Phòng Địa lý Sinh vật

16/09/2013 11:59

1. Nguồn nhân lực:

Trưởng phòng: TS. Vũ Anh Tài

 

Các cán bộ viên chức:

- ThS. Trần Thị Thúy Vân

- ThS. Lê Thị Kim Thoa

- ThS. Lê Đức Hoàng

- ThS. Ngô Thị Bích Hồng


Liên lạc: Phòng 507, 508, nhà A27, Viện Địa lý

Số điện thoại: +84 983353711

 

2. Chức năng, nhiệm vụ:

  • Nghiên cứu các quy luật phân bố của sinh vật theo không gian địa lý;
  • Nghiên cứu cấu trúc và diễn thế thảm thực vật, thành lập bản đồ thảm thực vật ở các khu vực theo các chức năng;
  • Nghiên cứu cấu trúc và phân bố hệ thực vật, hệ động vật ở các khu vực địa lý cụ thể;
  • Nghiên cứu quy luật phân bố, đánh giá vai trò của tài nguyên sinh vật, thảm thực vật trong các vấn đề môi trường và quy hoạch.
  • Các nghiên cứu, ứng dụng phục vụ quy hoạch bảo tồn, phát triển thảm thực vật và tài nguyên sinh vật; Phòng chống lũ lụt, hạn hán; Phòng chống cháy rừng, ứng phó với biến đổi khí hậu; Sử dụng tài nguyên sinh vật và dịch vụ hệ sinh thái bền vững; Phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp đặc sản;
  • Đào tạo và hợp tác quốc tế. 
 
3. Năng lực và trang thiết bị nghiên cứu:
  • Phục vụ công tác nghiên cứu, bao gồm cả nội nghiệp và thực địa, các trang thiết bị được đầu tư phù hợp với đặc thù chuyên môn.
  • Phòng có hệ thống máy tính đủ đảm bảo công tác giải đoán ảnh, biên tập và thành lập bản đồ thảm thực vật và các bản đồ chuyên đề khác.
  • Hệ thống thiết bị GIS, máy ảnh chuyên dụng; máy đo khoảng cách (dùng để xác định chiều cao cây), máy đo cường độ ánh sáng (để đo độ che phủ và tính hiệu quả hấp thu ánh sáng của tán cây), máy đo vi khí hậu khác, v.v... phục vụ công tác điều tra, khảo sát thực địa trong nghiên cứu địa lý và sinh thái học.
  • Trên cơ sở nhân lực, vật lực, thế mạnh hiện nay của Phòng là:
  1. Thực hiện các nghiên cứu và xây dựng hệ thống bản đồ thảm thực vật.
  2. Xây dựng bản đồ thích nghi sinh thái của các nhóm sinh vật, rất hiệu quả trong công tác quy hoạch bảo tồn, phát triển kinh tế nông lâm nghiệp.
  3. Xây dựng bản đồ chức năng của thảm thực vật đáp ứng yêu cầu phòng hộ, bảo tồn trên cơ sở khoa học và lý luận thực tiễn.
  4. Quy hoạch tiềm năng phát triển và sự phù hợp của tài nguyên thiên nhiên với tiềm năng phát triển của các nguồn lợi sinh vật, dịch vụ hệ sinh thái.
  5. Đào tạo đại học và sau đại học về lĩnh vực địa lý sinh vật, sinh thái học và thảm thực vật cho sinh viện, học viên cao học và nghiên cứu sinh.

4. Đào tạo sau đại học:

     Trong thời gian qua, các cán bộ Phòng Địa lý Sinh vật đã đào tạo được 03 Tiến sỹ.

 

5.  Các thành tựu nổi bật:

     Trong thời gian 25 năm qua, Phòng Địa lý Sinh vật đã chủ trì thực hiện được nhiều đề tài cấp Quốc gia, công bố được nhiều bài báo khoa học, sách chuyên khảo, cụ thể:

  • Đã chủ trì và tham gia thực hiện được 18 đề tài cấp Quốc gia và cấp Bộ; 05 đề tài theo Nghị định thư, 05 đề tài hợp tác với địa phương
  • Đã công bố được 80 bài báo trên Tạp chí quốc tế và trong nước; 06 sách chuyên khảo.
Các tin khác
Liên kết website khác