GS. Đặng Trung Thuận: Đôi điều suy ngẫm về phát triển Địa lý

07/05/2015 11:52
I. CÁC TIỀN ĐÈ CHỦ YẾU

1. Vị thế chắc chắn của Viện Địa lý


Viện Địa lý là một viện khoa học chuyên ngành trong cơ câu tổ chức của Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam, nơi mà có nhiều viện, nhiều chuyên gia về khoa học công nghệ và có trang thiết bị tương đối hoàn chỉnh có thể hỗ trợ cho nhau trong hoạt động nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ. Từ đó thấy rằng Viện Địa lý đã có được một vị thế khá chắc chắn, nhưng làm thến nào để duy trì và phát huy lợi thế này là câu hỏi cần đặt ra.

GS. Đặng Trung Thuận phát biểu tại Hội nghị

2. Viện Địa lý có đội ngũ chuyên gia khá hoàn chỉnh

Hiện tại đội ngũ chuyên gia Địa lý của Viện có đủ thành phần và trình độ. với cơ cấu:
 
Giáo sư, Tiến sỹ khoa học
Các Phó gáo sư, Tiến sỹ chuyên ngành
Các Thạc sỹ, Cử nhân, Kỹ sư  Kỹ thuật viên
 

Cơ cấu đội ngũ chuyên gia theo hình tháp, như vậy là hợp lý, từ đó có thể hình thành một hệ thống có thứ bậc từ cao xuống thấp theo khả năng và trình độ học vấn. Nói cách khác, trong mỗi phòng chuyên môn, mỗi nhóm công tác có thể bố trí nhân lực gồm tướng chỉ huy và các chú lính chỉ thực hiện công việc theo mệnh lệnh, tránh được tình trạng "cá đối bằng đầu" cản trở hiệu xuất công tác.

3. Tổ chức hành chính của Viện Địa lý tương đối hợp lý

Viện có cơ cấu tổ chức quản lý hành chính và hoạt động khoa học đơn giản, hiệu quả theo 2 cấp, điều hành trực tiếp, gồm:
Lãnh đạo viện
Các phòng chức năng chuyên môn          Các đơn vị quản lý, hồ trợ

Tuy nhiên, trong thự tế còn có những nhược điểm:
 
- Có sự chồng chéo trong nhiệm vụ giữa các phòng;

- Bố trí nhân lực cho từng phòng chưa thực sự đúng theo sở trường chuyên môn của từng người;

- Chưa có liên kết ngang hữu cơ giữa các phòng chức năng chuyên ngành trong thực thi đề tài, dự án;

- Dường như thiếu một thư viện khoa học;

- Dường như thiếu một "công xưởng bản đồ".

II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIẺN

1. Triết lý phát triển


Nói theo ngôn ngừ hán nôm: "Khoa học vị khoa học, hay Khoa học vị nhân sinh ?"

Nên chọn " Khoa học vị nhân sinh” thì phù hợp với Việt Nam hơn.

Nói theo ngôn ngữ thời hiện đại ngày nay: "Khoa học Địa lý lý thuyết và đơn ngành, hay Khoa học Địa lý lý ứng dụng và tổng hợp" ?

Nên dành Khoa học Địa lý lý thuyết và đơn ngành cho các nước lớn (diện tích rộng, dân số đông) như Nga, Mỳ, Trung Quốc, Ấn Độ...

Đối với Việt Nam nhỏ bé nên chọn Khoa học Địa lý ứng dụng và tổng hợp. Địa lý tổng hợp gồm 3 mảng lớn: (i) Địa lý tự nhiên, (ii) Địa lý kinh tế, (iii) Địa lý nhân văn. Trong giai đoạn phát triển hiện nay của Việt Nam rất cần Địa lý ứng dụng dưới góc nhìn tổng hợp. Thực chất của Địa lý tổng hợp và Địa lý ứns dụng là 2 trong 1. Muốn ứng dụng thì phải có cách tiếp cận tổng hợp; Có tổng hợp thì mới có kha năng ứng dụng cao.

Luật Khoa học công nghệ 2013, Điều 3, khoản 6:
Nghiên cứu ứng dụng là hoạt động nghiên cứu vận dụng kết quả nghiên cứu khoa học nhằm phục vụ lợi ích của con người và xã hội; Khoản 13: Nhiệm vụ khoa học và công nghệ là những vấn đề khoa học và công nghệ cần được giải quyết để đáp ứng yêu cầu thực tiền phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển khoa học và công nghệ


2. Mục tiêu phát triên của Viện Địa lý

Phát triển Viện Địa lý thành một đơn vị khoa học công nghệ trong tốp đầu của làng địa lý Việt Nam, với đội ngũ cán bộ khoa học có chất lượng cao, có tay nghề giỏi, có thể đem lại cho Nhà nước những công trình khoa học đủ cơ sở khoa học và căn cứ thực tiễn, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đồng thời kinh doanh có lợi nhuận trong cơ chế thị trường theo phương thức "lấy thu hù chi" bằng cách tham gia vào thị trường công nghệ mà Nhà nước đã có chủ trương phát triển.


Luật Khoa học công nghệ 2013, tại Điều 6, khoản 5:
Chính sách của Nhà nước về phát triển khoa học và công nghệ là Tạo điểu kiện phát triển thị trường khoa học và công nghệ


3. Phạm vi hoạt động của Viện

- Trên toàn quốc;

- Trên địa bàn 63 tỉnh thành và các địa phương;

- Hoạt động tài chính.

(i) Nguồn thu phải đa dạng, gồm:

- Từ các dơn đặt hàng của Nhà nước, của các Bộ ngành Trung ương;

- Từ hợp đồng với các địa phương tỉnh thành;

-Từ hợp đồng với các doanh nghiệp, công ty tư nhân;

- Từ hợp đồng với các đơn vị khinh tế khác.
 
(ii) Chi trả thích đáng cho các đối tượng:

- Người lao động khoa học;

- Nhà quản lý hoạt động khoa học;
- Các chi trả khác.

Theo Điều 13, Luật Khoa học công nghệ 2013, Viện Địa lý - một tổ chức khoa học công nghệ hoàn toàn có quyền: (i) Tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động khoa học và công nghệ trong lĩnh vực đã được phép hoạt động, (ii) Đăng ký tham gia tuyển chọn hoặc được giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ; ký kết hợp đồng khoa học và công nghệ; bồi dưỡng nhân tài về địa lý.



Luật Khoa học công nghệ 2013, Điều 35, khoản 1:
Bên nhận đặt hàng thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học có quyền: a) Hưởng quyền tác giả đối với kết quả nghiên cứu khoa học và b) Nhận kinh phí của bên đặt hàng để thực hiện hợp đồng


4. Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động khoa học của Viện

- Cần đầu tư mua sắm một số thiết bị chuyên dụng phục vụ điều tra, khảo sát thực địa;

- Nâng cấp hệ thống máy tính, kết nối mạng;

- Mua, cập nhật, biên soạn các phần mềm chuyên dụng cho xử lý các thông tin, tư liệu địa lý;

- Xây dựng một thư viện chung ở 2 dạng; thư viện điện tử và thư viện thông thường để tập trung kết quả tất cả các công trình mà Viện đã thực hiện từ trước đến nay cho mọi người cùng tham khảo, tránh tình trạng tư liệu của phòng nào phòng ấy biết.

- Xây dựng một "công xưởng bản đồ" gồm những chuyên gia bản đồ với những thiết bị chuyên dụng cần thiết để phục vụ chung cho Viện trong "chế tác" các bản đồ địa lý, kể cả bản đồ chuyên ngành đúng quy cách.

5. Căn cứ lựa chọn đinh hướng phát triển

- Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của đất nước, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh;

- Căn cứ vào vị thế, chức năng, nhiệm vụ của Viện Địa lý trong Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và tính đặc thù của khoa học địa lý;

- Dựa trên lợi thế so sánh của Viện với các cơ quan, đơn vị địa lý khác.



Luật Khoa học công nghệ 2013, Điều 9, khoản 2:
Theo chức năng, tổ chức khoa học và công nghệ gồm tổ chức nghiên cứu cơ bản, tổ chức nghiên cứu ứng dụng, tổ chức dịch vụ khoa hoc và công nghệ; Điều 10, khoản 2: Tổ chức khoa học và công nghệ phái bảo đảm thực hiện mục tiêu nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia, chú trọng những lĩnh vực khoa học và công nghệ phục vụ trực tiếp nhiệm vụ phát triền kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh


6. Định hướng phát triển Viện Địa lý

1) Phát triển Địa lý tổng hợp

Hiện nay các lĩnh vực chuyên ngành của Viện Địa lý như: Địa lý khí hậu, Địa lý thổ nhưỡng, Địa lý sinh vật, Địa lý nhân văn,... đều lấv các dạng tài nguyên thiên nhiên và con người trong lớp vỏ Địa lý trên bề mặt Trái Đất làm đối tượng nghiên cứu và đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, trong thời gian tới cần phát triến địa lý theo cách tiếp cận tổng hợp hơn thì hiệu quả khoa học sẽ cao hơn. Cụ thể là phát triển Địa lý tổng hợp với 3 trụ cột là: Địa lý tự nhiên + Địa lý kinh tế + Địa lý nhân văn. Kết hợp hài hòa, cân đối 3 trụ cột này thì kết quả hoạt động khoa học công nghệ của Viện Địa lý chắc chắn sẽ đáp ứng được nhu cầu thực tiễn cua đất nước, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của Việt Nam.

2) ưu tiên chọn hướng chủ đạo là sử dụng hợp lý tài nguyên

Sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và có thể tiếp tục trong thời gian tới, vẫn còn chủ yếu là dựa trên khai thác tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn với tốc độ ngày càng gia tăng, vi vậy dẫn đến xu thế tất yếu là suy thoái tài nguyên, gây áp lực lớn lên phát triển bền vừng đất nước, đặc biệt là trona bối cảnh biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Các hoạt động khoa học và công nghệ của Viện Địa lý theo hướng Địa lý tồng hợp và mang tính ứng dụng chắc chắn sẽ góp phần không nhỏ vào việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn, phòng tránh và thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo phát triển bền vừng.

3) Phát triển sở trường về phân vùng quy hoạch lãnh thổ

Nước Việt Nam hiện có 63 tỉnh, thành là các đơn vị hành chính thuộc Trung ương. Theo thông lệ, cứ đầu mỗi nhiệm kỳ 5 năm các tỉnh, thành đều phải lập Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của đơn vị mình. Cùng với quy hoạch tổng thể còn cần phải lập các quy hoạch chuyên ngành như: Quy hoạch sử dụng đất, Quy hoạch bảo vệ môi trường, Quy hoạch bảo vệ đa dạng sinh học, Quy hoạch quản lý tổng hợp đới bờ, Quy hoạch tài nguyên nước và các quy hoạch khác. Như vậy, chỉ tính riêng hạng mục quy hoạch lãnh thổ đã tạo ra một thị trường rộng lớn về đề tài, dự án trong hoạt động khoa học công nghệ mà các chuyên gia của Viện Địa lý có đầy đủ kha năng đáp ứng.

Thực tế cho thấy rằng phân vùng lãnh thổ (hay phân vùng địa lý tổng hợp) là bước đi đầu tiên không thể thiếu trong khi tiến hành xây dựng các quy hoạch tổng thể, cũng như quy hoạch ngành cho từng địa phương. Thiết nghĩ rằng các nhà địa lý là bậc thầy trong công tác phân vùng quy hoạch, không ai có thể làm công việc này tốt hơn.
Trước kia ở Việt Nam từng tồn tại một cơ quan nhà nước có tên gọi là ủy ban phân vùng quy hoạch, những thành tựu mà cơ quan này đạt được đã góp phần không nhỏ trong việc chỉ đạo phát triển kinh tế xã hội của các vùng miền và các địa phương. Đáng tiếc là ủy ban phân vùng quy hoạch ngày nay không tồn tại. Cũng chính vì vậy mà nhiều hoạt động phát triển ở nơi này, nơi khác diễn ra không mấy hiệu quả, tài nguyên thiên nhiên sử dụng không hợp lý rồi người ta quay lại đổ lỗi cho cách "làm ăn thiếu quy hoạch".

Nói cách khác, tuy đã là muộn, nhưng giờ đây nhiều người đã nhận ra rằng phân vùng và quy hoạch là những công việc không thể thiếu trong phát triển kinh tế xã hội theo hướng bền vững cho Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề quy hoạch nói ở đây không phải là quy hoạch duy ý chí theo cấp trên, như Hà Giang quy hoạch phát triển công nghiệp trên xứ sở núi đá vôi là chính, hoặc một tỉnh thuần nông ở đồng bằng sông Cửu Longcũng muốn nâng tỷ trọng GDP lên cao nhất trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, mà là phân vùng và quy hoạch dựa trên căn cứ khoa học theo tư duy của Địa lý tổng hợp trên cơ sở phân tích, đánh giá đầy đủ các yếu tố tự nhiên, các dạng tài nguyên thiên nhiên, con người và các hoạt động nhân sinh, thì quy hoạch đó mới có tính khả thi, nếu không muốn quy hoạch chỉ là trên giấy. Hy vọng rằng Viện Địa lý đi theo hướng Địa lý ứng dụng với cách tiếp cận tổng hợp để xây dựng một trường phái mới về phân vùng và quy hoạch. Điều đó sẽ mở ra một thị trường mới trong hoạt động khoa học và công nghệ đối với các nhà Địa lý của Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam.
Đi cùng với phân vùng và quy hoạch cho các tỉnh thành có thể tạo ra một sản phẩm có giá trị được gọi là "Cơ sở dữ liệu địa phương" và cung cấp cho thị trường khoa học và công nghệ.

7. Tổ chức thực hiện định hướng phát triển

- Mạnh dạn dừng phát triển một số lĩnh vực chuyên môn tuy có tính khoa học, nhưng mang rất ít tính ứng dụng, rất ít khả năng phục vụ phát triển kinh tế xã hội của các địa phương. Ví dụ: Cảnh quan và phân vùng cảnh quan; Địa mạo và bản dồ địa mạo v.v... Đối với ngành địa chất thì địa mạo là cần thiết vì nó tạo những tiền đề và dấu hiệu tìm kiếm khoáng sản; Đối với địa lý ứng dụng thì địa mạo có tạo ra lợi ích thiết thực nào cho phát triển xã hội? Tương tự như vậy đối với cảnh quan. Bản đồ phân vùng cảnh quan có thể truy tìm nguồn gốc xa xưa của một vùng đất nào đó, nhưng hệ thống phân vùng cảnh quan quá ư phức tạp liệu chỉ ra được lợi ích gì trong việc sử dụng đất ở đó cho phát triển kinh tế xã hội ngày hôm nay. Đó chính là phương thức tránh tản mạn, manh mún trong triển khai nghiên cứu địa lý, đồng thời để tập trung cho hoạt động khoa học có mục tiêu ứng dụng vào thực tế một cách rõ ràng.

- Tái cơ cấu các phòng chức năng chuyên môn hiện có sao cho bớt đi một số đầu mối riêng rẻ, để tập trung vào phát triển địa lý tổng hợp và tiềm năng ứng dụng của nó. Thông qua đó kết nối một cách hữu cơ các hoạt động khoa học công nghệ.

- Cơ cấu lại việc phân bổ nhân sự cho các phòng chức năng chuyên môn sao cho hợp lý hơn, nhằm bố trí cán bộ đúng người đúng việc, phù hợp với chuyên môn sâu đã được đào tạo và để họ phát huy thế mạnh sở trường của mình.

- Xây dựng mới thư viện điện tử và thư viện thông thường phù hợp với yêu cầu đặt ra là phục vụ cho nghiên cứu địa lý tổng hợp và ứng dụng.

Hà Nội ngày 5 tháng 5 năm 2015
Đặng Trung Thuận
Đại học Quốc gia Hà Nội
 
 
 
Liên kết website khác