Kết quả này có được khi các nhà khoa học tại Trung tâm trên tiến hành tìm hiểu về trận động đất sóng thần ở Nhật Bản hồi tháng 3/2011.
Nhà khoa học Andrey Babeyko của Trung tâm nghiên cứu địa lý Đức ở Postdam cho biết: "Trong trường hợp xảy ra trận động đấy ở Fukushima, chúng tôi đã phân tích những dữ liệu từ 500 trạm GPS và cho thấy một chỉ số khá chính xác về cường độ 9.0 độ richter của trận động đất. Ngoài ra, chúng tôi còn dự đoán được về thời điểm xảy ra trận sóng thần sau đó".
Theo ông Andrey Babeyko, các trạm GPS có thể được sử dụng như một tấm lá chắn thông báo sóng thần sớm.
Những phát hiện nêu trên mới được đưa ra trình bày ở Liên hiệp Địa lý châu Âu tại Vienna.
Cũng theo các nhà nghiên cứu, nếu một trận động đấy xảy ra ở gần bờ, cần phải mất khoảng 20-30 phút trước khi một trận sóng thầm được cảnh báo sẽ tới đất liền, song các phương pháp của GPS có thể được triển khai ngay khi trận động đất đang xảy ra.
Cách đo lường truyền thống cần có thời gian để cung cấp ra những bức ảnh có độ chính xác, thường để đánh giá tâm chấn.