Các bài viết trên các tạp chí khoa học trái đất của Đại học Quốc gia Hà Nội số 30/2014, tập 3

30/08/2016 03:56

Đánh giá tiềm năng áp dụng cơ chế phát triển sạch trong hoạt động chăn nuôi lợn tập trung – Nghiên cứu thí điểm tại thành phố Hà Nội

Tóm tắt: Bài báo đánh giá tiềm năng lý thuyết về khả năng áp dụng và lợi ích khi áp dụng Cơ chế phát triển sạch trong hoạt động chăn nuôi lợn tập trung, với nghiên cứu thí điểm tại Thành phố Hà Nội và khả năng mở rộng tại các trang trại chăn nuôi khác có điều kiện tương tự. Nghiên cứu sẽ đánh giá lượng CH4 phát thải từ các trang trại chăn nuôi lợn tập trung của Thành phố Hà Nội, đề xuất các biện pháp thu hồi và sử dụng khí CH4, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh hoạt động khai thác và sử dụng khí CH4 khi mà thị trường mua bán này ở Việt Nam đang còn ở giai đoạn tiềm năng và tồn tại một số rào cản nhất định.
Từ khóa: Cơ chế phát triển sạch, CH4, chăn nuôi lợn tập trung, AM0016, IPCC. .
Bản toàn văn: http://tapchi.vnu.edu.vn/upload/2015/01/1555/1.pdf File PDF

Accumulation of Persistent Organic Pollutants in Sediment on Tidal Flats in the North of Vietnam

Abstract: Tidal flats in the North of Vietnam extend f-rom Móng Cái – Quảng Ninh to Kim Sơn - Ninh Bình are studied sedimentation rates by 210Pb and 226Ra on CRS model, accumulation of pollutants include organochlorine pesticides, polychlorinated biphenyls, polycyclic aromatic hydrocarbons. On the tidal flats there are two sedimentary processes, which are accretion and erosion. The accretion process is most on the top of tidal flats, sedimentation rates are range f-rom 0.04-15.83 cm/year, highest sedimentation rates are on deltaic tidal flats, the next is on estuary tidal flats, and smallest sedimentation rate is embayment tidal flats. The erosion process are showed on 20-40cm at Ba Lạt tidal flat and some layers f-rom 20 cm until end of cores on Cửa Đáy tidal flats. Accumulation of persistent organic pollutants in sediment on the tidal flats show two trends, the first trend is increasing on the tidal flats in recently years which are PCBs and PAHs, the second trend is decreasing in recently years is organochlorine pesticides. The deltaic tidal flats have not clearly trend of PAHs in sediments. The compounds of organic pollutants over ISQGs level are 4,4’DDT, phenanthrene, flouranthrene, benzo [a] anthracene.
Keywords: Tidal flat, 210Pb, sedimentation rate, persistent organic pollutants, North of Vietnam. .
Bản toàn văn: http://tapchi.vnu.edu.vn/upload/2015/01/1556/2.pdf File PDF

Dẫn liệu về Ốc cạn (Mollusca: Gastropoda) dọc sông Đà, đoạn từ Sơn La đến Hòa Bình

Tóm tắt: Nghiên cứu này được thực hiện ở dọc sông Đà, đoạn qua tỉnh Sơn La và Hòa Bình. Kết quả ghi nhận 90 loài và phân loài ốc cạn thuộc 51 giống, 20 họ và 2 phân lớp, trong đó lần đầu tiên ghi nhận phân bố của loài Gudeodiscus multispira cho khu hệ ốc cạn Việt Nam; 1 họ (Rhytididae) và 14 loài cho khu hệ ốc cạn tỉnh Sơn La. Số loài có thể là đặc hữu của Sơn La gồm 3 loài (Plectotropis xydaea, Moelendoffia depressispiraTortaxis elongatissimus). Thành phần loài chung giữa khu vực nghiên cứu với khu vực Xuân Sơn, Cúc Phương và Pù Luông cao hơn so với khu vực Hạ Long, Phủ Lý và Tam Đảo. Trong quá trình phát tán loài giữa các khu vực có sự tham gia của yếu tố dòng chảy và con người. Từ khoá: Ốc cạn, phân bố, thành phần loài, sông Đà, Sơn La. .
Bản toàn văn: http://tapchi.vnu.edu.vn/upload/2015/01/1557/3.pdf File PDF

Khả năng áp dụng mô hình DNDC (Denitrification – Decomposition) xác định lượng Cacbon hữu cơ trong đất ở các hệ sinh thái nông nghiệp đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Trị

Tóm tắt: Cacbon hữu cơ trong đất (SOC) có vai trò rất quan trọng trong duy trì độ phì và mức độ ổn định của đất trong các hệ sinh thái nông nghiệp. Mô hình DNDC (Denitrification - Decomposition) đã được kiểm chứng và áp dụng để ước lượng lượng SOC trong các hệ canh tác ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong khi đó vẫn chưa được áp dụng ở Việt Nam. Do đó mục đích của bài báo này là xem xét khả năng áp dụng mô hình DNDC để ước lượng lượng SOC ở các hệ canh tác nông nghiệp vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Trị. Kết quả đã chỉ ra rằng mô hình DNDC phù hợp cho ước lượng SOC ở các hệ canh tác: (1) Lạc, (2) Lạc - Khoai lang, (3) Ngô - đậu, (4) Lúa - lúa, (5) Sắn trên địa bàn nghiên cứu. Hệ số tương quan giữa kết quả đo đạc và ước lượng là 0.91, chỉ số mức độ phù hợp xấp xỉ 0.95, sai số bình phương trung bình (RMSE) là 0.045. Ngoài ra, kết quả cũng chỉ ra rằng mức độ nhạy cảm của các yếu tố đầu vào của mô hình đối với kết quả đầu ra là khác nhau ở mỗi hệ canh tác. Lượng SOC ban đầu, thành phần cơ giới đất, mức độ cày bừa ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả đầu ra, tiếp sau đó là các yếu tố hàm lượng sét trong đất, bón phân hữu cơ... và tiếp đến là lượng phế phẩm để lại đồng ruộng, nhiệt độ.. Từ khoá: Mô hình, DNDC, Cacbon hữu cơ trong đất (SOC), Hệ canh tác, Kiểm chứng. .
Bản toàn văn: http://tapchi.vnu.edu.vn/upload/2015/01/1558/4.pdf File PDF

Ứng dụng mô hình LITPACK trong việc nghiên cứu biến động đường bờ của bãi biển Cửa Tùng

Tóm tắt: Bãi biển Cửa Tùng, tỉnh Quảng Trị từng là một trong những bãi tắm đẹp nhất nước ta. Từ thời vua Bảo Đại, bãi tắm này còn được ví như một bãi tắm "nữ hoàng". Hiện nay bãi tắm bị thu hẹp, chỉ còn một khoảng không gian nhỏ bé do chịu ảnh hưởng của các nguyên nhân lịch sử và tự nhiên. Bài này ứng dụng mô hình LITPACK để nghiên cứu sự biến động đường bờ của bãi biển Cửa Tùng dưới tác động của công trình đã tồn tại trong phạm vi tính toán. Kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp vào việc đưa ra các giải pháp nhằm khôi phục cũng như cải tạo bãi biển Cửa Tùng.
Từ khóa: LITPACK, Cửa Tùng. .
Bản toàn văn: http://tapchi.vnu.edu.vn/upload/2015/01/1559/5.pdf File PDF

Đặc điểm địa mạo dải ven biển Sóc Trăng - Cà Mau (từ cửa Định An đến cửa Tiểu Dừa)

Tóm tắt: Dựa trên các phương pháp nghiên cứu truyền thống và hiện đại, tập thể tác giả đã đi sâu phân tích đặc điểm địa mạo dải ven biển Sóc Trăng-Cà Mau (từ cửa Định An đến cửa Tiểu Dừa). Các đơn vị địa mạo được phân chia theo nguyên tắc hình thái-nguồn gốc-động lực, trong mối liên hệ của chúng với thổ nhưỡng, lớp phủ thực vật và hiện trạng khai thác sử dụng. Đã phân tích được diễn biến xói lở-bồi tụ bờ biển khu vực nghiên cứu từ năm 1965 đến nay dựa trên tư liệu viễn thám và kết quả khảo sát thực địa. Bên cạnh đó, mô hình Mike-21 bằng phương pháp phần tử hữu hạn đã được sử dụng để mô phỏng các nhân tố động lực, lan truyền trầm tích và tính toán biến đổi địa hình đáy biển. Có thể nói, bài báo này là những kết quả bước đầu của một hướng đi hết sức có ý nghĩa trong nghiên cứu địa mạo hiện đại, đó là hướng địa mạo động lực với các nghiên cứu có tính định lượng.
Từ khóa: Địa mạo, biến động bờ biển, lan truyền trầm tích, xói lở, bồi tụ, đường bờ. .
Bản toàn văn: http://tapchi.vnu.edu.vn/upload/2015/01/1560/6.pdf File PDF
 
Liên kết website khác