Tác giả: Lê Đức An – Uông Đình Khanh
Khổ sách: 16x24cm
Số trang: 659 trang
Cuốn chuyên khảo giới thiệu tương đối toàn diện về đặc điểm địa hình Việt Nam, bối cảnh phát sinh và phát triển của nó; cũng đề cập đến các tài nguyên địa mạo, các tai biến địa mạo và vấn đề phân vùng địa mạo lãnh thổ Việt Nam.
Địa hình Việt Nam được mô tả trên quan điểm của học thuyết về kiến trúc hình thái và chạm trổ hình thái, gắn với điều kiện kiến tạo và thiên nhiên nhiệt đới ẩm Đông Nam Á. Lần đầu tiên đã trình bày khá đầy đủ về địa mạo Biển Đông, đặc biệt là về địa mạo vùng biển Việt Nam, bao gồm bờ biển, đầm phá, cửa sông, vũng vịnh, hệ thống đảo ven bờ và các quần đảo khơi xa Hoàng Sa và Trường Sa.
Tài nguyên địa mạo Việt Nam được trình bày thông qua các di sản địa mạo cùng các tài nguyên có liên quan trực tiếp; đó là tài nguyên vị thế, tài nguyên khoáng sản và tài nguyên du lịch.
Các tai biến địa mạo được đề cập bao gồm trượt lở, sụt lún đất, lũ quét, lũ bùn đá, lũ lụt, xói lở bờ sông, bờ biển, cát di động và tai biến liên quan đến mực nước biển dâng.
Cuối cuốn sách có thành lập các sơ đồ phân vùng địa mạo bán đảo Đông Dương, phân vùng địa mạo Việt Nam (phần đất liền), phân vùng địa mạo đáy biển Việt Nam và kế cận. Cuốn sách có 659 trang, 4 phần, 12 chương, cùng 46 hình, 84 bảng và 86 ảnh.