Tổng hợp các công trình khoa học của Phòng Viễn thám, Bản đồ và Hệ thông tin địa lý năm 2013-2014

24/11/2014 07:27
Sách chuyên khảo
 
Phạm Quang Vinh và nnk, 2014. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và hoang mạc hóa tới môi trường tỉnh Bình Thuận. NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. ISBN: 978-604-913-104-2. Pp: 326.
 
Tóm tắt:
Phân tích, đánh giá được ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu đến quá trình hoang mạc hoá và vấn đề kinh tế - xã hội, trên cơ sở đó đề xuất khung chính sách thích ứng; ii) Phát triển phương pháp luận nghiên cứu quá trình hoang mạc hoá ở các vùng nhạy cảm môi trường (ESAs) bằng tiếp cận đa chỉ tiêu trên cơ sở kiến thức tổng hợp và kiến thức bản địa về các quá trình tự nhiên; iii) Tăng cường khả năng thích nghi của cộng đồng dân cư địa phương trước ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu bằng các khung chính sách thích ứng chủ động.
 
Bài báo và tạp chí:

Phạm Quang Vinh và nnk, 2012. Đánh giá hạn nông nghiệp tỉnh Bình Thuận theo kịch bản BĐKH. Tạp chí Các Khoa học về Trái đất. Số 4 tháng 12/2012. ISSN 0886-7187. Pp: 11
 
Tóm tắt:
Tác giả đã sử dụng số liệu đo mưa (50 năm) của 13 trạm khí tượng thủy văn trong tỉnh Bình Thuận và các công thức tính toán chỉ số hạn nông nghiệp (MI) do tổ chức Nông Lương Thế giới giới thiệu và kịch bản BĐKH tỉnh Bình Thuận. Kết quả đã xác định được 4 cấp độ hạn khác nhau cho thời điểm hiện tại (ít hạn, hạn đáng kể, hạn nặng và hạn nghiêm trọng) và dự báo được mức độ hạn cho các thời điểm 2030, 2050 và 2100, trên cơ sở kịch bản BĐKH do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố năm 2009. Theo đó, thời kỳ 1961-2010 diện tích hạn nghiêm trọng phân bố chủ yếu ở huyện Tuy Phong, còn hạn nặng phân bố ở huyện Bắc Bình và một phần TP. Phan Thiết. Đến năm 2050, không còn diện tích ít hạn, thay vào đó hạn nặng và hạn nghiêm trọng chiếm hơn nửa diện tích tỉnh và đến 2100 thì diện tích này mở rộng ra đến hai phần ba tỉnh.   
 
Phạm Quang Vinh và nnk, 2013. Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện khí hậu nông nghiệp đến cây trồng ngắn ngày ở khu vực Ninh Thuận và Bình Thuận. Tạp chí Các Khoa học về Trái đất. Số 4 tháng 12/2013, ISSN 0886-7187. Pp: 10
 
Tóm tắt:
Trong bài báo này, các tác giả sử dụng mô hình Budget để xử lí các dữ liệu khí tượng ngày của 2 trạm Phan Thiết và Phan Rang (có tham khảo 4 trạm khí tượng khác nằm quanh khu vực nghiên cứu) trong 30 năm để tính toán cân bằng nước phục vụ đánh giá tình trạng khô hạn đối với một số cây trồng ngắn ngày ở tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, vùng khô hạn nhất Việt Nam, nhằm đưa ra kết quả về mức độ suy giảm năng suất cây trồng(%). Qua đó, đánh giá xu hướng suy giảm năng suất cây trồng nông nghiệp do hạn hán. Thực tế, hiện tượng thiếu nước cho cây trồng đã chỉ ra nguy cơ hoang mạc hóa và xâm nhập mặn cho vùng này, là những nguyên nhân tác động trực tiếp đến năng suất cây trồng nông nghiệp. Các tính toán đã được thực hiện đối với 2 loại đất tương phản, nhạy cảm với hạn hán và khá phổ biến ở Ninh Thuận, Bình Thuận đó là đất sét (clay soil) và đất cát (sandy soil). Kết quả này là cơ sở khoa học đáng tin cậy cho các nhà quản lý và người dân đưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu những tổn thương cho cây trồng nông nghiệp do hạn hán gây ra thông qua qui hoạch thiết kế mùa vụ và cây trồng thích ứng với hạn hán, hoang mạc hóa và biến đổi khí hậu.
 
Phạm Quang Vinh và nnk, 2013. Đánh giá điều kiện khí hậu để xác định thời kỳ trồng trọt thích hợp cho khu vực Nam Trung bộ. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ 7. 10/2013. ISBN: 978-604-915-044-9. Pp: 9
 
Tóm tắt:
Nam Trung bộ (Ninh Thuận và Bình Thuận) là khu vực điển hình nhất cả nước về tình trạng hạn hán và hoang mạc hóa, thêm vào đó là ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu làm cho tình trạng hạn hán càng trở nên khốc liệt, điều đó đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất nông nghiệp. Bài báo này giới thiệu kết quả sử dụng phần mềm Eto calculator và GIS trong xử lý dữ liệu khí tượng của 6 trạm khí tượng trong vòng 30 năm (1980-2007) để xác định thời kỳ ẩm ướt cũng như phân chia các vùng có mức độ ẩm ướt khác nhau. Trên cơ sở đó, xác định thời kỳ trồng trọt thích hợp (khi P>ETo), thời kỳ có thể gieo trồng (P>0. 5*ETo) và thời gian chuyển tiếp. Đồng thời phân tích bản đồ lượng mưa trung bình năm, độ bốc thoát hơi nước tham chiếu và biểu đồ thời gian trồng trọt thích hợp theo các trạm khí tượng để xác định số ngày trồng trọt tốt cho các khu vực. Kết quả nghiên cứu này có ý thực tiễn cao trong phục vụ sản xuất nông nghiệp (lựa chọn cơ cấu cây trồng và cơ cấu mùa vụ phù hợp với điều kiện khí tượng), phục cho công tác qui hoạch, phân vùng nông nghiệp phù hợp với đặc điểm thời tiết của từng địa phương, ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.
 
Nguyễn Thị Thu Huyền và nnk, 2013. Thành lập bản đồ kinh tế chung phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế tỉnh Quảng Bình. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ 7. 10/2013. ISBN: 978-604-915-044-9. Pp: 10
 
Tóm tắt:
Tỉnh Quảng Bình nằm ở khu vực miền Trung Bắc Việt Nam. Trong bối cảnh của sự phát triển kinh tế hiện nay của đất nước đang đối mặt với nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế, tỉnh Quảng Bình cũng tác động đến nền kinh tế. Sự thay đổi ở vị trí kinh tế và xã hội phức tạp và tác động đến đời sống của người dân trên địa bàn tỉnh. Tỉnh đã đưa ra các giai đoạn phát triển kinh tế 2011 -2015: Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn so với giai đoạn 2006 - 2010 trên cơ sở tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại, nội dung khoa học tiên tiến, sản xuất công nghệ cao. Quảng Bình phấn đấu để mang lại sự phát triển nhanh và bền vững. Vì vậy, việc thành lập bản đồ kinh tế chung của tỉnh Quảng Bình sẽ giúp chúng tôi thu thập và hệ thống hóa thông tin về nền kinh tế chung của tỉnh để xây dựng một bản đồ cho nghiên cứu và tận dụng lợi thế về tiềm năng phát triển kinh tế của tỉnh.
 
Phạm Quang Vinh và nnk, 2013. Impacts of climate change and desertification on agricultural land usr change in Ninh Thuan and Binh Thuan province in Vietnam. The 9th International Confeerence on Gi4DM Earth Observation for Disaster Management Hanoi, Vietnam 9-11 December 2013. ISBN: 978-604-913-173-8. Pp: 7
 
Tóm tắt:
Bằng cách tiếp cận hệ thống, sinh thái và cộng đồng, các tác giả đã sử dụng các phương pháp như: khảo sát thực địa, phỏng vấn cộng đồng, phân tích số liệu thống kê bằng ma trận biến động sử dụng đất, GIS và viễn thám để đánh giá các tác động tích cực và tiêu cực của sa mạc hóa và biến đổi khí hậu tới sử dụng đất nông nghiệp trong giai đoạn 1995 - 2010 cho tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, khu vực khô hạn nhất của Việt Nam. Đó là suy thoái đất và giảm lượng mưa trong mùa khô làm cho diện tích lúa đông giảm và thậm chí, diện tích lúa nương biến mất. Tuy nhiên, đi cùng với việc mở rộng diện tích đất khô cằn do sa mạc hóa, diện tích cây hàng năm, đồng cỏ và cây trồng thích nghi với hạn hán (thanh long, nho, sắn, bông, hạt điều) cũng tăng lên. Ngoài ra, nhiều trang trại chăn nuôi thích ứng với hạn hán như nuôi nhông cát, nuôi dê xuất hiện. Các kết quả của tác động của biến đổi khí hậu và sa mạc hóa đến biến đổi sử dụng đất nông nghiệp không chỉ xác định các chỉ số sa mạc hóa, mà còn dự báo những tác động của sa mạc hóa và biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp. Với kết quả này, các nhà nghiên cứu và các nhà quản lý có thể đề xuất nhiều chiến lược thích nghi và giảm nhẹ tác động của hạn hán nhằm phát triển bền vững cho hai tỉnh.
 
Lê Thị Thu Hiền, 2013. Áp dụng chỉ số thực vật (NDVI) của ảnh Landsat đánh giá hoang mạc hóa tỉnh Bình Thuận”. Tạp chí Các khoa học về Trái đất, N. 4 (T. 35)-2013, số kỷ niệm 20 năm thành lập Viện Địa lý (1993-2013). Số trang: 357-363. ISSN 0886-7187. Pp: 9
 
Tóm tắt:
Chỉ số thực vật NDVI cụ thể cùng một tháng trong thời gian dài trong vòng ít nhất 20 năm là chỉ số tốt để đánh giá hoang mạc hóa. Bình Thuận là khu vực có 2 mùa mưa và khô rõ rệt, nên chỉ số NDVI của các mùa trong năm cũng là chỉ số cần thiết để cho kết luận chính xác hơn về tình trạng HMH.
Mối quan hệ giữa chỉ số NDVI có giá trị nhỏ hơn 0,1 và điều kiện mưa, ẩm không mô tả rõ ràng tình trạng HMH, bởi NDVI và HMH chịu sự chi phối của rất nhiều nhân tố khác gồm cả tự nhiên, kinh tế và xã hội. Chỉ số MI trong giai đoạn dài ít nhất 20 năm, là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá và dự báo HMH
Trước năm 1979, diện tích HMH ở Bình Thuận chỉ có 42,6 Km2, chiếm 0,5% tổng diện tích toàn tính, có ở TP. Phan Thiết, huyện Tuy Phong và Bắc Bình. Nhưng HMH phát triển mạnh và lan rộng trong giai đoạn 1989-2003 lên tới 1. 193km2, chiếm 15% vào năm 2003; và hiện đang có xu hướng giảm dần từ giai đoạn 2003 – 2010.
 
Lê Thị Thu Hiền và nnk, 2014. Đánh giá tình trạng canh tác đất nông nghiệp mùa khô phục vụ phát triển định hướng thủy lợi tỉnh Bình Thuận . Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ 8. 11/2014. ISBN:ISBN 978-604-918-437-6. Pp: 9
 
Tóm tắt:
Sử dụng tư liệu ảnh vệ tinh Landsat có thể đáp ứng được nội dung quan trắc biến động sử dụng đất/ lớp phủ đất ở tỷ lệ lớn và trung bình, định vị được khu vực, định lượng được diện tích và xác định được sự thay đổi từ loại hình sử dụng đất này sang loại khác qua các năm một cách nhanh chóng, cập nhật và không tốn nhiều kinh phí.
Diện tích đất dành cho sản xuất nông ở Bình Thuận đến nay có giảm đi nhưng không đáng kể, từ 43. 5% (năm 1996) giảm dần qua các năm hiện còn 40. 1% (tháng 2, 2014). Nhưng diện tích đất được canh tác vào mùa khô chỉ chiếm một phần và hiện đang có xu hướng giảm đáng kể, đó là minh chứng cho sự thay đổi về thời tiết và hệ thống thủy lợi không đáp ứng được nhu cầu canh tác.
Kết hợp kết quả phân tích biến động sử dụng đất và đánh giá năng lực hệ thống thủy lợi có thể chỉ ra các khu vực với các đặc trưng sau: thường xuyên không được tưới; được tưới không ổn định; và nguồn tưới ổn định, làm cơ sở đề xuất nhu cầu phát triển hệ thống thủy lợi với các mức tương ứng: có nhu cầu rất cao; có nhu cầu cao và nhu cầu trung bình. Phục vụ nhu cầu sản xuất và bảo vệ nguồn tài nguyên đất.
 
Nguyễn Thị Thu Huyền và nnk, 2014. Xây dựng hệ thống cơ cở dữ liệu kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình phục vụ mục đích phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2001-2020 . Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ 8. 11/2014. ISBN 978-604-918-437-6
 
Tóm tắt:
Cơ sở dữ liệu kinh tế xã hội tỉnh Quảng Bình được xây dựng trong phân mềm ArcGIS, phần mềm MapInfo. Chúng tôi xây dựng các bảng dữ liệu và các loại dữ liệu dựa trên hình thức bản đồ liên kết với nhau để tạo ra hệ thống cơ sở dữ liệu chỉnh của tỉnh. Định dạng bảng cơ sở dữ liệu được chia thành các nhóm dữ liệu: dữ liệu về dân số - lao động, tài khoản quốc gia và ngân sách, nông - lâm - ngư nghiệp; ngành công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ, giáo dục - y tế, giao thông vận tải - bưu chính - viễn thông. Cơ sở dữ liệu bao gồm các bản đồ: Bản đồ vị trí địa lý của tỉnh trên bản đồ Việt Nam; hành chính, ngành công nghiệp tỉnh nông nghiệp - xây dựng, công nghiệp dịch vụ, giáo dục, bản đồ y tế, cơ sở hạ tầng, bản đồ kinh tế chung.

Đề tài nghiên cứu khoa học đã nghiệm thu

Đề tài cấp Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam: "Ứng dụng công nghệ GIS trong việc đánh giá thoái hoá đất tiềm năng, đề xuất giải pháp giảm thiểu, phục vụ quy hoạch phát triển bền vững khu vực Đăk Nông" do PGS. TS. Phạm Quang Vinh, Viện Địa lý làm chủ nhiệm, phối hợp với Trung tâm Viễn thám, Bộ TN&MT và Sở Khoa học và Công nghệ Đăk Nông thực hiện. Đề tài thuộc hướng Phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, thực hiện trong giai đoạn 1/2011 – 12/2012.
 
Tóm tắt kết quả đạt được:

Đã làm sáng tỏ được nguyên nhân thoái hoá đất và đánh giá tiềm năng thoái hoá đất tỉnh Đăk Nông.

Xây dựng được bản đồ thoái hoá đất tiềm năng tỷ lệ 1/50.000 bằng công nghệ viễn thám và GIS.

Đề xuất được các giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên nhằm giảm thiểu thoái hoá đất phục vụ quy hoạch phát triển bền vững.

Đề tài cấp Bộ Khoa học và Công nghệ: "Nghiên cứu xác định các điểm khô hạn nhạy cảm và dễ bị tổn thương dưới tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu bằng công nghệ Địa - tin học ở khu vực Nam Trung bộ  (nghiên cứu thí điểm cho tỉnh Ninh Thuận)" do PGS. TS. Phạm Quang Vinh, Viện Địa lý làm chủ nhiệm, phối hợp với Indian Institute of Technology Roorkee - Department of Civil Engineering, Trung tâm Nghiên cứu Khí tượng, Khí hậu - Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường thực hiện. Đề tài thuộc hướng Phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, thực hiện trong giai đoạn 3/2012-9/2014.
 
Tóm tắt kết quả đạt được:

Đánh giá được tác động của biến đổi khí hậu đến tình trạng hạn hán ở tỉnh Ninh Thuận bằng công nghệ địa – tin học.

Xây dựng được một phần mềm mã nguồn mở chạy trên nền WEB (WEB GIS) phục vụ công tác quản lý hạn hán ở tỉnh Ninh Thuận.

Đề xuất các giải pháp chính sách nhằm làm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đến tình trạng hạn hán tỉnh Ninh Thuận.

Tạo tiền đề cho việc trao đổi đào tạo sau đại học giữa Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam với Viện Kỹ thuật Roorkee Ấn Độ.
Liên kết website khác