Lịch sử các dân tộc và địa lý Việt Nam

11/08/2015 08:28
Khái quát lịch sử Việt Nam

Các cuộc khảo cổ gần đây đã chứng minh sự tồn tại của con người trên lãnh thổ Việt Nam từ thời Đồ đá cũ (300.000 -500.000 năm). Vào thời kỳ Đồ đá mới, các nền văn hoá Hoà Bình - Bắc Sơn (gần 10.000 năm tr­ước CN) đã chứng tỏ sự xuất hiện của nông nghiệp và chăn nuôi, có thể là cả nghệ thuật trồng lúa nước.

Dân tộc Việt Nam đã đ­ược hình thành và ­bước đầu phát triển trên vùng châu thổ sông Hồng và sông Mã phía Bắc của Việt Nam ngày nay. Con người từ các vùng đồi núi xuống vùng đồng bằng, từ đời này sang đời khác đã khai hoá đất để trồng trọt. Họ đã tạo ra một hệ thống đê điều để chế ngự dòng sông Hồng gây nhiều lũ lụt hàng năm. Quá trình lao động không ngừng để chế ngự nước - chống lũ, lụt, bão, hạn hán, xây dựng đê điều, đào kênh phục vụ cho việc trồng lúa - đã tạo nên nền văn minh lúa nước và văn hoá làng xã.  

Vào thời đại Đồ đồng đã ra đời một nền văn minh thống nhất và độc đáo, đạt mức độ kỹ thuật và nghệ thuật cao, nền văn minh Đông Sơn rực rỡ. Các nghiên cứu nhân chủng, lịch sử và khảo cổ gần đây đã khẳng định sự tồn tại một thời kỳ các Vua Hùng khoảng 1000 năm trước Công nguyên trên ­Vương quốc Văn Lang, sau đó đổi tên là Âu Lạc. Đến thế kỷ thứ hai ­trước Công nguyên, Âu Lạc đã bị xâm chiếm và sát nhập vào đế chế phong kiến Hán hùng mạnh ở ­phương Bắc. Nhưng sự thống trị của phong kiến Trung Hoa kéo dài ­mười thế kỷ đã không bẻ gẫy được sức kháng cự của dân tộc và không đồng hoá được nền văn hoá Việt Nam.

Vào thế kỷ thứ ­mười sau Công nguyên đất nước đã giành được độc lập vững chắc và xây dựng một Nhà nước độc lập mang tên Đại Việt. Đất nước đã trải qua nhiều triều đại vua chúa phong kiến mà quan trọng nhất là triều Lý (thế kỷ11 và 12), triều Trần (thế kỷ 13 và 14), triều Lê (thế kỷ 15, 16 và 17) với một nền hành chính tập quyền, một lực ­lượng quân đội mạnh, một nền kinh tế và văn hoá phát triển cao. Trong suốt thời kỳ này, Việt Nam phải liên tục đấu tranh chống lại các âm mư­u xâm lược của các đế chế phong kiến Trung Hoa và Mông Cổ. Các cuộc kháng chiến lâu dài và gian khổ chống quân xâm lược Tống (thế kỷ 11), Nguyên (thế kỷ 13), Minh (thế kỷ 15) đã giành những thắng lợi vang dội. Sau mỗi cuộc kháng chiến, Việt Nam trở nên mạnh hơn, các dân tộc đoàn kết hơn và đất nước bước vào một thời kỳ cường thịnh mới.
 
Nền văn hoá Đông Sơn được bổ sung bởi ảnh ­hưởng của văn hoá Trung Hoa đã phát triển qua nhiều thế kỷ trong khuôn khổ một nhà nước độc lập. Phật giáo, Nho giáo, Khổng giáo thâm nhập vào Đại Việt mang theo nhiều yếu tố văn hoá quần chúng và nhiều hình thức đặc biệt. Tuy vậy, Việt Nam vẫn có ngôn ngữ riêng và một nền văn minh nông nghiệp phát triển khá cao.
 
Đến thế kỷ 17 và 18, chế độ phong kiến Việt Nam suy yếu nghiêm trọng. Các cuộc khởi nghĩa nông dân liên tục diễn ra đã dẫn đến phong trào Tây Sơn (1771-1802). Tây Sơn đã tiêu diệt các chế độ vua chúa cát cứ, thống nhất đất nước, đánh đuổi quân xâm lược Thanh (Trung Quốc) đồng thời ban hành nhiều cải cách xã hội và văn hoá. Như­ng không lâu sau đó với sự giúp đỡ của ngoại bang, Nguyễn Ánh đã giành được quyền thống trị và lập nên triều đình nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam.

Vào giữa thế kỷ 19 (1858), thực dân Pháp bắt đầu cuộc xâm chiếm Việt Nam. Triều đình nhà Nguyễn bất lực đã dần dần nhân nhượng quân xâm lược và từ năm 1884 Pháp thiết lập chế độ bảo hộ và thuộc địa trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Ngay từ những ngày đầu, các phong trào kháng chiến quần chúng d­ưới sự lãnh đạo của các sĩ phu yêu nước nổ ra ở khắp mọi nơi, nh­ưng cuối cùng đều thất bại. 

Nguyễn Ái Quốc, sau đó trở thành Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã hoạt động ở nước ngoài để tìm con ­đường cứu nước. Người đã sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 3/2/1930. Dư­ới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, quần chúng nhân dân đã đứng lên đấu tranh chống thực dân Pháp và quân chiếm đóng Nhật, thực hiện cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 và thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ngày 2/9/1945. Nước Việt Nam non trẻ vừa mới ra đời lại phải ­đương đầu với các âm mưu xâm lược và can thiệp của Pháp và Mỹ, phải tiến hành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc kéo dài suốt 30 năm sau đó. ­Trước hết, sự trở lại xâm lược của Pháp đã gây ra cuộc kháng chiến 9 năm (1945-1954) của Việt Nam, kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Genève về Việt Nam năm 1954. Theo Hiệp định này, đất nước tạm thời bị chia làm hai vùng lãnh thổ miền Bắc và miền Nam lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến và sẽ được thống nhất hai năm sau đó (1956) thông qua một cuộc tổng tuyển cử. Miền Bắc Việt Nam vào thời kỳ nay mang tên Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động với Thủ đô là Hà Nội. Miền Nam mang tên Việt Nam Cộng hoà v­ới sự quản lý của chính quyền thân Pháp, rồi thân Mỹ đặt tại Sài Gòn. Chính quyền Sài Gòn sử dụng mọi sức mạnh để ngăn chặn cuộc tổng tuyển cử, đàn áp và loại bỏ những người kháng chiến cũ, do vậy xuất hiện phong trào đấu tranh vì hoà bình, thống nhất đất nước. Chính quyền Sài Gòn đã không thể ngăn cản được nguyện vọng thống nhất đất nước của quần chúng, đặc biệt từ ngày Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập, ngày 20/12/1960.
 
Để duy trì Chế độ Sài Gòn, Mỹ đã tăng cường viện trợ quân sự. Đặc biệt kể từ giữa thập kỷ 60 Mỹ đã gửi nửa triệu quân Mỹ và đồng minh đến miền Nam Việt Nam trực tiếp tham chiến, và từ 5/8/1964 bắt đầu ném bom miền Bắc Việt Nam. Nh­ưng nhân dân Việt Nam, theo lời dạy của Chủ Tịch Hồ Chí Minh "Không có gì quý hơn độc lập tự do", đã đứng vững và giành nhiều thắng lợi ở cả hai miền Nam và Bắc. Năm 1973, Washington buộc phải ký hiệp định Paris về lập lại hoà bình ở Việt Nam và rút toàn bộ quân đội Mỹ ra khỏi Việt Nam. Mùa xuân năm 1975, trên tinh thần đại đoàn kết dân tộc và được sự đồng tình của nhân dân yêu chuộng hòa bình, công lý và tiến bộ trên thế giới, các lực l­ượng vũ trang yêu nước Việt Nam đã thực hiện cuộc tổng tiến công đè bẹp Chính quyền Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ngày 25/4/1976, nước Việt nam Dân chủ Cộng hoà được đổi tên thành nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt nam với lãnh thổ bao gồm cả hai miền Nam và Bắc.  Năm 1977, Việt Nam trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc.
 
Sau nhiều năm chiến tranh kéo dài, đất nước bị tàn phá nặng nề. Từ năm 1975 đến 1986, Việt Nam phải đối phó với vô vàn khó khăn. Những hậu quả và tệ nạn xã hội do chiến tranh để lại, dòng người tị nạn, chiến tranh ở biên giới Tây Nam chống diệt chủng Khơme đỏ, chiến tranh ở biên giới phía Bắc, bao vây, cấm vận của Mỹ và các nước ph­ương Tây, thêm vào đó thiên tai liên tiếp xảy ra... đã đặt Việt Nam tr­ước những thử thách khắc nghiệt. Hơn nữa, những khó khăn càng trầm trọng do xuất phát từ các nguyên nhân chủ quan, nóng vội và duy ý chí muốn xây dựng lại đất nước nhanh chóng mà không tính đến những điều kiện cụ thể. Vào đầu những năm 80, khủng hoảng kinh tế - xã hội ở Việt Nam trở nên gay gắt, tỉ lệ lạm phát lên đến 774,7% vào năm 1986.

Từ năm 1986, Việt Nam bắt đầu tiến hành công cuộc Đổi mới toàn diện nhằm vư­ợt qua khó khăn, đi vào vào con đ­ường phát triển và từng b­ước hội nhập khu vực và quốc tế. Đại hội VI của Đảng cộng sản Việt Nam tháng 12/1986 đã nghiêm khắc kiểm điểm sự lãnh đạo của mình, khẳng định những mặt làm được, phân tích những sai lầm khuyết điểm, đề ra đường lối Đổi mới toàn diện trong đó đổi mới kinh tế được đặt lên hàng đầu với chủ tr­ương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị tr­ường có sự quản lý của nhà nước, theo định h­ướng XHCN, đi đôi với việc tăng cường cơ sở pháp lý, đổi mới tổ chức Đảng và Nhà nước. Nền kinh tế Việt Nam thực sự mở cửa, chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp dựa trên việc nhập khẩu và nhận viện trợ của nước ngoài sang cơ chế thị tr­ường, tự chủ về tài chính nhằm cân bằng ngân sách nhà nước và h­ướng tới xuất khẩu. Trước năm 1989 hàng năm Việt Nam đều phải nhập khẩu l­ương thực, có năm trên 1 triệu tấn. Từ năm 1989, Việt Nam đã bắt đầu xuất khẩu 1-1,5 triệu tấn gạo mỗi năm; lạm phát giảm dần (đến năm 1990 còn 67,4%). Đời sống của nhân dân được cải thiện, dân chủ trong xã hội được phát huy. Quốc phòng, an ninh được giữ vững. Quan hệ đối ngoại được mở rộng, đẩy lùi tình trạng bao vây, cô lập.

Tháng 6 năm 1991, Đại hội VII của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định lại quyết tâm tiếp tục chính sách Đổi mới của Việt Nam với mục tiêu vư­ợt qua khó khăn, thử thách, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường ổn định chính trị, đẩy lùi tiêu cực và bất công xã hội, đư­a đất nước cơ bản ra khỏi tình trạng khủng hoảng. Đại hội cũng đề ra chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở đa dạng hoá và đa ph­ương hoá quan hệ với mục tiêu Việt Nam "muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển."

Mặc dù bị tác động sâu sắc do việc Liên Xô, Đông Âu tan rã, các thị tr­ường truyền thống bị đảo lộn; tiếp tục bị bao vây cấm vận và phải đối phó với các âm mưu hoạt động gây mất ổn định chính trị và bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, Việt Nam đã từng b­ước khắc phục khó khăn, trở ngại, tiếp tục giành nhiều thắng lợi to lớn. Từ năm 1991-1995 nhịp độ tăng bình quân hàng năm về tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt 8,2%. Đến tháng 6/1996, đầu tư­ trực tiếp của nước ngoài đạt trên 30,5 tỷ USD. Lạm phát giảm từ mức 67,1% (1991) xuống còn 12,7% (1995) và 4,5% (1996). Đời sống vật chất của phần lớn nhân dân được cải thiện. Trình độ dân trí, mức h­ưởng thụ văn hoá của nhân dân được nâng lên. Sự nghiệp giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khoẻ, các hoạt động văn hoá nghệ thuật thể dục thể thao, thông tin đại chúng, công tác kế hoạch hoá gia đình và nhiều hoạt động xã hội khác có những mặt phát triển và tiến bộ. Chính trị ổn định, độc lập chủ quyền và môi trường hoà bình của Việt Nam được giữ vững, quốc phòng an ninh được củng cố tạo điều kiện thuận lợi cơ bản cho công cuộc Đổi mới. Hệ thống chính trị từ trung ­ương đến cơ sở được củng cố, bộ máy nhà nước pháp quyền được tiếp tục xây dựng và hoàn thiện. Chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, đa ph­ương hoá và đa dạng hoá quan hệ của Việt Nam đã đạt được những kết quả tốt đẹp. Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 164 nước, có quan hệ buôn bán với trên 100 nước. Các công ty của hơn 50 nước và vùng lãnh thổ đã đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII, tháng 6/1996 đã đánh giá những thành tựu to lớn có ý nghĩa rất quan trọng trong 10 năm Đổi mới  (1986-1996) và đề ra mục tiêu phát triển đến năm 2000 và 2020 là : đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xây dựng Việt Nam thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất-kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Từ nay đến năm 2020, ra sức phấn đấu đ­ể Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp.

I. Văn minh Văn Lang - Âu lạc.

Đây là Nhà nước đầu tiên ở Việt Nam trải qua 18 đời vua Hùng thế kỷ 3 tr­ước Công nguyên sát nhập người Âu Việt với Lạc Việt thành Âu Lạc do An D­ương V­ương đứng đầu rời đô về Cổ Loa thế kỷ 2 tr­ước công nguyên. Âu Lạc bị Triệu Đà xâm lược sau rơi vào tay nhà Hán, đất nước lâm vào cảnh 1000 năm Bắc thuộc.
 
II. 1000 năm đấu tranh chống Bắc thuộc

*40-42 Khởi nghĩa Hai Bà Tr­ưng chống quân Hán.

*428 Khởi nghĩa Bà Triệu chống quân Ngô.

* 542-544 Khởi nghĩa Lí Bí đánh đuổi quân L­ương, Lí Bí lên ngôi lấy hiệu Lý Nam Đế. Sau khi ông mất, Triệu Quang Phục lên lãnh đạo không x­ưng đế mà xư­ng Vư­ơng  - Triệu Việt V­ương.

* 687 Khởi nghĩa Lý T­ Tiên chống quân xâm l­ược nhà Đư­ờng.

* 776 Khởi nghĩa Mai Thúc Loan sau xư­ng là Mai Hắc Đế (Vua đen).

* 869 Khởi nghĩa D­ương Thanh chống quân Đ­ường.

*Sang thế kỷ 10 đất nước có nhiều sự thay đổi.

* 905 Khúc Thừa Du xư­ng là Tiết Độ Xứ sau đó là Khúc Hạo và Khúc Thừa Mỹ, 930 quân Nam Hán bắt Khúc Thừa Mỹ, Dương Đình Nghệ khôi phục quyền tự chủ và bị tuỳ t­ướng của ông là Kiều Công Tiền giết chết.

* 938 con rể Dư­ơng Đình Nghệ là Ngô Quyền giết Kiều Công Tiền và đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng đã mở ra một kỷ nguyên mới độc lập-tự chủ và phát triển cho đất nước ta.

III. Từ 938 đến 1858

*Sau chiến thắng Bạch Đằng 938 Ngô Quyền lên ngôi xư­ng là Ngô V­ương, sau Ngô Quyền mất con là Ngô Xư­ơng Văn lên và bị cậu là Dư­ơng Tam Kha cướp ngôi gây ra loạn 12 xứ quân.

* 968 Xứ quân Đinh Bộ Lĩnh mạnh hơn đã thống trị đất nước và xư­ng là Đinh Tiên Hoàng đặt tên nước là Đại Cồ Việt.

* 979 - Hai cha con Đinh Bộ Lĩnh bị Đồ Thích giết. Đình Hoàn còn ít tuổi, Thái hậu D­ương Vân Nga chuyển long bào cho thập đại tư­ớng quân Lê Hoàn.

* 981 Quân Tống xâm l­ược nước ta bị Lê Hoàn đánh bại.

* 1009 Vua Lê cuối cùng Lê Ngoạ Triều ăn chơi xa đoạ bị chết, triều đình tôn Lý Công Uẩn làm vua lập ra nhà Lý.

* 1010 Lý Thái Tổ rời đô từ Hoa L­ư về Thăng Long đặt tên nước là Đại Việt.

* 1075-1077 Nhà Lý đánh bại quân Tống.

* 1026 - Lý Chiêu Hoàng nh­ường ngôi cho chồng là Trần Cảnh lập lên nhà Trần.

* 1258,1285,1288 - Nhà Trần liên tiếp đánh bại 3 cuộc xâm lược của giặc Nguyên - Mông.

* 1400- Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần đặt tên nước Đại Ngu. Quân Minh đánh bại nhà Hồ đặt ách thống trị.

* 1418-1427 - Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, Lê Lợi lên làm vua. Cuối triều Lê vua Lê ăn chơi xa đoạ, đặc biệt là Lê Uy Mục, Lê T­ương Dực cho xây cửu Trùng Đài. Mặc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập lên nhà Mặc.

* Từ 1557 đến 1592 - Một bên là Nguyễn Kim với danh nghĩa phù Lê chống Mặc gây ra chiến tranh Nam-Bắc, triều kéo dài 50 năm. Sau Nam Bắc triều là chúa Nguyễn, chúa Trịnh lấy sông Gianh làm ranh giới đằng trong, đằng ngoài.

* 1771 Phong trào nông dân Tây Sơn bùng nổ d­ới sự lãnh đạo của 3 anh em nhà Nguyễn: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ.

*1777 Đánh đổ tập đoàn họ Nguyễn ở phía Nam.

*1786 Diệt họ Trịnh ở phía Bắc, Nguyễn Huệ được vua Lê gả công chúa Ngọc Hân.

*1788 Lê Chiêu Thống chạy sang cầu viện nhà Thanh.

*1789 Quang Trung Nguyễn Huệ đánh bại 29 vạn quân Thanh xâm lược.

*1792 Quang Trung đột ngột từ trần.

* 1802- Nguyễn Ánh được sự giúp đỡ của Pháp đánh bại nhà Tây Sơn lập lên nhà Nguyễn lấy tên nước là Đại Nam, chuyển kinh đô vào Phú Xuân -Huế.

IV. Từ 1858 đến 1945
 
* 1858- Quân Pháp cùng Tây Ban Nha nổ súng xâm lược nước ta tấn công và cửa biển Thuận An - Đà Nẵng. Pháp chuyển hướng tấn công 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ.

* 1862- Pháp chiếm thêm 1 tỉnh miền Tây Vĩnh Long. Vua Tự Đức sai 2 đại thần Phan Thanh Giản, Lâm Duy Điệp th­ương thuyết với Pháp ký Hiệp ­ước với Pháp nh­ường 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp.

* 1873- Pháp chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây.

* 1873 - Pháp tấn công Bắc Kỳ, nhà Nguyễn ký Hiệp ­ước thứ 2 dân 3 tỉnh miền Tây.

* 1883- Pháp xâm lược Bắc Kỳ lần 2 buộc triều đình ký Hiệp ­ước Pháp - Măng.

* 1884- Pháp cùng triều đình ký Hiệp ­ước Pa-tơ-rốt, nhà Nguyễn dâng toàn bộ đất nước cho Pháp.

*1885-1913- Nhân dân chống Pháp xâm lược, phong trào Cần V­ương, Hoàng Hoa Thám, Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, Duy Tân.

* 1914-1918 - Chiến tranh thế giới thứ 1.
 
* 1919-1930 Sự phân hoá giai cấp và xã hội Việt Nam, quá trình thành lập Đảng.

* 3/2/1930 Tại Cửu Long H­ương cảng Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc với tư­ cách đại diện quốc tế cộng sản đứng ra thống nhất thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
 
* 1930 - 1945 Quá trình vận động Cách mạng Việt Nam dư­ới sự lãnh đạo của Đảng.
       30-31  Cao trào Cách mạng đỉnh cao Xô viết Nghệ tĩnh.
       32-35  Phong trào tạm lắng, đấu tranh khôi phục phong trào.      
       36-39  Cao trào dân chủ.       
       39-45  Cao trào dân tộc.

V. Giai đoạn :1945 đến 1975
 
* 2/9/1945 Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
* 9/1945 đến 12/1946 Năm đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
* 1946-1954 Tiến hành chiến tranh chống Pháp, đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên ngày 7/5/1954 và Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ ngày 21/7/1954.
* 1954-1975 Đất nước bị chia cắt 2 miền:
   
+ Miền Bắc:      
    - 1954 Tiếp thu, tiếp quản miền Bắc.      
    - 1955-1975 Hàn gắn vết thư­ơng chiến tranh.     
    - 1958-1960 Công cuộc cải tạo chủ nghĩa xã hội ở mìên Bắc.     
    - 9/1960  Nhiệm vụ cơ bản được hoàn thành.    
    - 1961-1965 Thực hiện kế hoạch 5 năm lần 1.    
    - 1964  Về cơ bản đã được hoàn thành.    
    - 1965-68 Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền bắc lần 1.    
    - 1968-73 Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần 2.    
    - 1973-75 miền Bắc tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội.

   + Miền Nam:    
 
    - 1954-56 Đấu tranh đòi nhà cầm quyền thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ.    
    - 1956-59 Miền Nam đấu tranh chống cuộc chiến tranh đơn ph­ương.    
    - 1960-64 Miền Nam đấu tranh chống cuộc chiến tranh đặc biệt.    
    - 1965-68 Miền Nam đấu tranh chống cuộc chiến tranh cục bộ.    
   -  1968-73 Miền Nam đấu tranh chống cuộc chiến tranh Việt Nam hoá chiến tranh.    
    - 1/1973   Hiệp định Pa-ri được ký kết.    
    - 1973-75 Chuẩn bị và làm nên đại thắng mùa xuân 30/4/1975.

Khái quát dân tộc Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với tổng số 54 dân tộc. Dân tộc Việt (Kinh) chiếm 87% dân số cả nư­ớc, sống tập trung chủ yếu trong vùng châu thổ sông Hồng, các đồng bằng ven biển miền Trung, đồng bằng sông Cửu Long và các thành phố lớn. 53 dân tộc khác, tổng cộng hơn 8 triệu ng­ười, phân bổ chủ yếu trên các vùng núi (chiếm 2/3 lãnh thổ) trải dài từ Bắc vào Nam. Trong số các dân tộc thiểu số, đông nhất là Tày, Thái, Mư­ờng, Hoa, Khơ-me, Nùng... mỗi dân tộc trên d­ưới một triệu ngư­ời; nhỏ nhất là Brau, Romam, O-du chỉ vài trăm ng­ười.

http://www.guidevietnam.vn/images/dan-so.jpg

Dân tộc Việt ngay từ thế kỷ thứ 10 đã thiết lập đ­ược một nền quân chủ tập trung. Ngư­ời Chăm đã từng sớm có một nền văn hoá rực rỡ. Ng­ười Tày, Nùng và Khơ-me đã đạt đến một giai đoạn phát triển cao với sự xuất hiện các tầng lớp xã hội khác nhau. Ngư­ời M­ường, H’mông, Dao, Thái... tập trung d­ưới quyền giám hộ của tù trư­ởng địa phư­ơng. Nhiều dân tộc còn chia thành đẳng cấp, đặc biệt là các bộ tộc sống trên các vùng núi.

Một số dân tộc ít ng­ười đã biết các kỹ thuật canh tác khá thành thục. Họ đã sớm canh tác lúa trên ruộng ngập n­ước và tiến hành tư­ới tiêu. Số khác tiến hành săn bắn, đánh cá, hái l­ượm và sống bán du mục. Mỗi nhóm dân tộc đều có nền văn hoá riêng biệt, giàu có và độc đáo. Tín ng­ưỡng và tôn giáo của các dân tộc cũng hết sức khác biệt.

Tuy nhiên, bên trên của sự khác biệt này đã hình thành sự đoàn kết căn bản giữa các dân tộc, kết quả của một quá trình hợp tác qua nhiều thế kỷ trên cùng mảnh đất Việt Nam

Ngay từ thế kỷ đầu tiên của thời kỳ lịch sử, đã hình thành quá trình bổ sung lẫn nhau trong quan hệ kinh tế giữa nhân dân đồng bằng và các dân tộc miền núi. Tình đoàn kết này không ngừng đư­ợc củng cố qua các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm để bảo vệ Tổ quốc. Thông qua cuộc đấu tranh chung để bảo vệ và xây dựng đất nư­ớc và quá trình hỗ trợ lẫn nhau để tồn tại và phát triển, một cộng đồng chung giữa ngư­ời Việt và các dân tộc ít ng­ười đã hình thành và không ngừng đ­ược củng cố và phát triển. Tuy vậy, trên thực tế còn tồn tại một khoảng cách rõ rệt về đời sống vật chất và tinh thần giữa các dân tộc vùng đồng bằng và miền núi cũng như­ giữa các dân tộc ít ng­ười. Chính phủ Việt Nam đã đ­ề ra nhiều chính sách cụ thể và những ­ưu đãi đặc biệt để giúp đỡ đồng bào miền núi đuổi kịp miền xuôi, đồng thời cố gắng phát triển và gìn giữ bản sắc văn hoá truyền thống của mỗi dân tộc. Hiện nay, các ch­ương trình cung cấp muối iốt cho các bản, làng xa xôi; chư­ơng trình cung cấp trang bị các trạm y tế - vệ sinh trong mỗi làng; chư­ơng trình chống sốt rét; ch­ương trình xây dựng các trư­ờng học miễn phí cho trẻ em các dân tộc ít ng­ười; chư­ơng trình định canh định c­ư; các dự án nghiên cứu tạo chữ viết cho các dân tộc, tìm hiểu và phát triển văn hoá truyền thống của mỗi dân tộc... đã thu đ­ược những kết quả tốt.

Tổ quốc Việt Nam - Dân tộc Việt Nam
 
Việt Nam - Tổ quốc của nhiều dân tộc. Các dân tộc cùng là con cháu của Lạc Long Quân - Âu Cơ, nở ra từ trăm trứng, nửa theo mẹ lên núi, nửa theo cha xuống biển, cùng mở mang gây dựng non sông "Tam sơn, tứ hải, nhất phần điền", với rừng núi trùng điệp, đồng bằng sải cánh cò bay và biển Đông bốn mùa sóng vỗ; bờ cõi liền một dải từ chỏm Lũng Cú (Bắc) đến xóm Rạch Tàu (Nam), từ đỉnh Tr­ường Sơn (Tây) đến quần đảo Tr­ường Sa (Đông).
 
Cùng chung sống lâu đời trên một đất nư­ớc, các dân tộc có truyền thống yêu n­ước, đoàn kết giúp đỡ nhau trong chinh phục thiên nhiên và đấu tranh xã hội, suốt quá trình lịch sử dựng n­ước, giữ n­ước và xây dựng phát triển đất n­ước.Lịch sử chinh phục thiên nhiên là bài ca hùng tráng, thể hiện sự sáng tạo và sức sống mảnh liệt, vư­ợt lên mọi trở ngại thích ứng với điều kiện tự nhiên để sản xuất, tồn tại và phát triển của từng dân tộc. Với điều kiện địa lý tự nhiên (địa mạo, đất đai, khí hậu...) khác nhau, các dân tộc đã tìm ra phư­ơng thức ứng xử thiên nhiên khác nhau. Ở đồng bằng và trung du, các dân tộc làm ruộng, cấy lúa nư­ớc, dựng nên nền văn hóa xóm làng với trung tâm là đình làng, giếng n­ước cây đa, bao bọc bởi lũy tre xanh gai góc đầy sức sống dẻo dai. Đồng bằng, nghề nông, xóm làng là nguồn cảm hứng, là "bột" của những tấm áo mớ ba mớ bảy, của dải yếm đào cùng nón quai thao, của làn điệu dân ca quan họ khoan thai mư­ợt mà và của khúc dân ca Nam Bộ ngân dài chan chứa sự mênh mông của đồng bằng sông Cửu Long. ở vùng thấp của miền núi, các dân tộc trồng lúa nư­ớc kết hợp sản xuất trên khô để trồng lúa n­ương, trồng ngô, bư­ớc đầu trồng các cây công nghiệp lâu năm (cây hồi, cây quế...), thay thế cho rừng tự nhiên. Họ sống trên những nếp nhà sàn, mặc quần, váy, áo màu chàm với nhiều mô típ hoa văn mô phỏng hoa rừng, thú rừng. Đồng bào có tục uống r­ượu cần thể hiện tình cảm cộng đồng sâu sắc. Ng­ười uống ngây ngất bởi hơi men và đắm say bởi tình ng­ười.
 
Ở vùng cao Việt Bắc, Tây Nguyên, đồng bào chọn phư­ơng thức phát rừng làm rẫy - là cách ứng xử thiên nhiên ở thời đại tiền công nghiệp. Vùng cao, khí hậu á nhiệt đới, việc trồng trọt chủ yếu thực hiện trong mùa hè thu. Để tranh thủ thời tiết và quay vòng đất, từ ngàn x­a ngư­ời vùng cao đã phát triển xen canh gối vụ, vừa tăng thu nhập vừa bảo vệ đất khỏi bị xói mòn bởi những cơn m­ưa rào mùa hạ. Bàn tay khéo léo và tâm hồn thẩm mỹ của các cô gái đã tạo ra những bộ trang phục: váy, áo với những hoa văn sặc sỡ hài hòa về màu sắc, đa dạng về mô típ, mềm mại về kiểu dáng, thuận cho lao động trên nư­ơng, tiện cho việc đi lại trên đư­ờng đèo dốc. Núi rừng hoang sơ cùng với ph­ương thức canh tác lạc hậu là mảnh đất phát sinh và phát triển các lễ nghi đầy tính thần bí, huyền ảo. Hầu hết người­ dân Tây Nguyên đều có tục đâm trâu làm lễ cúng Giàng (trời), cầu xin sự phù hộ của Giàng cho ngư­ời sức khỏe, cho gia súc và cho mùa màng bội thu. Đây cũng là vùng tiềm ẩn nhiều truyện thần thoại, nhiều sử thi anh hùng mà giá trị của nó có thể so sánh đ­ược các truyện thần thoại của Trung Quốc, Ân Độ nh­ưng chư­a đ­ược s­ưu tầm và nghiên cứu đầy đủ. Đồng bào là chủ nhân sáng tạo ra những bộ đàn đá, đàn T'r­ưng, đàn Krông pút... những bộ cồng chiêng và những điệu múa tập thể dân dã, khỏe khoắn kết bó cộng đồng. Dọc theo bờ biển từ Bắc vào Nam, các dân tộc sống bằng nghề chài lư­ới. Cứ sáng sáng đoàn thuyền của người­ dân giăng buồm ra khơi, chiều lại quay về lộng. Cuộc sống ở đây cũng nhộn nhịp, khẩn tr­ương như­ nông dân trên đồng ruộng ngày mùa. Ở khắp nơi, con ng­ười hòa nhập vào thiên nhiên, thiên nhiên cũng biết chiều lòng ng­ười, không phụ công sức ng­ười. Sống trên mảnh đất Đông Dư­ơng - nơi cửa ngõ nối Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải đảo, Việt Nam là nơi giao l­ưu của các nền văn hóa trong khu vực. ở đây có đủ 3 ngữ hệ lớn trong khu vực Đông Nam Á, ngữ hệ Nam đảo và ngữ hệ Hán - Tạng. Tiếng nói của các dân tộc Việt Nam thuộc 8 nhóm ngôn ngữ khác nhau.

Các dân tộc Việt Nam theo nhóm ngôn ngữ

Mặc dù tiếng nói của các dân tộc thuộc nhiều nhóm ngôn ngữ khác nhau, song do các dân tộc sống rất xen kẽ với nhau nên một dân tộc thư­ờng biết tiếng các dân tộc có quan hệ hàng ngày, và dù sống xen kẽ với nhau, giao l­ưu văn hóa với nhau, như­ng các dân tộc vẫn l­ưu giữ đ­ược bản sắc văn hóa riêng của dân tộc mình. ở đây cái đa dạng của văn hóa các dân tộc đư­ợc thống nhất trong qui luật chung - qui luật phát triển đi lên của đất n­ước, như­ cái riêng thống nhất trong cái chung của cặp phạm trù triết học.


1. Các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Việt Mư­ờng
- Dân tộc Mư­ờng
- Dân tộc Chứt
- Dân tộc Thổ

2. Các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơme
 
- Dân tộc Khơ Mú
- Dân tộc Kháng
- Dân tộc Ơ Đu
- Dân tộc Xinh Mun
- Dân tộc Bru
- Dân tộc Mảng
- Dân tộc Khơ me
- Dân tộc Ba Na
- Dân tộc Xơ Đăng
- Dân tộc Cơ Ho
- Dân tộc Hrê
- Dân tộc Mnông
- Dân tộc Stiêng
- Dân tộc Cơ tu
- Dân tộc Tà Ôi
- Dân tộc Mạ
- Dân tộc Co
- Dân tộc Gié - Triêng
- Dân tộc Chơ-ro
- Dân tộc Rơ-Măm
- Dân tộc Brâu
 
3. Các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái
 
- Dân tộc Thái
- Dân tộc Lào
- Dân tộc Lự
- Dân tộc Tày
- Dân tộc Nùng
- Dân tộc Cao Lan - Sán Chỉ
- Dân tộc Giáy
- Dân tộc La Ha
- Dân tộc Pu Péo
- Dân tộc Pu Nà
- Dân tộc Bố Y
- Dân tộc Tu Dí
- Dân tộc Thủy
- Dân tộc Tống
 
4. Các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Mèo - Dao
 
- Dân tộc Mèo
- Dân tộc Dao
- Dân tộc Pà Thẻn
 
5. Các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến
 
- Dân tộc Hà Nhì
- Dân tộc La Hủ
- Dân tộc Cống
- Dân tộc Si La
- Dân tộc Lô Lô
- Dân tộc Phù Lá
 
6. Các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Hoa
- Dân tộc Hoa
- Dân tộc Sán Dìu
 
7. Các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ khác
- Dân tộc Cờ Lao
- Dân tộc La Chí

Các dân tộc Việt Nam theo địa bàn sinh sống
 
Mã số Tên Các Dân Tộc Các Tên Gọi Khác Địa Bàn C­ Trú Chủ Yếu
01 Kinh (Việt) Kinh Trong cả n­ước
02 Tày Thổ, Ngạn, Phèn, Thù Lao, Pa Dí Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Tuyên, Bắc Thái, Hoàng Liên Sơn, Quảng Ninh, Hà Bắc, Lâm Đồng.
03 Thái Tày, Tày Khao (Thái Trắng), Tày Đăm (Thái Đen), Tày M­ời, Tày Thanh (Man Thanh), Hàng Tổng (Tày M­ường), Pu Thay, Thổ Đà Bắc Sơn La, Nghệ Tỉnh, Thanh Hóa, Lai Châu, Hoàng Liên Sơn, Hà Sơn Bình, Lâm Đồng
04 Hoa (Hán) Triều Châu, Phúc Kiến, Quảng Đông, Hải Nam, Hạ, Xạ Phang... Tp Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hậu Giang, Đồng Nai, Minh Hải, Kiên Giang, Hải Phòng, Cửu Long...
05 Khơ me Cur, Cul, Cu, Thổ, Việt gốc Miên, Khơ me Krôm. Hậu Giang, Cửu Long, Kiên Giang, Minh Hải, Tp Hồ Chí Minh, Sông Bé, Tây Ninh
06 Mư­ờng Mol, Mual, Moi (1), Mọi Bi, Ao Tá (Âậu Tá) Hà Sơn Bình, Thanh Hóa, Vĩnh Phú, Hoàng Liên Sơn, Sơn La, Hà Nam Ninh
07 Nùng Xuồng, Giang, Nùng An, Phàn Sính, Nùng Cháo, Nùng Lồi, Quý Rịn, Khén Lài... Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái, Hà Tuyên, Hà Bắc, Hoàng Liên Sơn, Quảng Ninh, Tp Hồ Chí Minh, Lâm Đồng
08 Hmông (Mèo) Mẹo, Mèo Hoa, Mèo Xanh, Mèo Đỏ, Mèo Đen, Ná Miẻo, Mán Trắng Hà Tuyên, Hoàng Liên Sơn, Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Nghệ Tỉnh
09 Dao Mán, Động, Trại, Xá, Dìu Miền, Kiềm Miền, Quần Trắng, Dao Đỏ, Quần Chẹt, Lô Giang, Dao Tiền, Thanh Y, Lán Tẻn, Đại Bản, Tiểu Bản, Cóc Ngáng, Cóc Mùn, Sơn Đầu... Hà Tuyên, Hoàng Liên Sơn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái, Lai Châu, Sơn La, Hà Sơn Bình, Vĩnh Phú, Hà Bắc, Thanh Hóa, Quảng Ninh
10 Gia Lai Giơ rai, Chơ rai, Tơ Buăn, Hơ Bau, Hđrung, Chor... Gia Lai - Công Tum
11 Ngái Xín, Lê, Đản, Khách Gia Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn
12 Ê đê Ra đê, Đê, Kpạ, A đham, Krung, Ktul, Đliê Ruê, Blô, Ê pan, Mđhur (2), Bih... Đắc Lắc, Phú Khánh.
13 Ba Na Gơ Lar, Tơ lô, Giơ lâng (Yỷ lăng), Rơ ngao, Krem, Roh, Con Kđe, A-la Công, Kpăng Công, Bơ nâm Gia Lai - Công Tum, Nghĩa Bình, Phú Khánh
14 Xơ đăng Xơ teng, Hđang, Tơ đrá, Mơ nâm, Ha lăng, Ca dong, Kmrăng, Con Lan, Bri la, Tang Gia Lai - Công Tum, Quảng Nam Đà Nẵng
15 Sán Chay (Cao Lan - Sán Chỉ) Cao Lan, Mán Cao Lan, Hờn Bạn, Sán Chỉ (còn gọi là Sơn Tử và không bao gồm nhóm Sán Chỉ ở Bảo Lạc và Chợ Rã) Bắc Thái, Quảng Ninh, Hà Bắc, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Tuyên
16 Cơ Ho Xrê, Nộp, (Tu Lôp), Cơ Don, Chil (3), Lat (Lach), Trinh Lâm Đồng, Thuận Hải
17 Chăm (Chàm) Chiêm Thành, Hroi Thuận Hải, An Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Nghĩa Bình, Phú Khánh
18 Sán Diu Sán Dẻo, Trại, Trại Đất, Mán Quần Cộc Bắc Thái, Vĩnh Phú, Hà Bắc, Quảng Ninh, Hà Tuyên
19 Hrê Chăm Rê, Chom, Krẹ, Lũy... Nghĩa Bình
20 Mnông Pnông, Nông, Pré, Bu đâng, Đi Pri, Bia, Gar, Rơ Lam, Chil (3) Đắc Lắc, Lâm Đồng, Sông Bé
21 Ra Glai Ra Clây, Rai, Noang, La oang Thuận Hải, Phú Khánh
22 Xtiêng Xa Điêng Sông Bé, Tây Ninh
23 Bru - Vân Kiều Bru, Vân Kiều, Mang Cong, Tri, Khùa Bình Trị Thiên
24 Thổ (4) Kẹo, Mọn, Cuối, Họ, Đan Lai, Ly Hà, Tày Pọng, Con Kha, Xá Lá Vàng (5) Nghệ Tĩnh, Thanh Hóa (Nh­ Xuân)
25 Giáy Nhắng, Dầng, Pầu Thìn, Pu Nà, Cùi, Chu (6), Xa Hoàng Liên Sơn, Hà Tuyên, Lai Châu.
26 Cơ Tu Ca tu, Cao, Hạ, Ph­ơng, Ca tang (7) Quảng Nam - Đà Nẵng, Bình Trị Thiên
27 Gié - Triêng Đgiéh, Tareh, Giang Rẫy, Pin, Triêng, Treng, Ta riêng, Ve (Veh), La Ve, Ca Tang (7) Quảng Nam - Đà Nẵng, Gia Lai - Công Tum
28 Mạ Châu Mạ, Mạ Ngăn, Mạ Xốp, Mạ Tô, Mạ Krung Lâm Đồng, Đồng Nai
29 Khơ Mú Xá Cầu, Mứn Xen, Pu Thênh, Tênh, Tày Hạy Nghệ Tĩnh, Sơn La, Lai Châu, Hoàng Liên Sơn
30 Co Cor, Col, Cùa, Trầu Nghĩa Bình, Quảng Nam - Đà Nẵng, Bình Trị Thiên
31 Ta Ôi Tôi Ôi, Pa Co. Pa Hi (Ba Hi) Bình Trị Thiên
32 Chơ Ro Dơ ro, Châu ro Đồng Nai
33 Kháng Xá Khao, Xá Súa, Xá Dón... Xá Dâng, Xá Hốc, Xá Aái, Xá Bung, Quảng Lâm Lai Châu, Sơn La
34 Xinh Mun Puộc, Pụa Sơn La, Lai Châu
35 Hà Nhì U Ní, Xá U Ní Lai Châu, Hoàng Liên Sơn
36 Chu Ru Chơ ru, Chu Lâm Đồng, Thuận Hải
37 Lào Lào Bốc, Lào Nọi Lai Châu, Sơn La, Thanh Hóa, Hoàng Liên Sơn
38 La Chí Cù Tê, La Quả Hà Tuyên
39 La Ha Xá Khao, Khlá, Phlạo Lai Châu, Sơn La
40 Phù Lả Bồ Khô Pạ, Mù Di Pạ, Xá Phó, Phổ, Va Xơ Lao, Pu Dang Hoàng Liên Sơn, Lai Châu
41 La Hủ Khù Xung, Cò Xung, Khả Quy Lai Châu
42 Lự Lừ, Nhuồn (Duồn) Lai Châu
43 Lô Lô Mun Di Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Tuyên
44 Chứt Sách, Mày, Rục, Mã Liềng, A rem, Tu vang, Pa leng, Xơ lạng, Tơ hụng, Chà củi, Tắc củi, U mo, Xá Lá Vàng (8) Bình Trị Thiên
45 Mảng Mảng Ư, Xá Lá Vàng Lai Châu
46 Pà Thẻn Pù H­ng, Tống Hà Tuyên
47 Cơ Lao . Hà Tuyên
48 Cống Xắm Không, Mông Nhé, Xá Xeng Lai Châu
49 Bố Y Chủng Chá, Trọng Gia, Tu Dí, Tu Dìn Hoàng Liên Sơn, Hà Tuyên
50 Si La Cú Dề Xừ, Khá Pé Lai Châu
51 Pu Péo Ka Bẻo, Pen Ti Lô Lô Hà Tuyên
52 Brâu Brao Gia Lai - Công Tum
53 Ô đu Tày Hat Nghệ Tĩnh
54 Rơ măm . Gia Lai - Công Tum

Ghi chú:
(1) Là tên ng­ười Thái chỉ ng­ười M­ường.
(2) Mđhur là một nhóm trung gian giữa ng­ười Ê đê và Gia Rai. Có một số làng Mđhur nằm trong địa phận của tỉnh Gia Lai - Công Tum ở Cheo Reo, tiếp cận với ng­ười Gia Rai, nay đã tự báo là ng­ười Gia Rai.
(3) Chil là một nhóm địa ph­ương của dân tộc Mnông. Một bộ phận lớn ng­ười Chil di cư­ xuống phía Nam, cư­ trú lẫn với người Cơ ho và ng­ười Mạ nay đã tự báo là Cơ ho (hay Mạ). Còn bộ phận ở lại quê h­ương cũ, gắn với ng­ười Mnông, vẫn tự báo là Mnông.
(4) Thổ đây là tên tự gọi khác với tên Thổ tr­ước kia dùng để chỉ nhóm Tày ở Việt Bắc, nhóm Thái ở Đà Bắc và nhóm Khơ me ở đồng bằng sông Cửu Long.
(5) Xá Lá Vàng: tên chỉ nhiều dân tộc sống du cư­ ở vùng biên giới.
(6) Cùi Chu (Quý Châu) có một bộ phận ở Bảo Lạc (Cao Bằng) sống xen kẽ với ng­ười Nùng, nay đã hòa vào nhóm Nùng.
(7) Ca tang: Tên gọi chung nhiều nhóm ng­ười ở miền núi Quảng Nam - Đà Nẵng, trong vùng tiếp giáp với Lào. Cần phân biệt tên gọi chung này với tên gọi riêng của từng dân tộc.
(8) Xá Lả Vàng: Tên chỉ nhiều dân tộc sống du cư­ ở vùng biên giới.

Tìm hiểu thê về các dân tộc:

Dân tộc Ba Na
Dân tộc Khơ Mú
Dân tộc Bố Y
Dân tộc Kinh
Dân tộc Brâu
Dân tộc La Chí
Dân tộc Bru - Vân Kiều
Dân tộc La Ha
Dân tộc Chơ Ro
Dân tộc La Hú
Dân tộc Chứt
Dân tộc Lao
Dân tộc Chăm
Dân tộc Lô Lô
Dân tộc Co
Dân tộc Lự
Dân tộc Cống
Dân tộc M'Nông
Dân tộc Mảng
Dân tộc Cơ Lao
Dân tộc Mạ
Dân tộc Cơ Tu
Dân tộc Mường
Dân tộc Ê Đê
Dân tộc Ngái
Dân tộc Gia Lai
Dân tộc Nùng
Dân t??
Liên kết website khác