1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Mọi hoạt động dân sinh, kinh tế - xã hội của con người đều chịu sự chi phối của nhân tố khí hậu. Khí hậu được coi là một trong những nguồn lực tự nhiên cần thiết để đề xuất các phương án tổ chức sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế của mỗi khu vực. Khí hậu có tác động hai mặt, riêng đối với du lịch, một mặt nó tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển một số loại hình du lịch, mặt khác những thiên tai do thời tiết khí hậu mang lại lại là những hạn chế, đôi khi rất đáng kể đối với các hoạt động kinh tế du lịch. Chính vì thế trong phát triển kinh tế du lịch cần đánh giá chính xác những thuận lợi và khó khăn của nguồn tài nguyên này nhằm sử dụng có hiệu quả, hạn chế những tác động bất lợi. Trong những năm gần đây, khi BĐKH đã trở thành vấn đề toàn cầu, ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế, trong đó ngành du lịch và nông nghiệp là hai ngành chịu tác động sâu sắc nhất. Là một tỉnh miền núi phía tây bắc của tổ quốc Điện Biên có nhiều tiềm năng lớn để phát triển du lịch, tuy nhiên sự phát triển du lịch còn chưa bền vững, những diễn biến bất thường của thời tiết, khí hậu đã có ảnh hưởng to lớn đến hoạt động của ngành. Đứng trước bối cảnh đó việc nghiên cứu tác động của BĐKH tới du lịch Điện Biên là hết sức cần thiết, nghiên cứu để thấy rõ những biểu hiện của BĐKH ở đây là gì? từ đó tiến hành đề xuất các giải pháp giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH trong các hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh.
2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
2.1. Biểu hiện BĐKH ở Điện Biên
Nghiên cứu BĐKH đối với du lịch Điện Biên chúng tôi xem xét những biểu hiện của BĐKH đối với 2 yếu tố khí hậu chính là nhiệt độ và lượng mưa. Các đặc trưng nhiệt và mưa được phân tích dựa trên số liệu của 4 trạm khí tượng trên địa bàn tỉnh Điện Biên (bảng 1) với thời gian quan trắc là 50 năm (1961-2011).
Bảng 1. Đặc điểm, tọa độ địa lý, độ cao các trạm khí tượng tỉnh Điện Biên
Stt | Tên trạm | Kinh độ đông | Vĩ độ bắc | Độ cao(m) | Stt | Tên trạm | Kinh độ đông | Vĩ độ bắc | Độ cao(m) |
1 | Mường Lay | 103°09’ | 22°4’ | 244 | 3 | Pha Đin | 103°30’ | 21°34’ | 1347 |
2 | Tuần Giáo | 103°25’ | 21°35’ | 570 | 4 | Điện Biên | 103°00’ | 21°21’ | 479 |
- Nhiệt độ trung bình có sự biến động rõ rệt và có xu thế tăng qua các thập kỷ
Chế độ nhiệt ở Điện Biên phản ánh rõ nét mối quan hệ giữa hoàn lưu khí quyển và điều kiện địa hình. Do vị trí nằm khuất sau dãy núi Hoàng Liên Sơn nên không khí lạnh của khối khí cực đới di chuyển đến đây phải đi theo thung lũng sông Đà ngược lên, trên đường di chuyển khối khí này bị biến tính, bớt lạnh đi, vì vậy chế độ nhiệt mùa đông của Điện Biên ấm và khô hơn so với Đông Bắc. Tuy nhiên do địa hình tương đối kín nên mỗi khi có đợt frông lạnh tràn về với cường độ mạnh thì không khí lạnh được giữ lại khá lâu, tạo nên đợt lạnh kéo dài nhiều ngày. Các đặc trưng nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm tỉnh Điện Biên được trình bầy trên bảng 2 dưới đây.
Bảng 2. Nhiệt độ không khí trung bình tháng, năm ở Điện Biên (ºC)
Trạm | I | II | III | IV | V | VI | VII | VIII | IX | X | XI | XII | Năm |
Mường Lay | 17,1 | 18,7 | 21,9 | 24.9 | 26,3 | 26,6 | 26,4 | 26,5 | 25,9 | 23,8 | 20,4 | 17,3 | 23,0 |
Tuần Giáo | 14,9 | 16,6 | 19,6 | 22,7 | 24,5 | 25,2 | 25,2 | 24,9 | 23,9 | 21,8 | 18,3 | 15,3 | 21,1 |
Pha Đin | 12,0 | 14,0 | 17,0 | 20,0 | 21,0 | 21,0 | 20,0 | 21,0 | 20,0 | 18,0 | 15,0 | 12,0 | 18,0 |
Điện Biên | 16,3 | 18,1 | 20,7 | 23,6 | 25,4 | 26,1 | 25,8 | 25,5 | 24,7 | 22,7 | 19,3 | 16,3 | 22,1 |
Nguồn: [3]
Bảng 3 trình bầy diễn biến của nhiệt độ trung bình năm qua 5 thập kỷ gần đây. Và để đánh giá được mức độ tăng hoặc giảm của nhiệt độ ở đây chúng tôi so sánh nhiệt độ trung bình các thập kỷ (TK1: 61-70; TK2: 71-80; và tương tự TK4; TK5) với trung bình thời kỳ chuẩn (TKC) 1971-2000. Nhìn chung, trên tất cả các trạm 2 thập kỷ đầu nhiệt độ trung bình thấp kỷ thấp hơn TKC; hai thập kỷ cuối nhiệt độ trung bình thập kỷ có xu thế cao hơn TKC. Tuy nhiên, mức độ tăng của các nơi không giống nhau, tăng mạnh nhất là ở Tuần Giáo: thập kỷ đầu thấp hơn TKC là 0,5°C, thập kỷ cuối cao hơn TKC là 0,9°C.
Bảng 3. Nhiệt độ trung bình năm (1), nhiệt độ trung bình tháng I (2), nhiệt độ trung bình tháng VII (3), trong 5 thập kỷ gần đây ở Điện Biên (ºC)
Đặc trưng | Địa điểm | TKC | Các thập kỉ | Trị số |
TK1 | TK2 | TK3 | TK4 | TK5 | Lớn nhất | Nhỏ nhất |
Trị số | Năm | Trị số | Năm |
(1) | Mường Lay | 23,0 | 22,8 | 22,9 | 23,0 | 23,1 | 23,2 | 24,0 | 2010 | 22,4 | 1976 |
Tuần Giáo | 21,0 | 20,5 | 20,7 | 20,9 | 21,5 | 21,9 | 22,1 | 2010 | 19,5 | 1986 |
Pha Đin | 17,6 | 17,3 | 17,4 | 17,6 | 17,8 | 17,9 | 18,7 | 2010 | 14,9 | 1970 |
Điện Biên | 22,1 | 21,8 | 21,9 | 22,2 | 22,3 | 22,5 | 23,0 | 2010 | 21,0 | 1971 |
(2) | ường Lay | 17.2 | 16,7 | 16,9 | 17,2 | 17,4 | 17,3 | 19,2 | 2010 | 14,9 | 1962 |
Tuần Giáo | 15.0 | 13,6 | 14,5 | 15,0 | 15,6 | 15,6 | 18,6 | 1990 | 11,9 | 1963 |
Pha Đin | 12,2 | 12,0 | 12,0 | 12,0 | 12,9 | 12,2 | 15,2 | 1998 | 8,7 | 2011 |
Điện Biên | 16,7 | 14,9 | 15,8 | 17,2 | 17,2 | 17,3 | 19,1 | 1991 | 12,9 | 1963 |
(3) | ường Lay | 26.4 | 26,2 | 26,4 | 26,4 | 26,4 | 26,5 | 27,5 | 2009 | 25,3 | 1964 |
Tuần Giáo | 25.1 | 24,9 | 24,9 | 25,1 | 25,3 | 25,7 | 26,3 | 2004 | 24,3 | 1964 |
Pha Đin | 20,4 | 20,6 | 20,3 | 20,4 | 20,8 | 20,8 | 21,5 | 1983 | 19,6 | 1971 |
Điện Biên | 25,8 | 25,6 | 25,7 | 25,9 | 26,0 | 26,1 | 26.8 | 2003 | 24,8 | 1964 |
Như vậy nhiệt độ trung bình năm có xu hướng tăng dần qua các thập kỉ. Phần lớn các nơi nhiệt độ cao nhất đều thuộc những năm gần đây, nhiệt độ thấp nhất rơi vào TK1 (61-70). Năm nóng nhất thường rơi vào các năm 1998 và 2010, đó là những năm nắng nóng kỉ lục trong nhiều thập kỉ qua, nhiệt độ các tháng mùa hè lên tới 26-27°C, nguyên nhân là do năm đó là năm có hiện tượng El-Nino (pha nóng của ENSO).
Về nhiệt độ trung bình mùa đông thể hiện thông qua trị số nhiệt độ trung bình tháng I (bảng 3), nhiệt độ cao nhất đều rơi vào hai thập kỉ gần đây và nhiệt độ thấp nhất đều rơi vào thập kỉ TK1 hoặc TK2. TK1 nhiệt độ thấp hơn TKC khoảng 0,4°C. Sang TK2 nhiệt độ cao hơn nhưng vẫn thấp hơn TKC. Nhiệt độ không khí trung bình các tháng mùa đông – tháng I tăng lên ở tất cả các trạm từ 0,2-0,6°C. Tại trạm Pha Đin nhiệt độ trung bình tháng I TK5 – thập kỷ cuối bằng với TKC: 12,2°C, tuy nhiên thực tế do năm 2011 nhiệt độ tháng 1 ở đây đột ngột xuống tới 8,7°C, thấp nhất trong vòng 50 năm qua, nếu không tính trị số năm này thì nhiệt độ thập kỉ cuối của Pha Đin cao hơn TKC là 0,4°C. Tương tự nhiệt độ trung bình mùa hè thể hiện qua nhiệt độ trung bình tháng VII, nhiệt độ cao nhất rơi vào thời gian gần đây và nhiệt độ thấp nhất là ở TK1 hoặc TK2. Thời kì mùa lạnh bắt đầu muộn hơn và kết thúc sớm hơn, thời gian ngắn hơn ở những thập kỉ gần đây, số ngày nhiệt độ < 20°C ít hơn các giai đoạn trước.
Bảng 4. Độ lệch tiêu chuẩn của nhiệt độ không khí trung bình tháng, năm ở Điện Biên (ºC)
Tên trạm | I | II | III | IV | V | VI | VII | VIII | IX | X | XI | XII | Năm |
Mường Lay | 1,0 | 1,3 | 1,0 | 1,0 | 0,9 | 0,5 | 0,5 | 0,6 | 0,6 | 0,8 | 1,0 | 1,3 | 0,9 |
Tuần Giáo | 1,4 | 1,6 | 1,3 | 1,0 | 0,7 | 0,6 | 0,6 | 0,6 | 0,8 | 1,0 | 1,1 | 1,4 | 1,0 |
Pha Đin | 1,5 | 2,3 | 1,7 | 1,2 | 0,8 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,7 | 1,1 | 1,5 | 1,1 |
Điện Biên | 1,4 | 1,4 | 0,9 | 0,8 | 0,6 | 0,6 | 0,5 | 0,4 | 0,5 | 0,9 | 1,1 | 1,5 | 0,9 |
Độ lệch chuẩn của nhiệt độ trung bình năm ở Điện Biên có trị số dao động từ 0,9- 1,1°C. Các tháng mùa đông độ lệch tiêu chuẩn lớn hơn các tháng mùa hè, độ lệch cao nhất là vào tháng II (1,4-2,3°C) và thấp nhất là vào tháng VIII (0,4-0,6°C). Trong giai đoạn nghiên cứu (1961-2011) nhiệt độ có sự biến động xung quanh giá trị trung bình, mùa đông nhiệt độ biến động mạnh hơn, mùa hè nhiệt độ ít biến động hơn.
Hình 1. trình bầy biến trình độ lệch nhiệt độ không khí trung bình từng năm so với trung bình nhiều năm, các trạm có độ lệch dương cực đại từ 0,7 đến 1,0°C xảy ra vào năm 2010. Độ lệch âm dao động từ -0,1 đến -1.7°C quan sát thấy ở tất cả các trạm trong những năm từ 1961 đến 1969 hay từ 1972 đến 1979, điều đó cho thấy sự tác động của cùng một chế độ hoàn lưu tới tất cả các trạm ở khu vực nghiên cứu.
Hình 1: Đồ thị độ lệch nhiệt độ trung bình của năm ở Điện Biên giai đoạn 1961-2011
Phương trình xu thế giai đoạn 1961-2011 thể hiện sự tăng lên của nhiệt độ không khí trung bình tại các nơi thuộc tỉnh Điện Biên. Phương trình có hệ số a > 0, tức nhiệt độ không khí trung bình năm tăng theo chuỗi thời gian. Trị số của hệ số biến thiên a chính là giá trị mức tăng nhiệt độ trung bình mỗi năm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhiệt độ không khí trung bình có sự biến động mạnh trong chuỗi thời gian và có xu hướng tăng lên. Mức tăng trung bình ở tất cả các trạm từ 0,2- 0,4°C/thập kỷ.
Hình 2: Biến trình nhiều năm và các đường xu thế của nhiệt độ trung bình năm tại các trạm khí tượng tỉnh Điện Biên, giai đoạn 1961-2011
- Sự biến động về lượng mưa
Bảng 5 trình bầy sự phân hóa của tổng lượng mưa trung bình, tổng lượng mưa tháng tại các trạm của tỉnh Điện Biên.
Bảng 5: Tổng lượng mưa trung bình tháng và năm ở Điện Biên (mm)
Trạm | I | II | III | IV | V | VI | VII | VIII | IX | X | XI | XII | Năm |
Mường Lay | 30,6 | 36,1 | 62,4 | 135,7 | 274,6 | 441,4 | 475,7 | 358,7 | 153,6 | 86,1 | 48,0 | 22,4 | 2114,7 |
Tuần Giáo | 24,7 | 29,5 | 61,6 | 134,8 | 215,3 | 269,1 | 303,1 | 272,3 | 134,8 | 60,6 | 37,3 | 23,7 | 1558,6 |
Pha Đin | 26,7 | 29,6 | 65,3 | 139,3 | 223,9 | 309,9 | 348,9 | 325,2 | 167,4 | 72,8 | 41,5 | 22,4 | 1751,3 |
Điện Biên | 22,0 | 30,0 | 57,0 | 112,0 | 192,0 | 264,0 | 317,0 | 310,0 | 157,0 | 60,0 | 30,0 | 24,0 | 1573,0 |
Nguồn: [3]
Lượng mưa trung bình năm của Điện Biên dao động trong khoảng từ 1573,0 – 2114,7mm, thể hiện sự phụ thuộc vào hoàn lưu khí quyển và địa hình đón gió hay khuất gió.
Bảng 6: Độ lệch tiêu chuẩn trung bình tháng và năm của lượng mưa ở Điện Biên (mm)
Trạm | I | II | III | IV | V | VI | VII | VIII | IX | X | XI | XII | Năm |
Mường Lay | 29,5 | 29,3 | 49,2 | 57,4 | 111,7 | 152,3 | 134,6 | 138,5 | 73,4 | 60,0 | 52,4 | 25,9 | 914,3 |
Tuần Giáo | 21,6 | 26,7 | 45,2 | 51,7 | 84,6 | 121,5 | 103,7 | 112,2 | 77,9 | 45,1 | 43,0 | 26,7 | 760,0 |
Pha Đin | 23,6 | 25,8 | 47,3 | 57,0 | 89,3 | 110,4 | 100,8 | 121,2 | 74,0 | 47,0 | 45,9 | 27,2 | 769,4 |
Điện Biên | 23,0 | 35,6 | 44,1 | 50,8 | 84,2 | 115,2 | 113,5 | 132,4 | 76,3 | 38,6 | 33,6 | 26,9 | 774,2 |
Độ lệch tiêu chuẩn năm của tổng lượng mưa tại các trạm dao động trong khoảng 760 -914mm. Nơi mưa nhiều có giá trị độ lệch tiêu chuẩn năm lớn hơn nơi mưa ít. Ở cùng một địa điểm, giá trị biến động của tổng lượng mưa năm lớn hơn giá trị biến động của lượng mưa các tháng trong năm. Độ lệch tiêu chuẩn trung bình các tháng mùa mưa (IV-IX) dao động trong khoảng 60-152,3mm, các tháng mùa khô (XI-II) độ lệch tiêu chuẩn lượng mưa tháng dao động trong phạm vi thấp hơn, khoảng 21,6-52,4mm.
Bảng 7: Sự biến đổi của lượng mưa trung bình năm tỉnh Điện Biên (mm)
Địa điểm | TKC 1971-2000 | Các thập kỉ | Trị số |
TK1 | TK2 | TK3 | TK4 | TK5 | Cao nhất | Thấp nhất |
Trị số | Năm | Trị số | Năm |
Mường Lay | 2082,9 | 2112,4 | 2026,6 | 2005,1 | 2217,1 | 2149,7 | 3101,0 | 2002 | 1594,8 | 1983 |
Tuần Giáo | 1554,9 | 1536,1 | 1752,3 | 1235.2 | 1696,1 | 1508,9 | 2137,8 | 1973 | 918,0 | 2011 |
Pha Đin | 1764,0 | 1558,4 | 1921,2 | 1642,0 | 1728,7 | 1761,5 | 2547,1 | 2008 | 951,6 | 2006 |
Điện Biên | 1584,5 | 1494,6 | 1554,9 | 1633,3 | 1661,0 | 1483,2 | 2239,9 | 1994 | 856,6 | 1964 |
Tính toán những đặc trưng thống kê đối với các chuỗi số liệu ở Điện Biên cho thấy: Ở Mường Lay lượng mưa trung bình nhiều năm thời kì nghiên cứu là 2114,7mm, độ lệch dương max 986,3mm, độ lệch âm max 519,9mm, số năm vượt trung bình là 20, số năm dưới trung bình là 28 năm, còn hệ số biến động là 18%. Tại Tuần Giáo tổng lượng mưa năm có sự biến động như sau: Lượng mưa trung bình thời kì nghiên cứu là 1558,6mm, độ lệch dương max 579,2mm, độ lệch âm max 640,6mm, hệ số biến động 15,3%. Ở Pha Đin với lượng mưa trung bình nhiều năm là 1751,3mm còn hệ số biến động 16,3%, độ lệch dương max 795,8mm, độ lệch âm max 799,7mm. Tổng lượng mưa năm trung bình của trạm Điện Biên thời kì 1961 - 2001 là 1573,0mm. Độ lệch dương max 666,9mm, độ lệch âm max 716.4mm, số năm vượt trung bình 24 năm, số năm dưới trung bình 26 năm.
Hình 3: Biến trình nhiều năm và các đường xu thế biến đổi của tổng lượng mưa năm tại các trạm khí tượng tỉnh Điện Biên, giai đoạn 1961-2011.
Phương trình xu thế (y= -7,5818x + 16712) thể hiện lượng mưa ở trạm Điện Biên có xu hướng giảm (hệ số biến thiên a < 0). Các khu vực khác như Tuần Giáo (y = 5,424x – 9324), Pha Đin (y = 7,394x – 13089), Mường Lay (y = 4,850x – 7557) lượng mưa có xu hướng tăng lên (hệ số biến thiên a > 0). Giá trị của hệ số biến thiên a chính là trị số lượng mưa trung bình tăng hoặc giảm mỗi năm.
Chế độ mưa – mùa mưa ở Điện Biên được phân tích trên cơ sở 3 đặc trưng: tần suất bắt đầu, tần suất cao điểm và tần suất kết thúc (bảng 8). Tháng bắt đầu và kết thúc mùa mưa được xác định bằng thời kỳ tổng lượng mưa tháng vượt qua hoặc hạ xuống dưới 100mm/tháng. Thời kỳ cao điểm của mùa mưa là tháng có lượng mưa lớn nhất.
So với một số nơi ở Đông Bắc nước ta, tần suất bắt đầu mùa mưa của một số trạm ở Điện Biên khá sớm và không ổn định, mùa mưa sớm nhất bắt đầu từ tháng I và bắt đầu muộn nhất có thể là trong tháng VI. Tuy nhiên tần suất bắt đầu lớn nhất đều rơi vào tháng IV, chiếm khoảng 46-66%.
Thời điểm kết thúc mùa mưa năm sớm nhất có thể là tháng VII, năm muộn có thể kết thúc ở tháng XII, tuy nhiên mùa mưa kết thúc với tần suất cao nhất chủ yếu là trong tháng XI, tần suất đạt khoảng 40-58%.
Cao điểm của mùa mưa nằm trong khoảng thời gian từ tháng V đến tháng VIII, tuy nhiên tần suất cao nhất từ 36-42% chủ yếu rơi vào tháng VII và riêng trạm Điện Biên có thể là cả tháng VIII.
Bảng 8: Tần suất bắt đầu, cao điểm và kết thúc mùa mưa ở Điện Biên
Stt | Trạm | I | II | III | IV | V | VI | VII | VIII | IX | X | XI | XII |
| Tần suất bắt đầu của mùa mưa (%) |
1 | Mường Lay | 2,0 | 2,0 | 16,0 | 66,0 | 12,0 | 2,0 | | | | | | |
2 | Tuần Giáo | 2,0 | 0,0 | 16,0 | 60,0 | 22,0 | | | | | | | |
3 | Pha Đin | 2,0 | - | 19,0 | 62,0 | 15,0 | 2,0 | | | | | | |
4 | Điện Biên | 2,0 | 4,0 | 20,0 | 46,0 | 30,0 | | | | | | | |
| Tần suất cao điểm của mùa mưa (%) |
1 | Mường Lay | | | | | 6.0 | 38,0 | 42,0 | 14,0 | | | | |
2 | Tuần Giáo | | | | | 12,0 | 18,0 | 40,0 | 30,0 | | | | |
3 | Pha Đin | | | | | 6,0 | 23,5 | 36,0 | 34,5 | | | | |
4 | Điện Biên | | | | | 4,0 | 16,0 | 40,0 | 40,0 | | | | |
| Tần suất kết thúc của mùa mưa (%) |
1 | Mường Lay | | | | | | | | 14,0 | 40,0 | 30,0 | 14,0 | 2,0 |
2 | Tuần Giáo | | | | | | | 2,0 | 26,0 | 44,0 | 16,0 | 10,0 | 2,0 |
3 | Pha Đin | | | | | | | | 11,3 | 51,2 | 26,0 | 9,5 | 2,0 |
4 | Điện Biên | | | | | | | | 18,0 | 58,0 | 18,0 | 4,0 | 2,0 |
- Các hiện tượng thời tiết cực đoan
Dưới tác động của BĐKH, một số loại hình thời tiết đặc biệt trên địa bàn tỉnh Điện Biên trong những thập kỉ gần đây có sự biến động. Mưa đá với những viên lớn khác thường đã gây thiệt hại nghiêm trọng đối với đời sống người dân, hoạt động kinh tế xã hội. Ở Mường Lay trong năm có 1,8 ngày mưa đá, Pha Đin 1,6 ngày. Kèm theo mưa đá là gió lốc có đường kính khoảng 50 – 150m [4], xảy ra vào thời kì chuyển tiếp giữa mùa lạnh sang mùa nóng. Trị số nhiệt độ thấp nhất của Điện Biên hàng năm tăng lên, trong TK1 ở trạm Điện Biên, năm