Hiện trạng môi trường nước các huyện ven biển tỉnh Quảng Bình

11/08/2015 05:11

ĐẶT VẤN ĐỀ

Các huyện ven biển tỉnh Quảng Bình chiếm 68,21% diện tích tỉnh Quảng Bình. Việc khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên các huyện ven biển, mang lại lợi ích kinh tế cho người dân địa phương nói riêng và tỉnh Quảng Bình nói chung là vấn đề đang được quan tâm. Để phát triển được các ngành kinh tế sảnh xuất thì vấn đề nước có vai trò quyết định vì bất cứ một hoạt động kinh tế nào cũng đều gắn liền với nước. Do đó việc đánh giá hiện trạng môi trường nước ở các huyện ven biển tỉnh Quảng Bình là rát cần thiết. HIện trạng môi trường nước bao gồm nước biển ven bờ, nước mặt và nước ngầm.

Bài báo là một phần kết quả của đề tài cấp Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam “Nghiên cứu, đánh giá các yếu tố môi trường nền các huyện ven biển phục vụ thành lập mạng lưới quan trắc định kỳ và thường xuyên tại hai trạm quan trắc địa lý - môi trường Đồng Hới (Quảng Bình) và Cồn Vành (Thái Bình)”, mã số VAST05.04/13-14.   

1. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1.Tài liệu


Tài liệu chủ yếu sử dụng trong bài báo gồm kết quả khảo sát, phân tích mẫu của đề tài “Nghiên cứu, đánh giá các yếu tố môi trường nền các huyện ven biển phục vụ thành lập mạng lưới quan trắc định kỳ và thường xuyên tại hai trạm quan trắc địa lý - môi trường Đồng Hới (Quảng Bình) và Cồn Vành (Thái Bình)”. Ngoài ra còn sử dụng một số tài liệu của các đề tài sau:

Đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến nuôi tôm trên cát và các giải pháp khắc phục” cho dải cát ven biển phía Nam Quảng Bình do Sở Khoa học Công nghệ Quảng Bình phối hợp với Viện Địa lý và Viện Khoa học Vật liệu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) thực hiện năm 2005.

Đề tài “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên nước dưới đất ở vùng cát ven biển Bắc Quảng Bình nhằm phát triển kinh tế-xã hội bền vững”  do Sở Khoa học Công nghệ Quảng Bình phối hợp với Viện Địa lý và Viện Khoa học Vật liệu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) thực hiện năm 2007.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp khảo sát thực địa: tiến hành khảo sát thực địa vào tháng 7/2013 và tháng 6/2014.

Phương pháp lấy và phân tích mẫu nước: Để đánh giá toàn diện tài nguyên nước trong khu vực, đã tiến hành lấy mẫu đối với các nguồn nước như sau:

- Nước biển ven bờ (8 mẫu)
- Nước mặt trong hồ, sông (6 mẫu)
- Nước ngầm trong cồn cát ven biển( 7 mẫu)


Các mẫu nước được lấy theo sơ đồ ở hình 1.

Phân tích mẫu được tiến hành tại Phòng Phân tích Thí nghiệm tổng hợp Địa lý, Viện Địa lý (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam). Các chỉ tiêu phân tích được lựa chọn nhằm để có thể đánh giá các nguồn nước phục vụ các mục đích: cấp nuôi trồng thuỷ sản, du lịch - dịch vụ và dân sinh. 
 

Hình 1: Sơ đồ vị trí quan trắc mẫu nước dải ven biển tỉnh Quảng Bình

2. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Khu vực nghiên cứu bao gồm 6 huyện ven biển tỉnh Quảng Bình: Quảng Trạch, Bố Trạch, thị xã Ba Đồn, TP.Đồng Hới, Quảng Ninh, Lệ Thủy. Phía Bắc giáp đèo Ngang và huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa (tỉnh Quảng Bình); phía Nam giáp huyện Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Trị); phía Đông giáp biển Đông; phía Tây giáp Lào. Diện tích khu vực nghiên cứu khoảng 5.501 km2.

Địa hình các huyện ven biển hẹp và dốc, nghiêng từ tây sang đông. Các đồng bằng phù sa và đồng bằng ven biển chỉ là các dải hẹp kéo dài dọc theo bờ biền phía Đông. Các dải đồng bằng nhỏ hẹp được thành tạo bởi các trầm tích sông biển, phân bố dọc theo các thung lũng sông và chạy song song với bờ biển. Phần hạ lưu sông Long Đại có nơi bị trũng thấp tạo ra đồng bằng trũng thường bị ngập nước và glây. Các trầm tích biển tạo ra các đồng bằng cát và trầm tích gió - biển tạo ra các dải đụn cát dọc theo ven biển.

Các huyện ven biển Quảng Bình nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa và luôn bị tác động bởi khí hậu của phía Bắc và phía Nam. Lượng mưa trung bình hàng năm 2.000 - 2.300mm/năm, thời gian mưa tập trung vào các tháng 9, 10 và 11. Nhiệt độ trung bình năm 24oC - 25oC, độ ẩm tương đối 83-84%. Hướng gió thịnh hành trong mùa đông là tây, tây bắc và đông bắc; mùa hè là gió tây nam, đông nam.

2.1. Đặc điểm nguồn nước

a) Hệ thống thủy văn


Sông suối ở các huyện ven biển Quảng Bình hầu hết bắt nguồn trên lãnh thổ của tỉnh rồi đổ trực tiếp ra biển Đông. Do đặc điểm địa hình hẹp và dốc nên sông suối ở đây thường ngắn và dốc, mật độ sông suối khá cao.

Lưu lượng dòng chảy các sông tương đối lớn. Tổng lượng dòng chảy vào mùa lũ (tháng 9 đến tháng 11) chiếm 60 – 80% tổng lưu lượng dòng chảy của năm. Dòng chảy kiệt kéo dài 8 tháng, nhưng trong thời kỳ này thường có mưa tiểu mãn có thể tăng tổng lượng dòng chảy[3]

Các huyện ven biển Quảng Bình có hệ thống sông suối khá lớn. Có năm sông chính là sông Roòn, sông Gianh, sông Lý Hòa, sông Dinh và sông Nhật Lệ. Ngoài ra còn có các hồ quan trọng như: hồ Bàu Sen (huyện Lệ Thủy), hồ Bàu Tró (TP.Đồng Hới), hồ Tràm Tuần (TP.Đồng Hới).

Bảng 1: Thống kê lưu vực sông
 
TT Tên sông Diện tích lưu vực (km2) Chiều dài (km)
1 Sông Roòn 275 30
2 Sông Gianh 4462 158
3 Sông Lý Hòa 177 22
4 Sông Dinh 212 37
5 Sông Nhật Lệ 2652 128
 
(Nguồn: Báo cáo quy hoạch phát triển tài nguyên nước tỉnh Quảng Bình năm 2020)

Sông Roòn bắt nguồn từ sườn phía Nam dãy núi Hoành Sơn, phía Bắc huyện Quảng Trạch, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, đổ ra biển Đông tại cửa Roòn với chiều dài 30 km. Tuy sông nhỏ nhưng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp điều tiết lượng nước mặt ở vùng Bắc Quảng Trạch.

Hệ thống sông Gianh với tổng chiều dài 158 km. Sông có 16 phụ lưu cấp 1, 20 phụ lưu cấp 2 và 10 phụ lưu cấp 3. Hệ thống sông Gianh có tầm ảnh hưởng lớn đối với cuộc sống của người dân các huyện Quảng Trạch và Bố Trạch.

Sông Lý Hòa bắt nguồn từ dãy núi phía Tây huyện Bố Trạch, chảy theo hướng Đông Bắc, đổ nước ra biển tạo cửa Lý Hòa với chiều dài 22km nằm trọn trong huyện Bố Trạch. Sông có 3 phụ lưu cấp 1, chiều dài các phụ lưu từ 14 - 24 km, với diện tích lưu vực 177km. Hệ thống sông Lý Hòa đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết cung cấp nước cho vùng thị trấn Hoàn Lão, các xã Vạn Trạch, Hoàn Trạch, Phú Trạch, Đồng Trạch… Hệ thống sông Lý Hòa có vai trò quan trọng trong việc tưới tiêu nên cần được bảo vệ để không làm ô nhiễm nguồn nước và thay đổi lòng sông.

Hệ thống sông Dinh bắt nguồn từ dãy núi phía Tây TP.Đồng Hới và huyện Bố Trạch chảy theo hướng Đông Bắc đổ nước ra biển Đông tại cửa Dinh thuộc xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch. Sông có chiều dài 37 km, sông không có phụ lưu lớn, diện tích lưu vực 212 km2 nằm ở phía Nam huyện Bố Trạch, tiếp giáp TP.Đồng Hới. Cũng giống như sông Lý Hòa, sông Dinh tuy nhỏ song chảy qua khu vực có mật độ dân cư khá dày nên nó có vai trò quan trọng trong việc tưới tiêu phục vụ cuộc sống dân sinh của vùng phía Nam huyện Bố Trạch nên cần được bảo vệ để không làm ô nhiễm nguồn nước.

Sông Nhật Lệ là hợp lưu của hai sông lớn là sông Kiến Giang và sông Long Đại. Sông Kiến Giang bắt nguồn từ phía Tây huyện Lệ Thủy, chảy theo hướng Đông Bắc qua huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh. Sông Long Đại bắt nguồn từ phía Tây huyện Quảng Ninh, chảy theo hướng Đông – Đông Nam sau đó hợp dòng với sông Kiến Giang tại Hiền Ninh (Quảng Ninh) chảy theo hướng Bắc-Đông Bắc, đổ nước ra biển Đông tại cửa Nhật Lệ. Hệ thống sông Nhật Lệ có vai trò quan trọng trong việc tạo nên trữ lượng tiềm năng nước cung cấp cho TP.Đồng Hới, huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy.

Hồ tự nhiên ở các huyện ven biển Quảng Bình thường nhỏ, phân bố ở địa hình cát ven biển, tập trung ở huyện Bố Trạch (5 hồ), TP.Đồng Hới (4 hồ), phía Nam Lệ Thủy (4 hồ), với tổng dung tích 11,052 triệu m3. Trong đó quan trọng là hồ Bàu Tró có diện tích 24ha với dung tích 3,6 triệu m3, thuộc địa bàn TP.Đồng Hới là nguồn nước cung cấp nước ngọt sinh hoạt phục vụ cho TP.Đồng Hới từ trước tới nay. Ngoài ra còn có hồ Bàu Sen (Lệ Thủy), hồ Tràm Tuần (Đồng Hới) cũng là những hồ nước ngọt có dung tích tương đối lớn và có ý nghĩa quan trọng đối với cảnh quan, môi trường và kinh tế.

Bảng 2:  Quy hoạch sử dụng nước hồ chứa theo lưu vực sông đến 2020
 
TT Lưu vực sông Số lượng hồ Tổng dung tích hồ (triệu m3) Tổng dung tích hữu ích (triệu m3)
1 Sông Roòn 11 66,58 53,264
2 Sông Gianh 56 152,373 121,898
3 Sông Lý Hòa 11 15,734 12,587
4 Sông Dinh 6 39,04 31,224
5 Sông Nhật Lệ 43 255,066 204,053
 
(Nguồn: Báo cáo quy hoạch phát triển tài nguyên nước tỉnh Quảng Bình năm 2020)

b) Đặc điểm nguồn nước dưới đất

Nguồn nước dưới đất của các huyện ven biển tỉnh Quảng Bình khá phong phú, tuy nhiên phân bố không đều, mức độ nông sâu thay đổi phụ thuộc vào địa hình và lượng mưa trong năm. Vùng đồng bằng ven biển thường có mực nước ngầm nông và dồi dào, đối với vùng trung du nước ngầm sâu và dễ bị cạn kiệt vào mùa khô.

Nước dưới đất vùng cát các huyện ven biển Quảng Bình tàng trữ trong thành tạo trầm tích Đệ tứ là chủ yếu, có thể phân tầng địa chất thủy văn khu vực thành ba tầng chứa nước chính là:

- Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Holocen (qh): bao gồm các thành tạo địa chất aQIV3, mvQIV3,  amQIV2 phân bố thành dải song song với đường bờ biển từ Quảng Đông - Quảng Trạch đến Sen Thủy và tiếp sang đến Vĩnh Linh (Quảng Trị). Tầng chứa nước qh được giới hạn như sau:

+ Phía Bắc giáp với Đèo Ngang
+ Phía Tây được giới hạn với Quốc lộ 1A
+ Phía Nam giáp huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị)
+ Phía Đông giáp biển Đông

Khu vực từ phía Bắc đến Đồng Hới, chiều dày trung bình khoảng 9,8m, trong đó phần phía Bắc có chiều dày trung bình khoảng 11m, phần thuộc xã Quảng Phú có chiều dày lớn hơn, trung bình đạt 15m; còn khu vực Đồng Hới, chiều dày tầng chứa nước mỏng, trung bình khoảng 8m.

Khu vực từ Đồng Hới đến hết phía Nam khu vực nghiên cứu, chiều dày trung bình từ 20-30m. Phần phía Bắc và phía Tây là 12-15m, phần trung tâm và phía Nam dày từ 25-30m.

Nước dưới đất trong tầng này thuộc loại không áp, được thành tạo do thấm của nước mưa cung cấp từ trên xuống, nên dù phân bố sát biển và có liên hệ thuỷ lực trực tiếp với nước biển, nhưng nước thuộc loại nước nhạt với độ khoáng hoá thấp. Đây là tầng chứa nước nhạt duy nhất có thể được nghiên cứu đánh giá làm nguồn nước cung cấp cho dân sinh, du lịch dịch vụ và nuôi trồng thuỷ sản. [1]

- Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Pleistocen (qp): bao gồm đất đá của trầm tích Pleistocen (amQIII), phân bố thành dải kéo dài thành dải theo hướng tây bắc – đông nam, phía đông sát biển có thể bị vát mỏng hoàn toàn. Phần lớn diện tích phân bố của tầng qp bị phủ bởi tầng sét cách nước và tầng chứa nước qh, chúng chỉ lộ ra trên diện hẹp ven các đồi núi ở phía Tây khu vực. Nước dưới đất trong tầng này phía giáp biển bị mặn hoàn toàn với tổng độ khoáng hóa M = 1,0-2,5g/l. [1]

- Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Neogen (Nđh): phân bố chủ yếu ở phía Tây Bắc của thành phố Đồng Hới, chiều dày phân bố tương đối lớn. Phần phía trên (dày khoảng 71m) mức độ chứa nước kém do thành phần chủ yếu là cạn kết, sạn kết, sét kết, cát bột kết, lẫn ít sạn sỏi, cuội sỏi kết. Phần dưới khả năng chứa nước tốt, đất đá chứa nước là các trầm tích hạt thô. Nước trong tầng này bị mặn, độ khoáng hóa đạt từ 1,5 – 3,2g/l.[2]

2.2. Hiện trạng môi trường nước

Chất lượng nước biển ven bờ, nước mặt và nước ngầm thể hiện qua các bảng kết quả phân tích mẫu nước như sau: 

Kết quả phân tích mẫu nước biển các huyện ven biển Quảng Bình
STT Thông số Đơn vị Kí hiệu mẫu QCVN 10:2008/BTNMT
NB0 NB1 NB2 NB3 NB4 NB5 NB6 NB7  
1 NH4+ mg/l 0,04
0,078
0,207
0,096
0,092
0,186
0,077
0,086
0,146
0,186
0,075
0,132
0,079
0,276
0,241
0,186
0,5
2 NO2- mg/l 0,008
0,080
0,708
0,102
0,042
0,330
0,222
0,058
0,498
0,158
0,104
KPH
0,008
0,258
0,012
0,164
-
3 NO3- mg/l 0,21
0,74
0,81
0,96
0,11
0,99
0,14
0,93
0,38
1,01
0,39
1,04
0,63
0,88
0,17
1,02
-
4 PO43- mg/l 0,02
0,11
0,06
0,11
0,02
0,11
0,07
0,12
0,12
0,11
0,15
0,14
0,15
0,11
0,04
0,12
-
5 Ca2+ mg/l 406
368,73
371
384,77
281
256,51
381
368,73
326
360,72
346
360,72
377
360,72
381
360,72
-
6 Mg2+ mg/l 1237
1244,4
1258
1239,6
863
777,76
1233
1268,7
1091
1239,6
1212
1190,9
1227
1268,7
1215
1220,1
-
7 K+ mg/l 566
524,7
553
527,2
322
364,5
505
525,4
452
525,1
473
508,5
518
525,7
536
513,1
-
8 Na+ mg/l 6305
7477,5
6305
7057,5
5825
6165,0
6305
6970,0
6170
7072,5
6285
6860
6285
6827,5
6305
6647,5
-
9 Al3+ mg/l 0,028
0,0232
0,084
0,0108
0,04
0,0356
0,08
0,0164
0,052
0,0188
0,046
0,0272
0,052
0,0656
0,04
0,0488
-
10 CN- mg/l 0,0003
0,0002
0,0008
0,0003
0,0005
0,0002
0,0002
0,0002
0,0003
0,0003
0,0004
0,0002
0,0002
0,0005
0,0003
0,0003
0,005
11 As mg/l 0,003
0,003
0,004
0,0008
0,003
0,0009
0,002
0,0008
0,003
0,0014
0,004
0,0024
0,003
0,0029
0,004
0,0010
0,04
12 Hg mg/l 0,0002
0,0008
0,0015
0,0007
0,0001
0,0005
0,0001
0,0007
0,0002
0,0009
0,0001
0,0009
0,0001
0,0008
0,0001
0,0005
0,002
 
(Nguồn: Đề tài VAST05.04/13-14)
Kí hiệu mẫu:
NB0: Cảng Hòn La
NB1: Cửa sông Roòn
NB2: Cửa sông Gianh
NB3: Cửa Lý Hòa
NB4: Xã Nhân Trạch (Bố Trạch)
NB5: Cửa Nhật Lệ
NB6: Xã Ngư Thủy Bắc (Lệ Thủy)
NB7: Xã Ngư Thủy Nam (Lệ Thủy)
(Phần chữ in nghiêng là kết quả phân tích mẫu đợt 2 (tháng 6/2014))
 
Kết quả phân tích mẫu nước mặt các huyện ven biển Quảng Bình
STT Thông số đo Đơn vị Kí hiệu mẫu QCVN 08:2008/BTNMT
 
NM0 NM2 NM3 NM4 NM5 NM6 NM7  
1 NH4+ mg/l 0,175
0,212
0,085
0,166
0,213
0,370
0,312 0,111
0,314
0,092 0,401 0,2
2 NO2- mg/l 0,444
0,252
0,008
0,172
1,12
0,544
0,178 0,084
KPH
0,036 0 0,02
3 NO3- mg/l 0,14
0,19
0,36
1,04
0,76
0,85
0,85 0,53
1,16
0,14 0,05 5
4 PO43- mg/l 0,13
0,11
0,06
0,1
0,12
0,13
0,12 0,04
0,11
0,04 0,01 0,2
5 Ca2+ mg/l 316
340,68
291
204,41
240
336,67
304,61 10,02
6,41
200 3,01 -
6 Mg2+ mg/l 999
799,63
905
585,75
817
1084
1006 21,27
13,62
647 3,04 -
7 K+ mg/l 427
464,7
359
281,2
287
475,6
436,8 10,18
6,2
238 0,82 -
8 Na+ mg/l 6130
7950
5790
4685
5670
6560
6197,5 110,3
54
4830 4,2 -
9 Al3+ mg/l 0
0,005
0,026
0,0127
0
0,0430
0,0047 0,136
0,162
0,052 0,15 -
10 CN- mg/l 0,0002
0,0002
0,0003
0,0003
0,0001
0,0003
0,0001 0,0006
0,0009
0,0005 0,0004 0,01
11 As mg/l 0,003
0,0095
0,003
0,0121
0,001
0,0233
0,0276 0,001
0,0009
0,004 0,001 0,02
12 Hg mg/l 0,0003
0,0062
0,0215
0,0030
0,0007
0,0013
0,0006 0,0001
0,0006
0,0001 0,0001 0,001
(Nguồn: Đề tài VAST05.04/13-14)
Kí hiệu mẫu:
NM0: Chân cầu Roòn
NM2: Cầu Gianh
NM3: Xã Lý Hòa (Bố Trạch)
NM4: Cầu Dài (Đồng Hới)
NM5: Cầu Tránh Hòa
NM6: Nhà máy Quảng Bình QiBishin,  thị trấn Quán Hàu
NM7: Bàu Sen
KPH: không phát hiện
(Phần chữ in nghiêng là kết quả phân tích mẫu đợt 2 (tháng 6/2014))
 
Kết quả phân tích mẫu nước ngầm các huyện ven biển Quảng Bình
STT Thông số Đơn vị Kí hiệu mẫu QCVN
09:2008/BTNMT
NN0-1 NN2 NN3 NN4 NN5 NN6 NN7 NN7-1
1 NH4+ mg/l 0,04
0,324
0,039
0,248
0,044
0,190
0,044
0,370
0,292 0,054
0,402
0,325
1,582
0,038 0,1
2 NO2- mg/l 0,026
KPH
0,004
KPH
3,85
0,966
0,576
KPH
KPH 0,002
KPH
0,068
KPH
0 1
3 NO3- mg/l 7,41
5,95
0,15
2,10
31,1
6,34
7,03
2,40
6,16 0,58
0,24
0,17
0,12
0,06 15
4 PO43- mg/l 0,17
0,20
0,26
0,92
3,5
3,26
0,15
0,13
0,81 0,01
0,12
0,02
0,13
0,19 -
5 Ca2+ mg/l 28,06
40,08
59,12
68,14
125,25
125,85
12,02
7,62
38,48 3,01
2,40
16,03
3,21
24,05 -
6 Mg2+ mg/l 6,08
8,75
12,76
49,09
11,54
18,96
3,04
2,19
3,40 0,61
1,46
4,86
1,46
10,94 -
7 K+ mg/l 6,88
11,11
6,95
11,89
23,2
36,75
1,83
2,41
6,36 0,39
0,57
5,7
2,33
1,9 -
8 Na+ mg/l 26,15
63,0
11
140,5
117,8
162,0
10,13
150,9
57,9 10,08
25,9
18,8
63,7
17,88 -
9 Al3+ mg/l 0,086
0,036
0,056
0,051
0,098
0,033
0,11
0,033
0,067 0,116
0,077
0,142
0,043
0,108 -
10 CN- mg/l 0,0002
0,0014
0,0003
0,0006
0,0004
0,0022
0,0003
0,0004
0,002 0,0003
0,0004
0,0003
0,0005
0,0005 0,01
11 As mg/l 0,001
0,0048
0,002
0,0089
0,012
0,0061
<0,001
KPH
0,0036 <0,001
0,0015
<0,001
0,0013
0,001 0,05
12 Hg mg/l 0,0005
0,0004
0,0001
0,0060
0,0002
0,0006
0,0001
0,0004
0,0006 0,0001
0,0006
KPH
0,0068
0,0001 0,001
(Nguồn: Đề tài VAST05.04/13-14)
Kí hiệu mẫu:
NN01: Thôn Thọ Sơn, , Quảng Trạch
NN2: Cảng Gianh
NN3: xã Hải Trạch (Bố Trạch)
NN4: xã Nhân Trạch (Bố Trạch)
NN6: xã Võ Ninh (Quảng Ninh)
NN7: xã Ngư Thủy Nam (Lệ Thủy)
NN7-1: xã Sen Thủy (Lệ Thủy)
KPH: không phát hiện
(Phần chữ in nghiêng là kết quả phân tích mẫu đợt 2 (tháng 6/2014))

2.3. Thảo luận

a) Chất lượng môi trường nước biển ven bờ


Hàm lượng Amoni trong các mẫu nước biển phân tích đợt 2 hầu hết cao hơn đợt 1, tuy nhiên đều nằm trong giới hạn cho phép.

Hàm lượng Xyanua: 4 mẫu  nước biển có hàm lượng CN- đợt 2 cao hơn đợt1, 2 mẫu cho kết quả trùng nhau và 2 mẫu có hàm lượng CN- thấp hơn đợt 1.
Hàm lượng Asen: hàm lượng As trong mẫu nước biển đợt 2 thấp hơn đợt 1, chỉ có 1 mẫu cho kết quả trùng nhau.

Nhưng hàm lượng thủy ngân trong tất cả các mẫu nước biển đợt 2 đều cao hơn đợt 1, thậm chí có mẫu còn cao hơn 9 lần.

Tuy nhiên tất cả các chỉ tiêu kim loại nặng bao gồm CN-, As, Hg đều nằm trong TCCP.

b) Chất lượng môi trường nước mặt

Nhóm chỉ tiêu các hợp chất Nitơ (NH4+, NO3-, NO2-): Ô nhiễm Nitơ biểu hiện phổ biến và rộng khắp vùng nghiên cứu. Hàm lượng NH4+ trong các mẫu lấy đợt 2 cao hơn đợt 1. Chỉ có 1 mẫu hàm lượng NH4+ nằm trong TCCP, các mẫu còn lại đều có biểu hiện ô nhiễm Amoni. Có 1 mẫu hàm lượng NO2- đợt 2 cao hơn đợt 1, 2 mẫu hàm lượng NO2- đợt 2 thấp hơn đợt 1 và có 1 mẫu KPH NO2-. Hàm lượng NO3- của các mẫu đợt 2 đều cao hơn đợt 1, tuy nhiên vẫn nằm trong TCCP. Như vậy, xét chung cho thấy nước mặt khu vực nghiên cứu đã có biểu hiện ô nhiễm các hợp chất Nitơ mà cụ thể là ô nhiễm Amoni (NH4+) và ô nhiễm Nitrit (NO2-).

Phần lớn hàm lượng PO43- trong các mẫu đợt 2 cao hơn đợt 1. Tuy nhiên tất cả các mẫu phân tích đều có hàm lượng PO43- nằm trong TCCP.
Nhóm nguyên tố kim loại độc hại và hợp chất Xyanua:
 
Phần lớn các mẫu đợt 2 có hàm lượng Asen cao hơn đợt 1. Như vậy có 2 mẫu nước mặt có biểu hiện ô nhiễm As.

Phần lớn các mẫu đợt 2 có hàm lượng thủy ngân Hg cao hơn đợt 1. Tuy nhiên ở cầu Gianh thì hàm lượng Hg đợt 2 giảm 7,17 lần song ở vị trí này vẫn có biểu hiện ô nhiễm Hg.  Nhìn chung nước mặt đã có biểu hiện ô nhiễm thủy ngân.

Hàm lượng Xyanua CN- trong 2 mẫu đợt 2 cao hơn đợt 1. Nhưng tất cả các mẫu phân tích đều có hàm lượng CN- nằm trong TCCP.

Dựa trên các kết quả phân tích hàm lượng Ca2+, Mg2+ : 7 vị trí lẫy mẫu thì chỉ có 2 vị trí mà các mẫu nước không bị nhiễm mặn (NM5, NM7), còn lại 5 vị trí các mẫu nước bị nhiễm mặn.

c) Chất lượng môi trường nước ngầm

Nhóm chỉ tiêu các hợp chất Nitơ (NH4+, NO3-, NO2-):

Hàm lượng Amoni trong các mẫu đợt 2 đều cao hơn đợt 1. Ô nhiễm Amoni rộng khắp vùng nghiên cứu. Trong khi đó hàm lượng Nitrit lại KPH, chỉ có 1 mẫu phân tích có NO2- nhưng hàm lượng nhỏ hơn đợt 1 tới 3,99 lần. Hàm lượng Nitrat trong các mẫu đợt 2 đều thấp hơn đợt 1. Như vậy nước ngầm đã có biểu hiện ô nhiễm Amoni rộng khắp, song chỉ có 1 mẫu có biểu hiện ô nhiễm Nitrat và Nitrit.

Hàm lượng Xyanua CN- trong các mẫu đợt 2 đều cao hơn đợt 1, nhưng đều nằm trong TCCP.

Hàm lượng Asen As trong các mẫu đều nằm trong TCCP

Hàm lượng thủy ngân Hg trong các mẫu đợt 2 hầu hết cao hơn đợt 1. Đặc biệt ở xã Ngư Thủy Nam, kết quả phân tích đợt 1 KPH thủy ngân nhưng đợt 2 hàm lượng thủy ngân lên tới 0,0068mg/l, vượt TCCP tới 6,8 lần. 

KẾT LUẬN

Nguồn nước ven biển của các huyện ven biển tỉnh Quảng Bình chưa chịu tác động của một số hoạt động tiềm ẩn nhiều nguy cơ ô nhiễm môi trường biển như: vận tải trên biển, khai thác dầu mỏ... Trong khi đó, dọc bờ biển chỉ có các hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản với quy mô nhỏ, hoạt động du lịch chưa phát triển, khu dân cư ven biển nhìn chung chưa đông. Do đó áp lực về môi trường do hoạt động kinh tế xã hội đến nguồn nước biển ven bờ là không đáng kể.

Nguồn nước mặt các huyện ven biển Quảng Bình hầu hết bị nhiễm mặn. Các mẫu nước mặt có biểu hiện ô nhiễm Nitơ, và có mẫu đã có biểu hiện ô nhiễm kim loại độc hại là Asen và thủy ngân. Vì vậy trước khi đưa vào sử dụng cần có các biện pháp xử lý phù hợp.

Nước ngầm các huyện ven biển Quảng Bình nhìn chung có thể sử dụng cho các mục đích cấp nước khác nhau, tuy nhiên trước khi đưa vào sử dụng cần có các biện pháp xử lý phù hợp bởi hầu hết  các mẫu nước đều có biểu hiện ô nhiễm Nitơ. Cần đặc biệt chú ý mẫu nước ở xã Ngư Thủy Nam đã có biểu hiện ô nhiễm thủy ngân ở mức độ cao, vượt quá TCCP tới 6,8 lần.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. Lại Vĩnh Cẩm, Nguyễn Xuân Tặng và nnk, 2007. Nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên nước dưới đất ở vùng cát ven biển Bắc Quảng Bình nhằm phát triển kinh tê-xã hội bền vững.
  2. Trần Văn Ý, Nguyễn Xuân Tặng và nnk, 2005. Nghiên cứu các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến nuôi tôm trên cát và các giải pháp khắc phục
  3. Sở Khoa học và Công nghệ môi trường tỉnh Quảng Bình, 2011. Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Bình 5 năm (2005-2010).
  4. Website: www.quangbinh.gov.vn
 
Liên kết website khác