Các bài viết trên các tạp chí khoa học trái đất của Đại học Quốc gia Hà Nội số 31/2015, tập 4

30/08/2016 05:19
Kết quả đo GPS thời kỳ 2012-2013 và biến dạng kiến tạo hiện đại khu vực Tây nguyên và lân cận

Tóm tắt: Đánh giá vận tốc chuyển động kiến tạo hiện đại và tốc độ biến dạng kiến tạo hiện đại có ý nghĩa thực tiễn quan trọng trong việc đánh giá tai biến địa chất khu vực Tây nguyên. Trên cơ sở đo 2 chu kỳ GPS vào các năm 2012-2013, sử dụng phần mềm BERNESE 5.0, chúng tôi đã xác lập được vận tốc chuyển động kiến tạo hiện đại tại 12 điểm đo với tốc độ chuyển dịch kiến tạo hiện đại về phía đông giao động từ 22 -25 mm/năm và chuyển dịch về phía nam với tốc độ giao động từ 5-8 mm/năm trên hệ tọa độ toàn cầu ITRF08. Một số nơi, hãn hữu có tốc độ chuyển dịch về phía đông đạt tới 28 mm/năm hoặc chuyển dịch về phía nam chỉ 1 mm/năm. Sai số tốc độ chuyển dịch kiến tạo về phía đông giao động trong khoảng 1.2 mm/năm và về phía nam giao động trong khoảng 0.9 mm/năm. Liên kết với giá trị đo GPS từ mạng lưới Châu Á -Thái bình Dương và từ các đề tài khác, chúng tôi đã xác định được giá trị tốc độ biến dạng giao động từ 50 nano tới 100 nano biến dạng với sai số giao động trong khoảng 50 nano biến dạng. Trục biến dạng nén cực đại giao động theo phương bắc nam. Các hoạt động địa chấn hầu như yếu ớt, chỉ có phần ven rìa phía bắc Tây Nguyên có khả năng phát sinh động đất kích thích. Vùng hồ chứa bùn đỏ Tân Rai và Nhân Cơ về cơ bản nằm trong khu vực bình ổn về kiến tạo, không thấy dấu vết của chuyển động phân dị trong giai đoạn Đệ Tứ. Đới đứt gãy Sông Ba có biểu hiện hoạt động trong giai đoạn Đệ Tứ nhưng kích thước đứt gãy hạn chế.
Từ khóa: GPS, Vận tốc tuyệt đối, kiến tạo hiện đại, vận tốc biến dạng, trục biến dạng nén cực đại, trục biến dạng giãn cực đại. .
Bản toàn văn: http://tapchi.vnu.edu.vn/upload/2016/01/1957/6.pdf File PDF

Phân tích tương quan giữa trượt lở đất và lượng mưa khu vực Mai Châu - Hòa Bình

Tóm tắt: Trượt lở đất khu vực huyện Mai Châu - tỉnh Hòa Bình được đánh giá trên cơ sở phân tích lượng mưa trong 25 năm (1990-2014) tại trạm Mai Châu và số liệu điều tra thống kê trượt lở đất trong khu vực. Phân tích đồ thị quan hệ giữa tập hợp số liệu mưa có và không xảy ra trượt lở đất đối với mưa ngày và mưa 3 ngày, 5 ngày, 7 ngày, 10 ngày và 15 ngày trước đó cho thấy trượt lở đất có thể đánh giá theo quan hệ giữa ngưỡng mưa ngày (P) và lượng mưa 10 ngày trước đó (P10), thể hiện bằng biểu thức: P = 128,41-0,076P10. Xác suất trượt lở đất theo thời gian được đánh giá theo phân phối Poisson là 66%; 96,1% và 99,5% đối với các chu kỳ lặp tương ứng 1 năm, 3 năm và 5 năm.
Từ khóa: Trượt lở đất, ngưỡng mưa, phân phối Poisson, Mai Châu. .
Bản toàn văn: http://tapchi.vnu.edu.vn/upload/2016/01/1956/5.pdf File PDF

Kết quả nghiên cứu ban đầu ảnh hưởng của nước biển dâng do biến đổi khí hậu đến xâm nhập mặn sông Hóa-Thái Bình

Tóm tắt: Thái Bình là một tỉnh có địa hình thấp nhất ở đồng bằng Bắc Bộ nên ảnh hưởng của nước biển dâng (NBD) đến xâm nhập mặn các sông trong tỉnh rất mạnh, trong đó có sông Hóa chảy qua khu vực cực Bắc của tỉnh và tiếp giáp với TP. Hải Phòng. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu mức độ xâm nhập mặn nước sông Hóa dưới ảnh hưởng của NBD bằng mô hình số. Các kết quả mô hình cho thấy chế độ xâm nhập mặn sông Hóa với lưu lượng dòng chảy trung bình ngày ở tần suất 85% và dao động mực nước triều theo giờ năm 2013, xâm nhập mặn mạnh nhất xảy ra vào tháng 1. Mặc dù xâm nhập mặn diễn ra mạnh mẽ vào mùa khô, trong các tháng mùa khô đầu năm có rất nhiều thời điểm nước sông có hàm lượng muối thấp hơn 1ppt, có khả năng cung cấp nước cho sinh hoạt và nông nghiệp. Ở điều kiện hiện tại của mực nước biển, trong các tháng mùa khô 1-4 xâm nhập mặn có nồng độ muối 1ppt dài nhất là 16,671km; khi NBD lên 50cm, 75cm và 100cm thì chiều dài xâm nhập mặn tương ứng là 18,059km; 18,510km và 18,959km (gia tăng tương ứng chỉ 1,388km; 1,839km và 2,288km, tương ứng lên 8,33%; 11,03% và 13,72%); chiều dài xâm nhập mặn ở kịch bản NBD=75cm lớn hơn so với NBD=50cm, và ở kịch bản NBD=100cm lớn hơn so với NBD=75cm là tương đương nhau và bằng khoảng 450m.
Từ khóa: Nước biển dâng (NBD), xâm nhập mặn, sông Hóa, mô hình, EFDC. .
Bản toàn văn: http://tapchi.vnu.edu.vn/upload/2016/01/1952/1.pdf File PDF

A Photoluminescence Study of Dy3+ Emissions in Zircon f-rom Central Highlands of Vietnam

Abstract: It has been known that among REEs, Dy3+ plays an important role in the structure of Zircon though it just exists as trace elements. The Dy3+ is structured in the zircon crystalline lattice and it has a good fluorescent response. F-rom all significant roles of this ion, this paper focused on clarifying the luminescence of Dy3+ in Zircon f-rom a mine in Central Highlands of Vietnam (Krong Nang, Dak Lak province) by Photoluminescence (PL) spectroscopy, Energy Dispersive spectrometer (EDS). The analytical results of EDS identified the presence of trace quantities of Dy3+in the bulk of zircon by the typical peaks. The PL spectra showed Dy3+ emissions at some c-haracterized band positions with the strongest band at 481nm (near 20790 cm-1) and 581 nm (near 17203 cm-1). The intensity of Dy3+ emissions f-rom zircon is related to the concentrations of this ion and its color; the higher the concentration of Dy3+, the higher the emission intensity and the brighter the color. The band width of the main peak of Dy3+ emissions is narrow indicating that the zircon structure is well crystalline.
Keywords: Zircon, Dy3+, Photoluminescence (PL) spectroscopy, Energy Dispersive spectrometer (EDS), Rare earth elements (REEs). .
Bản toàn văn: http://tapchi.vnu.edu.vn/upload/2016/01/1953/2.pdf File PDF

Đánh giá thích nghi sinh thái phục vụ phát triển kinh tế và bảo tồn rừng ngập mặn khu vực Mũi Cà Mau

Tóm tắt: Đánh giá thích nghi sinh thái là một bước đánh giá quan trọng trong đánh giá cảnh quan theo hướng kinh tế sinh thái phục vụ tổ chức không gian sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Trong bài báo, các tác giả đã đánh giá sự thích nghi của cảnh quan cho một số loài thực vật rừng ngập mặn (cây Mắm trắng (Avicennia alba), cây Đước (Rhizophoza apiculata)) và một số loại hình phát triển kinh tế (nuôi trồng thuỷ sản chuyên canh hoặc quảng canh cải tiến, du lịch sinh thái) phục vụ phát triển kinh tế và bảo tồn rừng ngập mặn khu vực Mũi Cà Mau. Việc đánh giá tổng hợp được thực hiện theo bài toán trung bình nhân từ các đánh giá thành phần, xác định trọng số của các yếu tố đánh giá dựa trên kết quả so sánh ảnh hưởng của các yếu tố theo phương pháp ma trận tam giác, phân hạng mức độ thích nghi dựa trên khoảng điểm tính theo công thức khoảng cách đều. Kết quả đánh giá cho thấy khu vực Mũi Cà Mau có tiềm năng cao trong việc phát triển và bảo tồn RNM nhờ sự thích nghi sinh thái của cây ngập mặn với diện tích lớn khu vực nghiên cứu. Tại khu vực Mũi Cà Mau có thể phát triển đồng thời 2 loại hình nuôi trồng thủy sản chuyên canh và quảng canh cải tiến do điều kiện sinh thái thuận lợi. Loại hình nuôi trồng thủy sản quảng canh cải tiến có tiềm năng phát triển tốt tại tiểu vùng cảnh quan Viên An, Đất Mũi, Đất Mới. Loại hình nuôi trồng thủy sản chuyên canh phát triển thích hợp tại tiểu vùng cảnh quan Đất Mới, Viên An. Du lịch sinh thái có tiềm năng phát triển tốt tại tiểu vùng cảnh quan bãi bồi phía Tây và tiểu vùng cảnh quan Đất Mũi.
Từ khóa: Mũi Cà Mau, rừng ngập mặn, Đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan. .
Bản toàn văn: http://tapchi.vnu.edu.vn/upload/2016/01/1954/3.pdf File PDF

Sử dụng kết hợp phương pháp giá trị thông tin và phân tích thứ bậc thành lập bản đồ nguy cơ trượt lở đất tỉnh Bắc Kạn

Tóm tắt: Trong bài báo này, chúng tôi đề cập đến việc sử dụng kết hợp phương pháp giá trị thông tin và phương pháp phân tích thứ bậc cho mục đích thành lập bản đồ nguy cơ trượt lở đất tỉnh Bắc Kạn. Theo đó, bản đồ hiện trạng trượt lở được thành lập dựa trên các kỹ thuật giải đoán ảnh lập thể (ảnh vệ tinh độ phân giải cao và siêu cao chồng phủ lên mô hình số độ cao) kết hợp với điều tra thực địa. Nguy cơ trượt lở được tính thông qua phân tích mối tương quan giữa hiện trạng trượt lở tại khu vực nghiên cứu với các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát sinh tai biến trượt lở cũng như phân tích mức độ quan trọng giữa các nhân tố gây trượt lở với nhau. Bản đồ nguy cơ trượt lở được kiểm chứng bằng phương pháp diện tích dưới đường cong cho giá trị AUC = 0,78.
Keywords: Landslide, information value, AHP. .
Bản toàn văn: http://tapchi.vnu.edu.vn/upload/2016/01/1955/4.pdf File PDF
 
Liên kết website khác