Mã đề tài : VAST05.01/22-23
Thể loại: Hướng Khoa học trái đất (VAST05)
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Hoàng Lưu Thu Thủy
Thời gian thực hiện :
Đơn vị thực hiện : Viện Địa lý
Đơn vị quản lý : Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam
Tổng kinh phí : 600 VND
Trạng thái : Đã nghiệm thu
Nội dung :
- Xác định được sự biến đổi của chỉ số stress nhiệt theo thời gian, không gian trong xu thế biến đổi khí hậu. - Về khoa học: - Đánh giá sự biến đổi của những yếu khí tượng ảnh hưởng đến chỉ số stress nhiệt; *** Sản phẩm cụ thể giao nộp: - Các bài báo đã công bố: Giao Viện Địa lý, Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tiếp nhận tiếp tục tổ chức nghiên cứu để hoàn thiện về mặt khoa học các kết quả của đề tài.
Mục tiêu đề tài
- Xác định được mối quan hệ giữa chỉ số stress nhiệt với một số bệnh liên quan tới thời tiết.
- Thông tin cảnh báo cho cộng đồng, nhằm bảo vệ sức khỏe dựa trên kết quả phân tích sự biến đổi của các chỉ số stress nhiệt.
Kết quả chính của đề tài
Đề tài đã phân tính tổng hợp những yếu tố khí tượng gây ra stress nhiệt tại thành phố Hà Nội, đánh giá được sự biến động các chỉ số stress nhiệt theo không gian và thời gian trong xu thế biến đổi khí hậu và bước đầu đánh giá được mối quan hệ giữa một số bệnh liên quan đến nhiệt độ với một số yếu tố khí tượng chính và chỉ số stress nhiệt.
Đề xuất được một số giải pháp nâng cao sức khỏe cộng đồng, ứng phó với các hiện tượng stress nhiệt.
- Về ứng dụng:
Kết quả phân tính tổng hợp những yếu tố khí tượng gây ra stress nhiệt tại thành phố Hà Nội, sự biến động các chỉ số stress nhiệt theo không gian và thời gian trong xu thế biến đổi khí hậu là tài liệu lý thuyết quan trọng để phát triển các nghiên cứu theo hướng khí tượng sinh học, là tài liệu tham khảo cho học viên các trường đại học và các cơ sở đào tạo tham khảo về chuyên ngành sinh khí hậu.
Kết quả đánh giá mối quan hệ giữa các chỉ số stress nhiệt với một số bệnh liên quan tới thời tiết, nhất là nhiệt độ, là những kết quả vừa có tính khoa học, vừa có tính thực tiễn là kênh thông tin cảnh báo cho cộng đồng, nhằm bảo vệ sức khỏe thích ứng với các hiện tượng nắng nóng cực đoan với tần suất xuất hiện ngày càng nhiều hơn trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
Những đóng góp mới
- Đánh giá được sự biến đổi của các chỉ số stress nhiệt theo thời gian và không gian;
- Bước đầu xác định được mối quan hệ giữa chỉ số stress nhiệt với các bệnh liên quan và đề xuất được một số giải pháp ứng phó với stress nhiệt, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
(1) Thuy L. T. Hoang, Hung N. Dao*, Phuong T. Cu, Van T.T. Tran, Tuan P. Tong, Son T. Hoang, Vu V.Vuong, Thang N. Nguyen, Assessing Heat index changes in the context of climate change: A case study of Hanoi (Vietnam), Frontier in Earth Science, Doi 10.3389/feart 2022.897601 (10/2022); P.1-11, thuộc danh mục SCIE, Impact Factor: 3.6 (Q1).
(2) Đào Ngọc Hùng, Hoàng Lưu Thu Thuỷ, Đặng Bích Thảo và Trần Thị Thảo, Đánh giá biến động stress nhiệt ở thành phố Hà Nội, HNUE JOURNAL OF SCIENCE, Natural Sciences 2022, Volume 67, Issue 1, 2022 (115-122).
- Các sản phẩm cụ thể (mô tả sản phẩm, nơi lưu giữ)
1 Báo cáo đánh giá đặc điểm những yếu tố khí tượng gây ra stress nhiệt
2 Báo cáo về sự biến động các chỉ số stress nhiệt theo không gian và thời gian trong xu thế BĐKH.
3 Báo cáo đánh giá mối quan hệ giữa các chỉ số stress nhiệt với một số bệnh liên quan tới nhiệt độ.
4 Báo cáo đề xuất một số giải pháp nhằm thích ứng với các vùng có nguy cơ bị stress nhiệt cao.
5 Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu của đề tài
- Các sản phẩm khác: Đào tạo 02 học viên cao học
Địa chỉ ứng dụng
Ảnh nổi bật đề tài