Diễn biến phát triển nông nghiệp của tỉnh Kon Tum trong giai đoạn 2005 - 2011

30/09/2014 03:59
 
1. Mở đầu

Kontum là tỉnh miền núi của vùng Tây Nguyên - vùng được đánh giá có tiềm năng phát triển nông nghiệp của cả nước, nhưng Kon Tum lại có tổng thu nhập nông nghiệp bình quân thấp nhất vùng do gặp phải rất nhiều khó khăn (bao gồm cả chủ quan và khách quan) như  địa hình bị chia cắt, độ dốc lớn, dễ bị mất đất do xói mòn, rửa trôi, đất có khả ngăng nông nghiệp chỉ bằng 10% của toàn vùng, hơn ¼ diện tích đất bị thoái hóa cần được cải tạo, nguy cơ thiếu nước đe dọa, công tác nghiên cứu, đánh giá các giống cây trồng, vật nuôi bản địa chưa được tiến hành một cách đầy đủ, sản xuất nông nghiệp vùng sâu, vùng xa còn quảng canh, du canh; tình trạng bóc lột tài nguyên đất và trong lòng đất, rừng và động, thực vật rừng đã và đang làm lãng phí nguồn tài nguyên quý hiếm không thể tái tạo được,… Tuy nhiên, nhìn chung nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chủ đạo của tỉnh, trong những năm qua đã đóng vai trò tích cực trong việc đưa nền kinh tế của tỉnh phát triển, góp phần giải quyết việc làm cho khoảng 72% lao động, đóng góp cho tổng thu ngân sách của địa phương khoảng 45 %, giá trị xuất khẩu 70 - 75%; Đáp ứng cơ bản về lương thực, thực phẩm cho nhu cầu thiết yếu của nhân dân và cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp địa phương phát triển.

2. Thực trạng phát triển nông nghiệp tỉnh Kontum giai đoạn 2005 - 2011

2.1 Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp

Trong những năm vừa qua (2005-2011) ngành nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng bình quân tương đối ổn định giữa các năm. Tuy vậy, trong đó, ngành lâm nghiệp do tác động của chính sách đóng cửa rừng nên suốt từ năm 2005 đến năm 2011 luôn có tốc độ tăng không cao. Riêng ngành thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2005 - 2011 tương đối cao (9,1%). Tốc độ tăng cao của ngành thuỷ sản trong những năm qua thể hiện sự quan tâm của các cấp các ngành và sự nỗ lực của cán bộ và nhân dân trong tỉnh trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi (Bảng 1).
 
Bảng 1. Tăng trưởng kinh tế nông nghiệp tỉnh Kontum
Chỉ tiêu Tổng GTSX nông nghiệp 1. Nông nghiệp 2. Lâm nghiệp 3. Thủy sản
2005 927567 840653 76782 10132
2006 1051158 974457 65503 11198
2007 1107264 1022717 71256 13291
2008 1222691 1144194 63819 14678
2009 1258420 1162839 77222 18359
2010 1361803 1281187 62092 18524
2011 1452363 1379593 55712 17058
Tốc độ tăng trưởng (%) 7,8 8,6 5,2 9,1
 
Đơn vị tính: triệu đồng (giá 1994)
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kontum 2011
 
Qua bảng 1 cũng cho thấy vai trò của kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ đạo trong tỉnh, nông lâm thuỷ sản phát triển theo hướng hàng hoá ngày càng được chuyên sâu, nhưng do điểm xuất phát thấp so với bình quân chung của cả nước. Cho nên tốc độ tăng trưởng cao trong giai đoạn 2005 - 2011 chưa đủ làm cho kinh tế tỉnh Kon Tum phát triển ngang bằng với các tỉnh trong khu vực và cả nước.
 
Bảng 2. Giá  trị, cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp theo ngành tỉnh Kontum
 
Năm Tổng GTSX nông nghiệp 1. Nông nghiệp 2. Lâm nghiệp 3. Thủy sản
Giá trị
(tr.đồng)
Cơ cấu
(%)
Giá trị
(tr.đồng)
Cơ cấu
(%)
Giá trị
(tr.đồng)
Cơ cấu
(%)
Giá trị
(tr.đồng)
Cơ cấu
(%)
2005 1159531 100 1025971 88,5 120081 10,4 13479 1,1
2006 1541733 100 1422404 92,2 103931 6,7 15398 1,1
2007 2117507 100 1934054 91,3 159960 7,6 23493 1,1
2008 3143730 100 2894014 92,1 218591 6,9 31125 1
2009 3399980 100 3052886 89,8 308237 9,1 38857 1,1
2010 3962291 100 3681089 92,9 241246 6,1 39956 1
2011 5775101 100 5464205 94,6 248278 4,3 62618 1,1
 
 
Đơn vị tính: triệu đồng (giá thực tế)
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kontum năm 2011
 
Phân tích cơ cấu giá trị sản xuất theo nhóm ngành nông - lâm - thuỷ sản trong bảng 2 cho thấy: trong cơ cấu nội bộ nhóm ngành thì ngành nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo và luôn tăng qua các năm còn ngành lâm nghiệp và thủy sản luôn giảm và chiếm vị trí không đáng kể trong cơ cấu GDP của nhóm ngành này. Tỷ trọng của ngành nông nghiệp tăng từ 88,5%  năm 2005 lên 94,6% năm 2011 trong khi tỷ trọng của ngành Lâm nghiệp giảm mạnh từ 10,4% năm 2005 xuống còn  4,3% năm 2011. Nguyên nhân là do ngành lâm nghiệp từ sau khi có chính sách đóng cửa rừng đã chuyển từ khai thác gỗ là chính ở những năm trước đó sang trồng và chăm sóc rừng là chính trong những năm gần đây nên giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp giảm sút. Tỷ trọng của ngành thủy sản rất nhỏ bé, nó chỉ chiếm 1,1% (năm 2011) tổng giá trị sản xuất của nhóm ngành này. Các sản phẩm của ngành thủy sản chủ yếu được nuôi trong các ao, hồ, đập thủy lợi, thủy điện ... để phục vụ nhu cầu tại chỗ trong dân.

2.2 Kết quả sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh Kontum giai đoạn 2005 - 2011

2.2.1 Trồng trọt

Những năm qua, sản xuất trồng trọt tập trung vào 2 nhóm cây chính là: cây lương thực có hạt và cây hàng hoá gồm sắn, mía, cao su, cà phê, chè, hồ tiêu, điều. Năm 2011 giá trị sản xuất của trồng trọt chiếm 82,83 % giá trị sản xuất ngành nông nghiệp [1].

+ Nhóm cây lương thực có hạt (bảng 3): Diện tích gieo trồng cây lương thực từ 32.943 ha năm 2005 giảm còn 29.957 ha năm 2011 (giảm 2.986 ha, trong đó có 982 ha do bị ngập ở các hồ thuỷ điện), sản lượng lương thực từ 98.123 tấn năm 2005 đạt 103.293 tấn năm 2011, bình quân lương thực đầu người năm 2005 là 254 kg/người/năm giảm còn 227 kg năm. Nếu chỉ chia cho dân số nông thôn thì bình quân là 348 kg/người/năm.
 
Bảng 3. Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng nhóm cây lương thực có hạt
    ĐVT Các năm
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
  Tổng DT Ha 32.943 32.421 31.933 31.367 31.961 30.376 29.957
1 DT cây lúa Ha 23.264 23.218 23.231 23.345 23.764 22.405 22.614
  Năng suất Tạ/ha 28,29 30,55 32,13 33,14 32,57 34,68 34,05
  Sản lượng Tấn 65.810 70.936 74.644 77.374 77.450 77.702 76.999
2 Ngô cả năm Ha 9.679 9.203 8.702 8.022 8.197 7.971 7.343
  Năng suất Tạ/ha 33,38 32,82 34,98 35,35 34,65 35,64 35,75
  Sản lượng Tấn 32.313 30.203 30.436 28.360 28.404 28.410 26.294
 
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kontum năm 2011)
 
 
- Cây lúa: Trong sản xuất lương thực, sản xuất lúa tăng ổn định từ 2005 - 2009, song từ 2010 đến nay diện tích cho gieo trồng giảm, song sản lượng tăng khá và ổn định. Diện tích gieo trồng lúa từ 23.264 ha năm 2005 tăng lên 23.764 ha năm 2009, giảm xuống 22.614 ha năm 2011, sản lượng thóc từ 65.810 tấn năm 2005 lên 76.999 tấn năm 2011. Điều đó cho thấy rằng với sự đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi, cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống, công tác khuyến nông đã  làm cho ngàn nông nghiệp có sự chuyển biến tích cực. Cơ cấu giống lúa trên địa bàn tỉnh ngày càng đa dạng. Nhiều giống lúa có năng suất cao, chất lượng gạo ngon, có khả năng chịu lạnh khá đã được các địa phương gieo trồng như: Nhị ưu 838; HT1, DR2… Nhiều địa phương có tỷ lệ diện tích sử dụng giống lúa lai phát triển mạnh như: huyện Đak Hà, Thị xã KonTum, huyện Đăk Tô, huyện Ngọc Hồi... Đây là những yếu tố góp phần quan trọng đưa năng suất lúa năn sau cao hơn năm trước.

- Cây ngô: Cùng với cây lúa, cây ngô cũng được chú trọng phát triển, một loạt các giống ngô mới như DK888; DK 999; LVN10; DK171; DK989…, đã được đưa vào sản xuất, kết hợp với thâm canh đã góp phần đưa năng suất ngô bình quân từ 33,38 tạ/ha năm 2005 lên 35,75 tạ/ha năm 2011. Ngoài vụ ngô truyền thống gieo trong mùa mưa, một số địa phương đã sản xuất ngô vụ 2 (gieo tháng 7, tháng 8) đạt năng suất tương đương vụ 1 lại thuận lợi khi thu hoạch vào mùa khô nên hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn ngô vụ 1.
 
+ Nhóm cây hàng hoá (bảng 4):
 
- Cây sắn: Theo số liệu thống kê, diện tích sắn năm 2011 là 41.709 ha tăng hơn 1,5 lần so với năm 2005 và vượt xa diện tích quy hoạch theo đề án điều chỉnh Quy hoạch phát triển một số cây hàng hoá chủ yếu (năm 2007). Trên thực tế diện tích sắn có thể còn cao hơn số liệu báo cáo do không thống kê được những diện tích mà người dân trồng trên đất rừng. Mặc dù cây sắn đã đóng góp nhiều vào giá trị hàng nông sản tỉnh Kontum song việc phát triển sắn ồ ạt không theo quy hoạch như hiện nay, đặc biệt là việc phá rừng để trồng sắn nếu không được ngăn chặn thì những năm tới đây chúng ta sẽ phải trả giá vì môi trường bị huỷ hoại.

- Cây mía: Những năm gần đây diện tích mía có xu hướng giảm do giá cả thiếu ổn định làm cho người dân chưa an tâm, duy trì và mở rộng sản xuất mía, bên cạnh đó một số diện tích trồng mía bị ngập do lòng hồ thuỷ điện, một số diện tích bị cây sắn cạnh tranh. Diện tích mía giảm từ 2.771 ha (năm 2005) xuống còn 1770 ha (năm 2011).
 
Bảng 4. Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng nhóm cây hàng hóa tỉnh Kontum
TT Chỉ tiêu ĐVT Các năm
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
1 Sắn Ha 27.766 32.008 35.750 37.786 37.275 37.688 41.709
  Năng suất tươi Tạ/ha 134,07 140,00 141,81 149,11 145,67 149,50 150,80
  Sản lượng Tấn 372.271 448.105 506.961 563.435 542.971 563.432 628.981
2 Mía Ha 2.771 2.730 2.805 2.333 2.067 1.898 1.770
  Năng suất Tạ/ha 417,09 451,59 455,14 471,98 462,58 - -
  Sản lượng Tấn 115.577 123.283 127.667 110.114 95.612 91.391 87.082
3 Cà phê Ha 10.752 9.844 9.949 10.360 11.109 11.502 11.870
  Diện tích thu hoạch Ha 10.635 9.759 9.683 9.626 9.774 10018 10404
  Năng suất Tạ/ha 13,47 20,25 17,09 19 19,47 - -
  Sản lượng cà phê nhân Tấn 14.326 19.761 16.548 21.764 19.110 21.206 26.281
4 Cao su Ha 19.830 22.467 26.069 31.757 37.054 43.847 56.888
  Dịên tích thu hoạch Ha 7.663 9.871 12.443 13.187 15.874 174.74 19.619
  Năng suất Tạ/ha 9,71 9,58 10,65 12,18 12,78 - -
  Sản lượng mủ cao su Tấn 7.441 9.452 13.253 16.259 20.272 23.730 26.628
5 Hồ tiêu Ha 1.279 1.774 2.990 5.698 74 71 73
  Diện tích thu hoạch Ha - - 83 73 70 66 69
  Sản lượng hồ tiêu Tấn - - 97 98 99 96 96
6 Điều Ha - - 974 364 248 180 131
  Diện tích thu hoạch Ha - - 75 125 173 135 93
  Sản lượng hồ tiêu Tấn - - 50 75 88 110 94
7 Chè Ha - - 30 13 13 13 12
  Diện tích thu hoạch Ha - - 26 13 13 13 12
  Sản lượng hồ tiêu Tấn - - 55 31 30 31 29
 
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kontum năm 2011)
 
- Cây cà phê: Những năm gần đây do có sự quan tâm mở rộng diện tích trồng mới cây cà phê chè tại các xã thuộc vùng Đông Trường Sơn nên đã đưa diện tích toàn tỉnh đạt 11.502 ha (năm 2011). Cây cà phê chè được trồng ở vùng đông trường sơn trong những năm qua đã khẳng định được sự phù hợp về mặt sinh thái. Tuy nhiên do tập quán canh tác của đồng bào địa phương nên mức độ đầu tư và chăm sóc có hạn, cây cà phê chè chưa thể hiện được hết tiềm năng của giống.

- Cây cao su: Diện tích đạt 43.843 ha vào năm 2011. Diện tích cao su tăng tương đối đều qua các năm và tăng mạnh từ khi tỉnh cho xây dựng dự án quy hoạch phát triển cây cao su giai đoạn 2008 – 2015. Theo khảo sát thực tế, diện tích đất bố trí trồng cao su cần phải chuyển đổi (từ đất lâm nghiệp, đất trồng cây hàng năm) đang gặp khó khăn.

- Cây hồ tiêu, điều, chè: Diện tích cây hồ tiêu, chè, điều giảm mạnh từ 2990 ha (hồ tiêu), 974 ha (điều), 30 ha (chè) năm 2007 xuống còn xấp xỉ 100 ha năm 2011.

+ Cây ăn quả và cây dược liệu:
 
- Cây ăn quả hiện chiếm tỷ trọng thấp trong nhóm cây dài ngày, chủ yếu được trồng trong vườn nhà với quy mô nhỏ và rải rác. Kon Tum có tập đoàn giống cây ăn quả phong phú nhưng chưa có sự chọn lọc, chưa có sản phẩm hàng hoá. Năm 2011 tổng diện tích cây ăn quả chủ yếu (cam, quýt, bưởi, xoài, nhãn) toàn tỉnh có 929 ha, trong đó: nhóm cam, quýt, bưởi 255 ha, sản lượng 625 tấn; Xoài có 294 ha, sản lượng 1.664 tấn; Nhãn 380 ha, sản lượng 2.558 tấn.

- Cây sâm khu 5, một dược liệu quý hiếm và nổi tiếng phát triển ở vùng núi cao Ngọc Linh thuộc huyện Đăk Tô và Đăkglei ở độ cao trên 1.500 m hiện đang được bảo vệ, duy trì và phát triển.
 
2.2.2 Diễn biến số lượng, chất lượng đàn gia súc, gia cầm

Tính đến hết năm 2011, tổng đàn trâu có 20.410 con, tăng 6.316 con so với năm 2005. Đàn bò có 68.780 con, tăng 1.352 con so với năm 2005. Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, từ năm 2006 đến nay ngành chăn nuôi của tỉnh gặp nhiều khó khăn bởi thiên tai, dịch bệnh; giá cả vật tư, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y liên tục tăng cao, nên đầu gia súc, gia cầm toàn tỉnh không có sự tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi của tỉnh bước đầu đã hình thành vùng sản xuất chăn nuôi tập trung, các trang trại chăn nuôi có quy mô lớn như các trang trại chăn nuôi lợn giống, lợn thịt tại Đăk Hà, Kon Rẫy, chăn nuôi bò tại Đăk Tô, Sa Thầy, nuôi ong mật tại thành phố Kon Tum...
 
Bảng 5. Diễn biến đàn gia súc, gia cầm tỉnh Kontum
TT Chỉ tiêu ĐVT Các năm 
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
1 Tổng đàn trâu Con 14.091 15.395 18.077 19.347 20.098 21.080 20.410
2 Tổng đàn bò Con 67.428 77.608 82.248 80.680 74.406 74.060 68.780
3 Tổng đàn lợn Con 122.890 86.426 97.959 111.045 133.241 129.780 120.250
4 Tổng đàn gia cầm Con 459.045 425.735 651.980 567.482 658.000 700.000 700.000
5. Đàn dê Con 6.202 6.724 9.062 8.613 8.260 8.190 6.380
 
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kontum năm 2011)
 
2.3 Kết qủa sản xuất ngành lâm nghiệp tỉnh Kontum

Từ năm 2005 đến nay, tỉnh đã thực hiện khá nghiêm túc chủ trương đóng cửa rừng, không tổ chức khai thác rừng tự nhiên (chỉ khai thác tận dụng gỗ trên diện tích chuyển đổi rừng sang mục đích khác để xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện và chuyển đổi rừng sang trồng cao su theo quy hoạch).
 
Bảng 6. Kết quả sản xuất lâm nghiệp tỉnh Kontum
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng
DT rừng trồng tập trung - Ha 604 1.418 3.872 2.480 2.966 6.030 1.580 18.950
DT trồng cây phân tán - Ha 518 350 985 921 956 1.872 1.860 7.462
DT rừng được chăm sóc - Ha 11.249 3.340 3.288 3.125 6.294 7.290 7.457 42.043
DT rừng được tu bổ - Ha 3.501 2.342 1.656 1.836 2.001 8.700 7.506 27.542
nông nghiệptốc độtương đốiổn địnhtuy vậylâm nghiệptác độnggiai đoạn
Liên kết website khác