Các bài viết trên các tạp chí khoa học trái đất của Đại học Quốc gia Hà Nội số 30/2014, tập 4

30/08/2016 05:01
Lòng sông cổ ở Hà Nội: Tái hiện và định hướng quản lý

Tóm tắt: Biến đổi lòng sông là đặc trưng cơ bản, có tính quy luật và phổ biến của hệ thống sông, đặc biệt là các sông ở đồng bằng châu thổ. Dấu vết điển hình của biến đổi lòng sông là hồ móng ngựa và các dải địa hình thấp trũng, được cấu tạo bởi trầm tích tướng lòng sông với cấu tạo hạt thô ở dưới, phần trên là các lớp hạt mịn xen các thấu kính than bùn. Trên các lòng sông cổ đó thường tiềm ẩn tai biến sụt lún đất và ngập lụt. Tại thành phố Hà Nội đã xác định được 3 thế hệ lòng sông cổ: thế hệ lòng sông cổ tuổi cuối Pleistocen phân bố ở phía bắc sông Hồng (Mê Linh, Đông Anh); thế hệ lòng sông cổ đầu Holocen phân bố ở phía tây sông Đáy (huyện Thạch Thất) và thế hệ lòng sông cổ Holocen muộn khá phổ biến, điển hình là dọc sông Đáy, sông Nhuệ, sông Tô Lịch và hệ thống hồ nước như hồ Tây, hồ Yên Sở,... Ngoài các vùng đất liên quan với biến động lòng sông trong Pleistocen, nay là thềm sông nổi cao ở Mê Linh và Đông Anh, các vùng đất còn sót lại sau quá trình biến động lòng sông vào Holocen muộn như Hoài Đức, Trung Hòa, Xuân Đỉnh, Hoàng thành Thăng Long là các khu vực có điều kiện địa hình cao, cấu tạo bởi trầm tích sét long lổ hệ tầng Vĩnh Phúc tuổi Pleistocen, cần được khai thác sử dụng hợp lý, hiệu quả. Từ khoá: Biến đổi lòng sông, hồ móng ngựa, lòng sông cổ, tai biến, Hà Nội .
Bản toàn văn: http://tapchi.vnu.edu.vn/upload/2015/01/1561/1.pdf  File PDF

Nghiên cứu một số đặc trưng cơ lý đất dùng làm nhà trình tường tại khu vực Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang

Tóm tắt: Nhà trình tường là một loại kiến trúc đất toàn khối với rất nhiều kiểu dáng đa dạng và phong phú, không chỉ phổ biến ở khu vực vùng núi phía Bắc nước ta mà nó đã được biết đến ở Trung Quốc, châu Âu, châu Úc, châu Mỹ ... từ vài trăm tới hàng ngàn năm trước. Ở nước ta cho đến nay các nghiên cứu chuyên sâu về đất đầm nện cũng như tiêu chuẩn qui phạm xây dựng nhà trình tường vì nhiều lý do chưa được quan tâm thực hiện. Bài báo này thực hiện nhằm bước đầu nghiên cứu: i) các đặc trưng về thạch học, khoáng vật và các tính chất cơ lý của các loại đất nguồn gốc phong hóa và trầm tích trong khu vực huyện miền núi Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang; ii) đặc tính của đất đầm nện sau khi được trộn thêm các chất phụ gia và iii) đề xuất ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong công nghệ xây nhà trình tường trên thế giới và sử dụng hợp lý đất trầm tích - phong hóa để đắp tường nhà đất nện trong xây dựng đời sống nông thôn mới. Đây là công việc không chỉ có ý nghĩa trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát triển một loại hình di sản vật thể quốc gia - nhà trình tường mà còn giúp giảm thiểu nạn khai thác đá trái phép làm vật liệu xây dựng đang diễn ra hiện nay nhằm bảo vệ các di sản địa chất và cảnh quan môi trường tại Cao nguyên đá Đồng Văn - Công viên Địa chất toàn cầu đầu tiên ở Việt Nam và là công viên địa chất toàn cầu thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á vừa được UNESCO công nhận. Với cách đặt vấn đề như trên, trong thời gian khảo sát thực địa tập thể tác giả đã đi sâu tìm hiểu hiện trạng nhà trình tường tại thị trấn Mèo Vạc, xóm Pả Vi và làng văn hóa Sủng Máng; nghiên cứu diện lộ và thành phần thạch học cũng như lấy mẫu đại diện cho đất trầm tích và phong hóa từ các đá có nguồn gốc khác nhau. Các thí nghiệm xác định tính chất vật lý và đầm chặt được tiến hành trong phòng để làm cơ sở đánh giá khả năng phù hợp của 13 loại đất đắp tại chỗ cho xây dựng nhà trình tường.
Từ khóa: Nhà trình tường, kiến trúc đất nện, phong hóa, phụ gia, di sản địa chất. .
Bản toàn văn: http://tapchi.vnu.edu.vn/upload/2015/01/1562/2.pdf File PDF

Farmer’s Perception and Farming Practices in Rice Production under Changing Climate: Case Study in Quảng Nam Province

Abstract: In the context of observing climate change impacts and their effect on agriculture and rice production, this study intends to assess the farmers’ perception through a study case in Quang Nam province. The social approach of climate change vulnerability in this case study includes defining and exploring factors that determine farmers’ perception in four districts. Beside collection of primary and second data, key informant interviews, PRA and farm-household interviews were used for data collection. Evaluation of primary and secondary information comprised an appraisal of impacts of climate change on agriculture and livelihood of farmers, and their strategies to adapt climate change. The descriptive statistical methods were adapted, applied and used to analyse the data. The data was analysed at two scales: whole sample-level and household level. The results show the general situation of rice production under climate change conditions and its clear and considerable effects on rice cultivation in the typical regions of Quang Nam Province. Despite growing attempts of local communities and farmers’ perception to adapt to climate change and variability, further planned adaptation aimed at a larger scale and longer duration is necessary to sustain the livelihood security of smallholder farmers.
Keywords: Climate change, rice production, farmer’s perception, farming practice, adaption .
Bản toàn văn: http://tapchi.vnu.edu.vn/upload/2015/01/1563/3.pdf File PDF

Thảm thực vật rừng ngập mặn khu vực mũi Cà Mau

Tóm tắt: Khu vực Mũi Cà Mau gồm 04 xã: Đất Mũi, Viên An, Đất Mới và Lâm Hải, thuộc bán đảo Cà Mau, có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên đặc thù, thích hợp cho phát triển rừng ngập mặn. Hệ sinh thái rừng ngập mặn ở đây có diện tích phân bố rộng và phong phú về số lượng loài. Công trình nghiên cứu này tập trung làm rõ đặc điểm thảm thực vật rừng ngập mặn theo tiếp cận sinh thái cảnh quan, đặc biệt quy luật phân hoá thảm thực vật gắn với đặc điểm hải văn và trầm tích đáy ở khu vực Mũi Cà Mau.
Từ khóa: Mũi Cà Mau, rừng ngập mặn, thảm thực vật. .
Bản toàn văn: http://tapchi.vnu.edu.vn/upload/2015/01/1564/4.pdf File PDF

Estimation of Groundwater Rec-harge of the Holocen Aquifer f-rom Rainfall by RIB Method for Hưng Yên Province

Abstract: Estimation of groundwater rec-harge f-rom rainfall is a key factor for determining groundwater resources in water development and management. The paper presents application of rainfall infiltration breakthrough (RIB) model method for groundwater Holocene aquifer rec-harge estimation for Hưng Yên province in the Red River Delta, Vietnam. Although monitoring Holocene aquifer water level (WL) data are f-rom different hydrogelogical either nearly naturally undisturbed or groundwater disturbed abstraction conditions, the relationship between the groundwater level fluctuation and cumulative rainfall departure is of a good match. The groundwater monitoring wells of the national monitoring network have been used are QT119, QT129 and QT130. The fractions of cumulative rainfall departure are f-rom 13% for monitoring well QT119, and 12%-16% for wells QT129 and QT130. For the basic case of specifice yield of 0.1, the rainfall rec-harge rates are f-rom 427mm (34.1% of mean annual rainfall) in the monitoring well QT119 area to 527mm (38.1% of mean annual rainfall) the area of monitoring wells QT129 and QT130 area. This rec-harge rates already include the evapotranspiration f-rom the groundwater, which may be more or less than 50% of the total rec-harge rate and other possible disc-harge. Therefore, the obtained effective rec-harge is lightly greater then the range of 15%-20% of rainfall which is commonly used by the Vietnam hydrogeologists.
Keywords: Red River Delta, Cumulative Rainfall Departure (CRD), Rainfall Infiltration Breakthrough (RIB), Groundwater Rec-harge, Pearson Correlation, Spearman Correlation. .
Bản toàn văn: http://tapchi.vnu.edu.vn/upload/2015/01/1565/5.pdf File PDF
 
Liên kết website khác