Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin quản lý, giám sát tài nguyên ở vườn quốc gia và một số khu bảo tồn thiên nhiên khu vực Tây Bắc bằng công nghệ viễn thám và GIS có sử dụng ảnh VNREDSat-1

29/08/2016 10:54

Để góp phần thực hiện chủ chương, chính sách của chính phủ, với hướng tiếp cận sử dụng kết hợp công nghệ viễn thám và GIS cung cấp những thông tin, công nghệ, công cụ quản lý, giám sát tài nguyên ở vườn quốc gia và một số khu bảo tồn thiên nhiên, nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm KHCNVN do TS. Hà Quý Quỳnh chủ trì triển khai thực hiện đề tài VT/UD-01/14-15 “Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin quản lý, giám sát tài nguyên ở vườn quốc gia và một số khu bảo tồn thiên nhiên khu vực Tây Bắc bằng công nghệ viễn thám và GIS có sử dụng ảnh VNREDSat-1”.

Đề tài đã ứng dụng các phương pháp nghiên cứu phân tích giải đoán ảnh viễn thám, GIS, khảo sát đo đạc thực địa, bản đồ, phân tích tổng hợp và mô dự báo, công nghệ thông tin. Đề tài đã cung cấp các số liệu, tài liệu phân tích đoán đọc ảnh viễn thám phân giải cao (VNREDSat-1, SPOT-5 và Landsat-8), tài liệu khảo sát đo đạc thực địa bổ sung trong năm 2013-2015 và phân tích, đánh giá chuyên gia.

Trong các kết quả nghiên cứu nổi bật của đề tài, các sản phẩm lõi gồm: Hệ thống thông tin quản lý, giám sát 2 VQG và 2 KBTTN vùng Tây Bắc. Bộ dữ liệu ảnh vệ tinh VNRED-Sat1 2 thời điểm của 2 VQG và 2 KBTTN vùng Tây Bắc. Bộ dữ liệu ảnh vệ tinh Landsat 3 thời điểm của 2 VQG và 2 KBTTN vùng Tây Bắc. Cơ sở dữ liệu thông tin không gian giám sát 2 VQG và 2 KBTTN và diễn biến lớp phủ rừng các thời điểm (1990, 2000, 2014) của 2 VQG và 2 KBTTN. Quy trình công nghệ, hệ thống WEB-GIS quản lý, giám sát VQG và KBTTN vùng Tây Bắc. Bản đồ diễn biến lớp phủ rừng các thời điểm (1990, 2000, 2015)

Về kết quả ứng dụng, đề tài xây dựng thành công Bộ các bản đồ về Thông tin không gian của 2 VQG và 2 KBTTN khu vực Tây bắc tỉ lệ 1:50.000.  Mỗi khu gồm 32 bản đồ tỉ lệ 1:50.000 thuộc các nhóm nội dung chuyên sâu như bản đồ thảm thực vật; chỉ số ndvi; chỉ số diện tích lá LAI; chỉ số hấp thụ năng lượng FAPAR; bản đồ sinh cảnh sống các loài sinh vật quan trọng; bản đồ nền địa hình; mô hình số độ cao; bản đồ hướng sườn; bản đồ độ dốc. Hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin giám sát và quản lý 2 VQG và 2 KBTTN vùng Tây Bắc bằng công nghệ WEBGIS và phổ biến trên trang WEBGIS http://gisvqg.vast.vn:8086/htqltaybachttp://giskbt.vast.vn:8086/htqltaybac

Kết quả nghiên cứu của đề tài đã được chuyển giao cho VQG Hoàng Liên; VQG Xuân Sơn; Chi Cục kiểm lâm tỉnh Sơn La; KBTTN Xuân Liên, Thanh Hóa; góp phần hỗ trợ đắc lực cho các nhà quản lý trong công tác quản lý giám sát tài nguyên rừng, nâng cao hiệu quả công tác quản lý VQG và KBTTN khu vực Tây Bắc.

haquyquynh.vnred

haquyquynh.vnred1

haquyquynh.vnred2

haquyquynh.vnred3

Một số hình ảnh chụp màn hình về số liệu WEBGIS của đề tài

Bên cạnh các kết quả nghiên cứu khoa học, đề tài đã xây dựng cơ chế khai thác chia sẻ thông tin và tổ chức 2 lớp tập huấn cho cán bộ kỹ thuật của 2 VQG và 2 KBTN khu vực Tây Bắc cũng như cơ quan kiểm lâm địa phương; tổ chức 03 hội thảo, trong đó có 01 hội thảo triển khai đề tài, 01 hội thảo khoa học góp ý kết quả của đề tài và 01 hội thảo giới thiệu kết quả và chuyển giao sản phẩm cho địa phương; soạn thảo 04 cuốn tài liệu hướng dẫn. Kết quả nghiên cứu của đề tài  đã được giới thiệu trong Chương trình Công nghệ và Đời sống trên kênh truyền hình VTV1.

Đề tài đã công bố 04 bài báo tại hội nghị khoa học toàn quốc, 01 bài đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 01 bài đăng trên tạp chí quốc tế thuộc danh mục ISI, xuất bản 01 sách tham khảo. Đề tài được Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp Nhà nước đánh giá xếp loại xuất sắc tại phiên họp nghiệm thu vào sáng ngày 16/8/2016.

nghiemthuhaquyquynh16.8Chủ nhiệm đề tài báo cáo kết quả trước Hội đồng nghiệm thu

IMG 8801

Hội thảo giới thiệu và chuyển giao kết quả đề tài cho các Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên ngày 25/5/2016

haquyquynh.vnred4

Tập huấn đề tài ngày 18-19/1/2016 tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật

haquyquynh.vnred5

Tập huấn đề tài ngày 19-22/1/2016 tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh

Nguồn tin: TS. Hà Quý Quỳnh, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
Liên kết website khác