Nội dung thâm vấn xây dựng và nâng cao uy tín Viện Địa lý Quốc gia, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam có 4 vấn đề:
VẤN ĐỀ 1: Đánh giá thực trạng tiềm lực của viện địa lý hiện nay: Nguồn nhân lực
Các công trình khoa học đã công bố
Các đề tài/ dự án đã và đang thực hiện
Các nhóm nghiên cứu mạnh
Hiện trạng nguồn nhân lực STT | Phòng | Số cán bộ cơ hữu | H.đồng |
Tổng | TSKH, GS. | PGS | TS | THS, CN | |
1 | Địa lí biển và hải đảo | 6 | 1 | - | 1 | 4 (3+1) | 3 |
2 | Môi trường địa lí | 6 | 1 | - | 1 | 4 (3+1) | 2 |
3 | N. cứu và XLTT MT | 6 | - | 1 | 1 | 4 (3+1) | 1 |
4 | Địa lí thủy văn | 3 | - | - | - | 3 (3+0) | 2 |
5 | TN nước dưới đất | 5 | - | - | 1 | 4 (4+0) | - |
6 | Địa lí đới bờ | 6 | - | - | 2 | 4 (0+4) | 2 |
7 | Sinh thái CQ | 7 | - | 1 | - | 6 (4+2) | 2 |
8 | T.nhưỡng và TN đất | 6 | - | - | 2 | 4 (4+0) | 2 |
9 | Địa lí KT-XH vàNV | 7 | - | - | 1 | 6 (4+2) | 1 |
10 | Địa mạo - Địa đ. lực | 5 | - | - | 2 | 3 (2+1) | - |
11 | Địa lí khí hậu | 4 | - | - | 1 | 3 (2+1) | 2 |
12 | Địa lí sinh vật | 6 | - | - | 1 | 5 (2+3) | 1 |
13 | VT, bản đồ và GIS | 7 | - | 1 | 1 | 5 (2+3) | 2 |
14 | Phân tích TNTH đ. lí | 6 | - | - | 2 | 4 (4+0) | 2 |
15 | Trạm NC q. trắc địa lí MT đ.bằng B.Bộ | 1 | - | - | - | 1 (0+1) | 3 |
16 | Trạm NC t. hợp đa ngành TN MT miền Trung | 4 | - | - | - | 4 (1+3) | 1 |
17 | Quản lí tổng hợp | 6 | - | - | - | 6 (0+6) | 6 |
- Lực lượng có trình độ cao: 21/91 (Chiếm 23%)
- Trong đó lực lượng có học vị từ PGS, GS, TSKH : 5/91 (Chiếm gần 5%)
Hiện trạng các công trình công bố: Công trình KH đã công bố | Trước 2010 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2010-2014 |
Bài báo quốc tế | Thuộc danh mục TC ISI | | 0 | - | 4 | 3 | 5 | 12 |
TC chuyên ngành | | 1 | 4 | 2 | 3 | 6 | 16 |
Hội nghị | | - | - | - | - | 6 | 6 |
Bài báo trong nước | Tạp chí có uy tín | | 10 | 2 | 4 | 29 | 16 | 61 |
Tạp chí khác + Hội thảo QG | | 49 | 14 | 42 | 38 | 50 | 143 |
Bằng phát minh sáng chế & giải pháp hữu ích | P. minh sáng chế | | 1 | - | - | - | - | 2 |
G.pháp hữu ích | | 1 | - | - | - | - |
Sách chuyên khảo & tham khảo | Chuyên khảo, Tham khảo | | 1 | 2 | 7 | - | - | 10 |
Các đề tài đã và đang thực hiện (1993-2013) STT | Đề tài /Dự án | Số lượng | Ghi chú |
1 | Đề tài cấp NN | Trên 50 | NC các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biển và hải đảo ( Có một số công trình nghiên cứu của sông ven biển, biển và hải đảo ven bờ…) |
2 | Dự án hợp tác Q. tế | 14 | |
3 | Đề tài cấp Bộ và tương đương | Trên 200 | |
CÁC NHÓM NGHIÊN CỨU Mạnh ( có người đứng đầu có trình độ cao, có khả năng NC lý luạn và thực tiễn, tìm kiếm các đề tài NN, Họp tác Q. tế, có khả năng tập hợp lực lượng làm việc theo nhóm, cônG bố khoa học trên tC q.ế và TC Trong nước U.Tín)
STT | Tên nhóm NC | Trưởng nhóm NC | Số CB t. gia |
1 | Tài nguyên nước và Động lực cửa sông | PGS.TSKH N.V. Cư | |
2 | Địa lý Tổng hợp | GS.TSKH P.H. Hải | |
3 | Địa lý Tổng hợp | PGS.TS L.Vĩnh Cẩm | |
4 | Tài nguyên và MT đất | TS N.Đ. Kỳ | |
5 | RS & GIS | PGS.TS N.Đ. Dương | |
6 | RS & GIS | PGS.TS N.Q. Vinh | |
NHẬN XÉT 1. Nguồn nhân lực
Viện Địa lý có tiềm lực khoa học về Địa lý lớn nhất quốc gia ( Gần 100 nhà Địa lý, trong đó có một số cán bộ đầu đàn của một số lĩnh vực Địa lý )
So với nhu cầu , lực lượng chưa đạt ý muốn (Lẽ ra lực lượng có trình độ TS trở lên phải đạt con số cao hơn nhiều)
Các nhà địa lý hiện có uy tín hiện nay là các nhà Khoa học có trình độ cao, biết một hoặc nhiều ngoại ngữ (Sử dụng và giao tiếp)
Các nhà địa lý trẻ khác có sức bật trong NC còn đang ở dạng tiềm năng.
Các nhóm NC mạnh có khả năng tìm kiếm đề tài cấp NN, hợp tác Q. tế và huy động được lực lượng đông cán bộ tham gia tập trung chủ yếu vào các nhóm có nhà Khoa học đứng đầu .
2. Công trình công bố
Công bố quốc tế (trên các tạp chí thuộc danh sách ISI) có chuyển biến tốt, nhất là 3 năm cuối.
Công bố trong nước trên TC có uy tín đang có xu hướng tăng
Phát minh, sáng kiến và giải pháp hữu ích: ít, rất ít
Sách chuyên khảo/tham khảo: 10 ( Chưa có đánh giá chất lượng )
3. Cơ cấu các ngành, chuyên ngành
Chủ yếu các chuyên ngành thuộc địa lý tự nhiên, chưa chú ý phát triển Địa lý KTXH.
Một số chuyên ngành có sự khởi đầu rất tốt, hoặc là linh hồn của sự bảo BV TN nhưng chưa tạo ra vị thế, uy tín cao trong khoa học (Chẳng hạn, VT và GIS hoặc chưa tập trung đầu tư phát triển: Phòng Địa lý sinh vật).
Phòng thí nghiệm …..
Câu hỏi đặt ra Vấn đề liên kết các phòng chuyên môn để giải quyết các vấn đề lớn.
Viện cần rút ra những vấn đề lý luận địa lý VN nào đã giải quyết được, những vấn đề nào chưa được giải quyết theo kế hoạch đã định (chẳng hạn, bộ chuyên khảo về địa lý tự nhiên Việt Nam). Vấn đề này còn tiếp tục theo đuổi không?
Viện đã có kế hoạch nghiên cứu và phát triển lý luận địa lý Việt Nam hay để tự phát.
Các công trình nào của cá nhân tác giả hoặc tập thể tác giả có thể lựa chọn đề nghị xét duyệt giải thưởng cấp NN hoặc giải thưởng Hồ Chí Minh.
VẤN ĐỀ 2: Phát hiện những vấn đề có thể tạo ra các hướng nghiên cứu có hiệu quả cho Viện Địa lý trong thời gian tới Cơ sở lựa chọn:
Dựa vào Chiến lược pt KHCN của VN giai đoạn 2011-2020
Quy hoạch phát triển Viện Hàn Lâm KHCN Vn đến 2020, tầm nhìn dến 2030( TTCP phê duyệt 1/2/2011)
Chương trình trọng điểm cấp NN ( KHCN biển, TNTN và TBTN)
Khả năng của Viện
Quan điểm NC: (thực hiện nhiêm vụ của Viện trong Viện HL và theo Chiến lược pt KHCN của quốc gia)
Ưu tiên tập trung NC những vấn đề lý luận địa lý VN trên cơ sở đẩy mạnh các nghiên cứu ứng dụng phục vụ phát triển KTXH và bảo vệ MT các vùng lãnh thổ và các địa phương
Ưu tiên các nghiên cứu mang tính liên ngành trên cơ sở kết nối các nghiên cứu chuyên ngành ( Liên kết các phòng chuyên môn ) để tạo ra sản phẩm có sự đột phá trong nghiên cứu địa lý.
NHIỆM VỤ
Viện phải đặt ra kế hoạch phát triển trong giai đoạn 10-20 năm, trong đó có nội dung KHCN gắn với phát triển nguồn nhân lực
Giải quyết vấn đề lý luận ĐLVN: Xây dựng một số đề tài cấp Viện Hàn lâm theo hướng giải quyết các vấn đề mũi nhọn của địa lý ( Theo đặt hàng của Viện và có thể giao cho tập thể nào có khả năng thực hiện)
Những vấn đề cấp bách quy mô vùng có thể được giải quyết bởi các nhà địa lý theo một số hướng sau:
Liên quan đới bờ, biển và hải đảo: có hai vấn đề chính
+ Xây dựng cơ sở dữ liệu ĐKTN, TNTN, KTXH, chủ quyền..về Hệ thống biển, đảo thuộc biển Đông Việt Nam trên nền WEBGIS ( Ngồn kinh phí Viện Hàn lâm ).
+ Quy hoạch không gian biển cho toàn bộ đới bờ biển Việt Nam theo phương pháp luận thống nhất ( Viện đứng ra chủ trì, tập hợp lực lượng các nhà khoa học trong và ngoài viện )
Liên quan đến đất liền
Tiếp tục tìm kiếm các đề tài thuộc chương trình Tây Nguyên 3 (Chẳng hạn, liên kết vùng trong pt kinh tế và BVMT với Đông Nam Bộ và TP HCM, ….)
Cho 2015- 2025
Rà soát phát triển kinh tế vùng và quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội VN thống nhất các vùng bao gồm cả đất liền và biển- hải đảo ( Viện Địa lý đứng ra chủ trì, tập hợp lực lượng các nhà khoa học của Hội Địa lý, lực lượng trong và ngoài viện)
VẤN ĐỀ 3: Những thay đổi cần thiết của Viện Đ.lý để phù hợp với các chính sách mới về KHCN của Nhà Nước ( Xin chỉnh lại VĐ 3 : Những thay đổi cần thiết của Viện Địa lý để p. triển Viện xứng tầm Viện NC địa lý QG trong bối cảnh mới )
Người lãnh đạo phải có bản lĩnh xây dựng ngành địa lý tầm quốc gia, có khả năng tập hợp quần chúng cùng xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển trong thời gian dài.
Kiên định ý tưởng phát triển nguồn nhân lực khoa học chất lượng cao theo các quy chế cụ thể (chẳng hạn: có trình độ TS, học hàm, có ngoại ngữ); Tạo điều kiện phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh.
Phải có sự liên kết giữa các nhóm nghiên cứu trong giải quyết các vấn đề cụ thể.
Nâng tầm sản phẩm khoa học của các đề tài dự án thuộc quyền quản lý của Viện ( Chẳng hạn: công bố quốc tế, tạp chí trong nước có uy tín)
Tiếp tục và đẩy mạnh xây dựng một số hướng mũi nhọn: Địa lý tổng hợp, Đia lý biển đảo, VT&GIS trong quản lý TNMT;
Tăng cường trang thiết bị, xây dựng các phòng thí nghiệm chuẩn quốc gia, các công cụ khảo sát, phân tích, cơ sở dữ liệu VT,... để số liệu đảm bảo độ tin cậy, thuận lợi cho công bố.
Tiếp tục xuất bản các sách chuyên khảo về các lĩnh vực của địa lý.
Tổ chức thành công một số nhóm tinh nhuệ thu thập thông tin, xây dựng dự án và hợp tác quốc tế.
VẤN ĐỀ 4: Phương thức tạo nguồn kinh phí Nghiên cứu lý thuyết địa lý Việt Nam: xây dựng dự án với nguồn kinh phí từ Viện Hàn Lâm
Tiếp tục đẩy mạnh tham gia và tìm kiếm các đề tài/dự án các cấp: cấp NN, hợp tác quốc tế, cấp bộ, với các địa phương;
Dự án quốc tế chú ý kết hợp đào tạo nguồn nhân lực ( chú ý : trong một số trường hợp khi tham gia đấu thầu phải có chỉ đạo của Viện)