Cán bộ trẻ Viện Địa lý bảo vệ đề tài khoa học trẻ năm 2013

26/12/2013 11:59

Toàn cảnh buổi bảo vệ, đông đảo cán bộ trẻ của Viện đã tới dự để học hỏi và trau dồi kiến thức chuyên môn


Mặc dù mục tiêu của các đề tài khoa học trẻ chủ yếu nhằm cung cấp phương pháp tiếp cận nghiên cứu khoa học và tập dượt để cán bộ nghiên cứu khoa học trẻ sẵn sàng cho nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ của đơn vị nhưng nhiều nghiên cứu viên trẻ của Viện Địa lý đã thể hiện tốt tư duy lô-gíc, sáng tạo khi thực hiện các đề tài khoa học của mình. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn một số ít các chủ nhiệm đề tài chưa bao  quát hết những việc cần làm khi xây dựng mục tiêu và nội dung nghiên cứu vượt tầm một đề tài khoa học trẻ nên báo cáo chưa tập trung làm rõ những thành quả cụ thể của đề tài.

 



ThS. Nguyễn Kim Anh báo cáo đề tài “Tích hợp GIS, Viễn thám và AHP trong đánh giá rủi ro môi trường, lấy ví dụ khu vực nghiên cứu huyện Đông Triều – Quảng Ninh.


ThS. Lê Vân Anh báo cáo đề tài Nghiên cứu nhiệt độ bề mặt sử dụng phương pháp tính toán độ phát xạ từ chỉ số thực vật (NDVI), ứng dụng thử nghiệm cho thành phố Hải Phòng”


ThS. Võ Trọng Hoàng báo cáo đề tài “Lượng giá carbon lưu trữ trong các hệ sinh thái bằng mô hình INVEST. Thí điểm nghiên cứu tại tỉnh Nghệ An”


ThS. Nguyễn Văn Hồng báo cáo đề tài “Thành lập bản đồ cảnh quan 3 huyện Con Cuông, Tương Dương và Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, tỷ lệ 1: 100.000 phục vụ mục đích ứng dụng thực tiễn”


ThS. Nguyễn Thị Lan Hương báo cáo đề tài “Xác định hàm lượng kim loại nặng (Pb, Cd, Hg, As) trong đất, nước, rau phục vụ phát triển rau toàn xã Vân Nội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội”


ThS. Đào Thị Lưu báo cáo đề tài “Nghiên cứu một số mô hình phát triển sinh kế bền vững tại VQG Xuân Thủy, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định”


ThS. Phạm Thị Lý báo cáo đề tài “Các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong nông nghiệp tại huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam”


ThS. Nguyễn Thị Thủy báo cáo đề tài “Nghiên cứu địa lý phát sinh và thoái hóa đất thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng phục vụ sử dụng đất bền vững”

 

 

ThS. Nguyễn Thu Nhung có báo cáo đề tài "Xác định sức chịu tải thực tế vùng du lịch sinh thái Quốc gia Măng Đen phục vụ công tác quản lý”.

Đề tài “Nghiên cứu, đánh giá xói mòn đất tỉnh Kon Tum phục vụ sử dụng đất bền vững” do ThS. Nguyễn Văn Dũng làm chủ nhiệm không báo cáo vì tác giả đang bận đi học tại nước ngoài.


Kết thúc buổi bảo vệ, Hội đồng Khoa học Viện Địa lý đánh giá 8/9 đề tài đạt mức xuất sắc, có một đề tài đạt mức khá bên cạnh một đề tài không bảo vệ của ThS. Nguyễn Văn Dũng. Như vậy, với việc tất cả các chủ nhiệm đề tài khoa học trẻ đều có trình độ thạc sĩ trở lên, trong tương lai gần, lực lượng nghiên cứu khoa học của Viện Địa lý hứa hẹn nhiều tiềm năng, đa lĩnh vực.

Liên kết website khác