 9036’ 2,26
4 Cà Mau 105009’ 9011’ 1
5 Phú Quốc 103058’ 10013’ 3
 
Để đánh giá tài nguyên khí hậu vùng biển-đảo Nam Bộ cho các hoạt động du lịch như trên đã nêu chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
Thống kê khí hậu

Phân loại và đánh giá mức độ thích hợp của một số đặc trưng khí hậu riêng

Đánh giá mức độ thích hợp của một số chỉ tiêu sinh khí hậu tổng hợp.
 
2. Đánh giá tài nguyên khí hậu cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng á vùng Tây Nam Bộ

2.1 Phân loại và đánh giá mức độ thích hợp của một số đặc trưng khí hậu riêng
Tây Nam Bộ là đồng bằng lớn ở phần tận cùng phía Nam đất nước. Với diện tích lên đến 40.000km2, châu thổ này là đứa con đẻ của sông lớn Cửu Long, còn có tên khác là sông Mê Công, phiên âm từ tiếng Lào Mè Khoỏng, có nghĩa là “ sông Mẹ”. Xưa là vịnh, nay được bồi đắp phù sa nên địa hình rất bằng phẳng, chỉ thấp sàn sàn mực nước biển, độ dốc bình quân chỉ 1cm/km. Phần thượng châu thổ nằm nối tiếp ngang với thung lũng phù sa và có đặc điểm là những gờ sông “giồng” cao 3-4m, nằm xen giữa các vùng trũng rộng lớn, khó tháo nước, đồng lầy cỏ lác như Đồng Tháp Mười và Hà Tiên. Phần hạ châu thổ là các cửa sông hình phễu chịu tác động mạnh của thủy triều và những lưỡi mặn từ đó ngấm dần vào trong đất, chiếm 1/3 diện tích lãnh thổ.

Chế độ bức xạ, mây và nắng
Bảng 2.1: Lượng mây tổng quan trung bình tháng và năm (phần mười bầu trời)
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
An Giang 3,8 3,6 3,9 5,2 6,3 7,3 7,2 7,5 7,4 7,0 6,0 4,8 5,8
Cần Thơ 5,0 4,7 4,4 5,0 6,4 7,2 7,2 7,3 7,3 7,1 6,4 5,6 6,1
Sóc Trăng 4,4 4,0 3,8 4,4 6,1 6,7 6,7 6,8 6,6 6,4 5,6 5,2 5,6
Cà Mau 6,6 6,5 6,4 6,8 7,7 8,0 7,9 8,0 8,0 7,9 7,6 7,1 7,4
Phú Quốc 5,1 5,2 5,3 5,9 6,9 7,6 7,5 7,9 7,6 7,2 6,3 5,4 6,5
 
Lượng mây á vùng Tây Nam Bộ dao động từ 5,6-8,7/10 bầu trời. Lượng mây trong mùa khô (từ tháng XI-IV) vào khoảng 3,8-8,4/10 bầu trời, thấp hơn so với trong mùa mưa (V-X) từ 6,1-9,4/10 bầu trời. Á vùng Tây Nam Bộ có khá nhiều nắng (dao động từ 1892 giờ đến 2646 giờ). Tương ứng với lượng mây trong mùa khô và mùa mưa, ta thấy rằng mùa khô số giờ nắng cao hơn mùa mưa ở mỗi địa phương.
Bảng 2.2: Số giờ nắng trung bình tháng và năm (giờ):
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
An Giang 210,4 216,5 181,2 194,2 191,1 159,0 171,7 182,2 146,6 194,0 209,0 200,7 2257
Cần Thơ 216,0 274,4 291,0 277,5 258,5 218,1 183,5 183,8 195,5 163,4 182,6 168,7 2613
Sóc Trăng 196,7 249,3 222,5 264,4 205,9 177,1 206,6 223,0 144,2 241,1 198,3 167,6 2497
Cà Mau 137,3 186,1 192,2 228,5 172,3 118,1 158,5 177,4 105,2 176,8 144,2 95,7 1892
Phú Quốc 266,1 274,0 289,5 287,4 263,0 171,8 163,7 161,7 193,1 152,8 199,6 223,4 2646
 
Bảng 2.3 : Bảng phân loại khí hậu tốt – xấu đối với sức khỏe [1]
Mức độ đánh giá Số tháng có nhiệt độ ≥27°C Số tháng có độ ẩm ≥ 90°C Số giờ nắng toàn năm Số ngày trời đầy mây Tốc độ gió trung bình m/s
Rất xấu 5 4 1000 100 1
Bình thường 4-5 3 1200 80 1-1,5
Tốt 2-3 2 1200 80 1,5
Rất tốt 0 0 1500 50 2-3
 
*Tốc độ gió
Bảng 2.4: Tốc độ gió trung bình tháng và năm (m/s)
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII TB Năm
An Giang 1,2 1,3 1,4 1,6 1,5 1,7 1,9 2,1 1,8 1,6 2,0 1,8 1,7
Cần Thơ 1,7 1,8 1,7 1,3 1,2 1,5 1,6 1,8 1,3 1,1 1,4 1,4 1,5
Sóc Trăng 1,8 2,3 2,1 1,7 1,4 1,6 1,7 1,8 1,4 1,0 1,4 1,5 1,7
Cà Mau 1,7 1,7 1,6 1,1 0,8 1,1 1,1 1,3 1,0 0,9 1,4 1,6 1,3
Phú Quốc 7,9 7,6 7,4 7,0 5,8 4,8 4,6 4,3 4,6 5,7 6,4 7,2 6,1
 
 
Ngoài ra, việc đánh giá còn chịu ảnh hưởng chi phối bởi yếu tố gió, người ta coi vận tốc gió tiện nghi là 1,5m/s. Ở Việt Nam vận tốc gió tiện nghi là 2m/s. Kết hợp so sánh với chỉ tiêu phân loại khí hậu ở bảng 2.3 , tốc độ gió như vậy tạo điều kiện tốt cho việc lưu thông không khí, thuộc loại tốt đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên vẫn có hạn chế cần lưu ý , ¾ trạm vùng ven biển có tốc độ gió trung bình thuộc loại rất tốt (2-3m/s) vẫn có nơi có tốc độ gió cao nhất là Phú Quốc (6,1m/s), đối với địa điểm này cần chú ý khi đi du lịch vào các tháng XI-IV, tốc độ gió rất lớn.
 
Đối chiếu các số liệu trên với bảng 2. 3, ta thấy lượng mây và số giờ nắng của á vùng Tây Nam Bộ đều thuộc loại rất tốt cho sức khỏe con người.

Nhiệt độ

Vị trí địa lý ở gần xích đạo nhất, lại có địa hình bằng phẳng và thấp đều nên đồng bằng Tây Nam Bộ có nền nhiệt độ cao và đồng đều trên toàn vùng. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 260C – 270 C, tổng nhiệt độ tới 10.0000C, cao nhất toàn quốc. Tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất trung bình 25 – 260C, quanh năm không có tháng nào nhiệt độ xuống dưới 250C. Nhiệt độ tháng cao nhất cũng không quá 300C.

Càng xuống phía Nam, thời gian mùa khô rút lại chỉ còn 2-3 tháng làm cho đặc tính á xích đạo càng rõ rệt.
Bảng 2.5: Nhiệt độ trung bình tháng và năm (0C):
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII TB Năm
An Giang 25,6 26,5 27,9 29,0 28,8 28,2 27,6 27,9 27,6 27,7 27,3 26,4 27,5
Cần Thơ 25,5 26,4 27,8 28,7 28,3 27,7 27,2 27,2 27,1 27,2 26,9 26,2 27,2
Sóc Trăng 25,4 25,9 27,4 28,4 28,1 27,7 27,0 27,1 26,8 27,0 26,6 26,0 27,0
Cà Mau 26,0 26,7 28,0 28,9 28,7 28,3 27,5 27,7 27,3 27,3 27,0 26,6 27,5
Phú Quốc 26,5 26,9 27,9 28,6 28,7 28,5 27,7 27,9 27,5 27,4 27,3 26,8 27,6
 
Biên độ nhiệt năm điều hòa nhưng biên độ nhiệt ngày đêm khá lớn và có sự khác biệt giữa hai mùa mưa và khô. Biên độ nhiệt năm dưới 50C. Nhìn chung, thời tiết mát về đêm và sáng sớm.
Bảng 2.6: Biên độ ngày đêm của nhiệt độ trung bình tháng và năm (0C):
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII TB Năm
An Giang 8,1 9,0 9,9 9,7 7,8 7,0 6,9 6,2 5,6 5,4 5,5 6,7 7,3
Cần Thơ 7,9 8,3 8,8 8,5 7,9 7,1 6,8 6,5 6,4 6,2 6,1 6,7 7,2
Sóc Trăng 8,3 8,8 9,3 9,3 8,2 7,0 6,7 6,4 6,4 6,3 6,5 7,2 7,5
Cà Mau 8,1 8,8 9,4 9,5 8,0 6,9 6,7 6,5 6,3 6,2 6,3 6,8 7,4
Phú Quốc 7,9 7,6 7,5 6,9 5,8 4,7 4,5 4,3 4,5 5,6 6,3 7,1 6,1
 
Dựa vào bảng 2.7,có thể xếp chế độ nhiệt vào hạng khá thích nghi đối với sức khỏe con người. Vùng nội địa ĐBSCL chế độ nhiệt điều hòa hơn, giai đoạn nóng nhất là III-VI, An Giang là địa phương nóng nhất, còn Cần Thơ và Sóc Trăng thì nhiệt độ khá ôn hòa, thuận lợi cho việc nghỉ dưỡng và phục hồi sức khỏe.

Bảng 2.7: Chỉ tiêu sinh khí hậu học đối với con người
Hạng Ý nghĩa Nhiệt độ trung bình năm (°C) Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất(°C) Biên độ nhiệt độ năm (°C) Lượng mưa năm (mm)
1 Thích nghi 18 - 24 24 - 27 < 6 1250 - 1900
2 Khá thích nghi 24 - 27 27 - 29 6 - 8 1900 - 2550
3 Nóng 27 - 29 29 - 32 8 - 14 > 2550
4 Rất nóng 29 - 32 32 - 35 14 - 19 < 1250
5 Không thích nghi > 32 > 35 > 19 < 650
 
*Độ ẩm không khí
Bảng 2.8: Độ ẩm trung bình tháng và năm (%):
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII TB Năm
An Giang 79,8 79,0 76,6 79,6 82,2 84,2 83,8 83,2 84,2 82,6 79,4 78,4 75,0
Cần Thơ 80,0 78,2 76,4 77,8 83,0 84,4 85,2 86,2 86,2 85,6 82,6 81,0 82,2
Sóc Trăng 81,6 79,8 78,2 79,2 85,0 86,4 87,8 87,6 88,0 87,4 85,2 82,6 84,1
Cà Mau 79,0 77,8 75,0 77,6 82,4 83,4 85,2 84,8 86,0 85,8 83,2 79,6 81,7
Phú Quốc 72,4 76,8 77,8 80,0 82,8 84,6 85,6 85,4 86,8 84,6 77,4 71,6 73,4
 
 
Mùa khô độ ẩm trung bình tháng vào khoảng từ 77 - 80% trở xuống, mùa mưa ẩm độ ẩm không khí cao hơn, khoảng 80 - 87%. Không có tháng nào độ ẩm không khí trên 90%. Sử dụng chỉ tiêu khí hậu học đối với con người để đánh giá tài nguyên khí hậu của các học giả người Ấn Độ. Các số liệu kết quả nghiên cứu bước đầu ở Việt Nam cho thấy người Việt Nam chịu đựng nóng và ẩm cao hơn người ở các vùng ôn đới châu Âu, Bắc Mĩ:
Vùng dễ chịu về mùa hè người Việt Nam: 27-290C (trong điều kiện độ ẩm trên 80% và tốc độ gió là 0,3-0,6m/s).
Vùng dễ chịu của người Liên Xô (cũ): 25-300C, độ ẩm 30-60%.
Vùng dễ chịu của người Mĩ: 21,6-270C, độ ẩm 35-65%.
 
Độ ẩm không khí thuộc loại rất tốt cho sức khỏe của người Việt Nam, thuận lợi cho việc phát triển du lịch nghỉ dưỡng. Tuy nhiên lại hơi ẩm so với du khách đến từ vùng ôn đới. Phú Quốc là địa phương có độ ẩm thấp nhất và thích hợp nhất đối với sức khỏe du khách (cả trong và ngoài nước).

*Chế độ mưa ẩm
 
Nam Bộ là vùng có lượng mưa khá nhiều (dao động 1285-2446mm/năm), mùa mưa kéo dài từ tháng V-XI nhưng lượng mưa tập trung nhiều nhất là từ tháng V-X (thời kì gió mùa tây nam hoạt động mạnh nhất) và số ngày mưa trong tháng nhiều nhất là từ tháng V-IX. Thời tiết của vùng ĐBSCL nhìn chung ít biến động hơn, nền nhiệt độ thấp hơn và ít đa dạng so với vùng Đông Nam Bộ. Cho nên, trong cấu trúc thời tiết ít phức tạp, không gặp những trường hợp đối lập sâu sắc về tính chất như mưa lớn kéo dài và hạn, nắng gay gắt, trời u ám, rất khô hay rất ẩm như vùng Đông Nam Bộ. Đây là một lợi thế của vùng để phát triển du lịch nghỉ dưỡng quanh năm.
Bảng 2.9: Lượng mưa trung bình tháng và năm (mm)
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
An Giang 12,0 0 27,4 80,7 217,0 157,2 139,3 188,2 128,1 113,8 189,2 32,0 1285
Cần Thơ 15,5 0 12,5 66,5 195,9 143,8 230,4 204,4 187,6 265,4 147,6 61,3 1531
Sóc Trăng 13,0 0 12,2 47,5 378,5 351,1 204,7 423,2 231,8 86,5 142,1 14,3 1905
Cà Mau 19,0 0 87,2 91,0 241,5 369,8 298,1 236,8 593,8 187,4 242,9 78,4 2446
Phú Quốc 12,2 20,3 113,1 160,7 207,0 249,7 404,3 307,5 498,8 296,9 102,5 59,6 2433
Bảng 2.10: Số ngày có mưa trung bình tháng và năm (ngày)
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
An Giang 1 0 12 9 16 22 19 22 22 18 16 8 165
Cần Thơ 3 0 5 3 16 19 17 19 16 14 15 12 149
Sóc Trăng 1 0 5 3 23 22 24 22 24 13 13 8 158
Cà Mau 3 0 7 7 23 24 21 20 21 14 14 16 170
Phú Quốc 2 5 17 11 21 23 20 23 26 19 15 6 188
 
Số ngày mưa trung bình trong năm dao động từ 165 – 188 ngày. Mưa tập trung theo mùa, tập trung nhiều ngày mưa từ V – XI, đặc điểm của những trận mưa ở Tây Nam Bộ là những cơn mưa rào, thời gian mưa ngắn, trung bình chỉ 2-3 tiếng, sau cơn mưa, du khách có thể tiếp tục hoạt động du lịch, không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động du lịch của vùng. Đặc biệt là du lịch nghỉ dưỡng, mưa mát mẻ, tạo bầu không khí trong lành.

*Các hiện tượng thời tiết đặc biệt
Bảng 2.11 và 2.12 cho thấy ở vùng Tây Nam Bộ các hiện tượng thời tiết đặc biệt gây ảnh hưởng cản trở đến hoạt động du lịch không nhiều, số ngày có sương mù rất thấp, chỉ có Cà Mau trung bình 2,5 ngày/ năm có sương mù, số ngày có dông cũng không nhiều, tuy nhiên vùng ven biển cần có biện pháp phòng chống như Cà Mau số ngày có dông gần gấp đôi Phú Quốc và gấp 4 lần các tỉnh trong nội vùng như An Giang.

2.2. Đánh giá tài nguyên khí hậu du lịch bằng các chỉ tiêu sinh khí hậu tổng hợp

Chỉ số “bất tiện nghi” DI
Bảng 2.11: Số ngày sương mù trung bình tháng và năm (ngày)
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
An Giang 0,1 0,2 0,1 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,6 0,6
Cần Thơ 0,2 0,5 0,5 0,3 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,4 1,9 1,9
Sóc Trăng 0,3 0,3 0,1 0,0 0,0 0,0 0,1 0,1 0,2 0,1 0,0 0,1 1,3
Cà Mau 0,5 0,6 1,0 0,1 0,0 0,0 0,0 0,0 0,1 0,1 0,0 0,0 2,5
Phú Quốc 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0
 
Bảng 2.12: Số ngày có dông trung bình tháng và năm (ngày)
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
An Giang 0,1 0,2 1,1 3,5 5,4 3,3 2,9 1,8 2,4 3,8 1,6 0,5 26,7
Cần Thơ 0,1 0,2 1,1 4,3 10,3 7,8 7,2 6,4 8,9 10,4 4,4 0,9 62,1
Sóc Trăng 0,0 0,2 0,8 3,5 11,3 9,3 8,2 6,8 7,5 6,4 2,8 0,3 57,1
Cà Mau 0,2 0,4 2,9 9,0 14,6 12,6 `0,7 10,1 10,3 11,6 5,7 0,8 88,9
Phú Quốc 0,3 0,4 2,0 6,2 8,3 5,6 4,0 4,0 3,8 5,2 2,5 0,4 42,6
 
Chỉ số bất tiện nghi - DI được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu thực nghiệm, có tính đến ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm không khí theo công thức:
Ở đây,  là nhiệt độ khô và ướt trung bình tháng của không khí (°C).
DI > 21°C biểu thị khí hậu hơi nóng, DI > 24°C biểu thị khí hậu nóng ( theo Roger Taesler)                     
Bảng 2.13: Chỉ số bất tiện nghi trung bình tháng và năm (°C)
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
An Giang 24,2 25,2 25,8 26,9 26,7 26,4 26,1 26,1 25,9 26,1 25,7 24,7
Cần Thơ 24,6 24,7 25,8 26,5 26,6 26,3 25,9 25,9 25,8 25,8 25,2 24,4
Sóc Trăng 24,1 24,2 25,3 26,3 26,4 26,2 25,8 25,8 25,6 25,7 25,3 24,5
Cà Mau 24,5 24,7 25,6 26,4 26,5 26,3 25,9 26,1 26,1 26,0 25,6 24,9
Phú Quốc 24,5 25,0 25,9 26,6 26,9 26,8 26,3 26,4 26,0 25,9 25,5 24,7
 
Các kết quả tính toán chỉ số DI cho thấy: chỉ số bất tiện nghi ở á vùng Tây Nam Bộ từ đảo, các tỉnh ven biển đến trong nội vùng đều ở mức >24°C, mức khí hậu nóng nhưng vẫn ở ngưỡng chịu đựng được.
Bảng 2.14: Mức cảm giác nhiệt của con người
DI Sự cảm giác của con người
<21°C Không có sự căng thẳng về nhiệt.
21°C£DI<24°C Cảm giác thời tiết ôn hòa.
24°C£DI<26°C Không tới 50% dân số cảm giác thời tiết nóng
26°C£DI<28°C Sức nóng của nhiệt cao hơn, con người cảm thấy rất nóng, cơ thể uể oải và làm một số việc khó khăn hơn.
≥28°C Cảm giác nhiệt gay gắt, con người cảm giác rất mệt mỏi và có thể bị bệnh về nhiệt.
 
(Nguồn:Yoram Epstein and Daniel S.Moran, Thermal Comfort and the Heat Stress)
 
Dựa vào bảng 2.14, có thể thấy vùng Tây Nam Bộ có mức khí hậu nóng, đáp ứng được mức cảm giác nhiệt của con người là tkhông tới 50% cảm giác nóng, có thể phát triển du lịch nghỉ dưỡng được quanh năm. Chỉ có những tháng mùa hè V- X nhiệt cao hơn 260C, cần chú ý các biện pháp tránh say nắng cho khách du lịch.

*Nhiệt căng thẳng tương đối RSI

Chỉ số căng thẳng tương đối (Relative Strain Index) được đưa ra bởi Burton (1944), với các điều kiện chuẩn (người mặc áo màu sáng, đi bộ với vận tốc 4km/giờ, và tốc độ gió là 0,5m/s).
Trong đó: e là sức trương hơi nước trong không khí (N/m2 hoặc mbar; mmHg)
T là nhiệt độ không khí (0C)
H là độ ẩm không khí (%)
Bảng 2.15: Các mức cảm giác RSI
Cảm giác Người bình thường Người đã thích nghi khí hậu Người già
Tiện nghi <0,1 <0,2 <0,1
Bất tiện nghi 0,2-0,3 0,3-0,5 0,1-0,2
Khốn khổ 0,4-0,5 0,6-1,0 0,3
Thất vọng >0,5 >1,0 >0,3
 
(Nguồn:Chris J.Balafoutis and Tim J. Makrogiannis)
Bảng 2.16. Chỉ số nhiệt căng thẳng tương đối RSI
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
An Giang 0,16 0,18 0,22 0,26 0,27 0,26 0,23 0,24 0,24 0,23 0,21 0,18
Cần Thơ 0,16 0,18 0,22 0,25 0,26 0,24 0,22 0,23 0,22 0,22 0,20 0,18
Sóc Trăng 0,15 0,17 0,21 0,25 0,25 0,24 0,22 0,22 0,22 0,22 0,20 0,17
Cà Mau 0,17 0,16 0,23 0,26 0,25 0,26 0,23 0,24 0,23 0,23 0,21 0,19
Phú Quốc 0,17 0,18 0,22 0,26 0,27 0,26 0,24 0,24 0,27 0,23 0,20 0,20
 

Xét bảng 2.15 có thể thấy khí hậu ở vùng Tây Nam Bộ dao động ở mức tiện nghi đối với du khách nội địa, trong đó cần chú ý đến du khách là người già, và khách nước ngoài một số tỉnh ở mức bất tiện nghi, hạn chế tiếp xúc ngoài thiên nhiên quá lâu. An Giang có mức chỉ số tiện nghi nhất.

3. Tổng kết kết quả đánh giá tài nguyên sinh khí hậu phục vụ cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng vùng Tây Nam Bộ

Trên cơ sở các kết quả đánh giá riêng và đánh giá tổng hợp các điều kiện SKH Tây Nam bộ có thể tổng kết như sau:

Bảng 3.1: Tổng h
Liên kết website khác