Mã đề tài : TN17/T04
Thể loại: Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên trong liên kết vùng và hội nhập quốc tế
Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Mạnh Hà
Thời gian thực hiện :
Đơn vị thực hiện : Viện Địa lý
Đơn vị quản lý : Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Tổng kinh phí : 9.700.000.000 VND
Trạng thái : Đã nghiệm thu
Nội dung :
Mục tiêu của Đề tài: - Xác lập cơ sở khoa học để cải tạo, phục hồi hệ sinh thái đất ngăn ngừa thoái hóa đất và hoang mạc hóa.
- Xây dựng được mô hình thí điểm nhằm cải tạo, phục hồi hệ sinh thái đất phù hợp cho một số bãi thải, khu vực khai thác khoáng sản điển hình.
- Xác định và tuyển chọn được 3-5 loại thực vật, cây trồng thích hợp nhằm cải tạo đất bãi thải, khu khai thác khoáng sản.
- Đề xuất được nhóm giải pháp chính sách, nhóm giải pháp công nghệ, tổ hợp công nghệ cho việc cải tạo, phục hồi, quản lý sử dụng đất bền vững.
Nội dung nghiên cứu chính:
Nội dung 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận và tổng quan các công trình nghiên cứu cải tạo, phục hồi hệ sinh thái bãi thải, khu khai thác khoáng sản nhằm ngăn ngừa hoang mạc hóa, sử dụng đất hiệu quả, bền vững vùng Tây Nguyên.
Nội dung 2: Điều tra, đánh giá hiện trạng hệ sinh thái khu vực bãi thải, khu khai thác khoáng sản vùng Tây Nguyên.
Nội dung 3: Nghiên cứu xác định, tuyển chọn tập đoàn cây trồng thích hợp và ứng dụng kết quả KHCN cải tạo, phục hồi hệ sinh thái bãi thải, khu khai thác khoáng sản vùng Tây Nguyên.
Nội dung 4: Nghiên cứu, xây dựng mô hình thí điểm phục hồi hệ sinh thái bãi thải, khu khai thác khoáng sản (khu khai thác mỏ bauxite, vật liệu xây dựng...).
Nội dung 5: Đánh giá diễn biến thay đổi hệ sinh thái đất trước và sau khi tiến hành thử nghiệm cải tạo phục hồi.
Nội dung 6: Nghiên cứu đề xuất nhóm giải pháp chính sách, nhóm giải pháp công nghệ, tổ hợp công nghệ cho việc cải tạo, quản lý sử dụng đất bền vững các bãi thải, khu khai thác khoáng sản.
Nội dung 7: Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS xây dựng cơ sở dữ liệu, sơ đồ, bản đồ khu vực bãi thải, khu khai thác khoáng sản.
Sản phẩm của đề tài:
Dạng I: Mô hình quản lý, phục hồi hệ sinh thái bãi thải, khu khai thác khoáng sản (khu khai thác mỏ bauxite, vật liệu xây dựng...)
- Mô hình 1. Cải tạo, phục hồi hệ sinh thái (môi trường đất) ở bãi thải, khu vực mỏ sau khai thác quặng bauxite (tại Lâm Đồng)
- Mô hình 2. Cải tạo, phục hồi hệ sinh thái (môi trường đất) ở bãi thải, khu vực mỏ sau khai thác vật liệu xây dựng (tại Gia Lai)
- Mô hình 3. Thiết lập thảm thực vật trên bùn thải sau tuyển quặng bauxite (tại Lâm Đồng)
Dạng II:
- Báo cáo: Cơ sở khoa học cho cải tạo, phục hồi hệ sinh thái đất sau khai thác khoáng sản
- Bộ cơ sở dữ liệu sơ đồ, bản đồ về bãi thải, khu khai thác khoáng sản (tỷ lệ 1:10.000 và 1:50.000):
- Báo cáo: Xây dựng bản đồ phân bố và biến động của bãi thải, khu khai thác khoáng sản vùng Tây Nguyên bằng tư liệu viễn thám và GIS
- Báo cáo: Kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của các mô hình cải tạo, phục hồi hệ sinh thái sau khai thác khoáng sản
- Báo cáo: Kết quả xác định 3-5 loài thực vật, cây trồng thích hợp, có khả năng sinh trưởng phát triển tốt nhằm cải tạo đất bãi thải, khu khai thác khoáng sản
- Báo cáo: Giải pháp chính sách, công nghệ và hướng dẫn kỹ thuật cho việc cải tạo, phục hồi, quản lý, sử dụng đất bền vững hệ sinh thái sau khai thác khoáng sản
- Báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt đề tài
Dạng III: Đào tạo, công bố
- 03 Bài báo khoa học trên tạp chí quốc gia có mã số ISSN
- 01 Bài báo quốc tế
- Đào tạo 01 Thạc sĩ; hỗ trợ đào tạo 01 Tiến sĩ