Nghị quyết về nâng cao công tác đào tạo gắn với nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

12/04/2017 12:59

 

 

ĐẢNG BỘ KHỐI CÁC CƠ QUAN TW
ĐẢNG ỦY VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

 

số 73-NQ/ĐUVHL

Hà Nội, ngày 03 tháng 02 năm 2017

NGHỊ QUYẾT
về nâng cao công tác đào tạo gắn với nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ


 
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

Hoạt động đào tạo sau đại học của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (sau đây gọi tắt là Viện Hàn lâm) đã được triển khai ngay từ khi mới thành lập (năm 1975). Đến năm 2014, Viện Hàn lâm đã có 19 Viện nghiên cứu chuyên ngành thực hiện công tác đào tạo sau đại học. Nhằm triển khai đồng bộ hoạt động đào tạo sau đại học, nâng tầm hoạt động đào tạo sau đại học, phát huy mạnh mẽ nguồn lực khoa học và công nghệ tại các Viện nghiên cứu chuyên ngành của Viện Hàn lâm, tháng 9/2014 Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Học viện Khoa học và Công nghệ (Học viện KHCN), trực thuộc Viện Hàn lâm thực hiện chức năng đào tạo sau đại học tại Viện Hàn lâm. Tháng 3/2016, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định chuyển Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (Trường Đại học Việt Pháp) từ Bộ Giáo dục và Đào tạo về trực thuộc Viện Hàn lâm. Riêng Viện Toán học, do tính chất đặc thù nên vẫn tiếp tục hoạt động như một cơ sở đào tạo sau đại học bên canh chức năng nghiên cứu.  Việc tăng cường hoạt động đào tạo của Học viện KHCN và Trường Đại học Việt - Pháp, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ sở đào tạo nói trên với các Viện nghiên cứu chuyên ngành sẽ mang lại cơ hội lớn trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, gắn kết hoạt động nghiên cứu khoa học - công nghệ của Viện Hàn lâm với hoạt động đào tạo.

Thời gian qua, các cơ sở đào tạo (Học viện KHCN, Trường Đại học Việt - Pháp) và các Viện nghiên cứu chuyên ngành, đã có những bước chuyển minh đáng ghi nhận trong việc tập họp đội ngũ các nhà khoa học có kinh nghiệm trong giảng dạy và nghiên cứu, bước đầu gắn kết hoạt động nghiên cứu với đào tạo, đào tạo với nghiên cứu; tổ chức khai thác các phòng thí nghiệm liên kết tại các Viện nghiên cứu chuyên ngành; đưa các kết quả nghiên cứu vào giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cao về khoa học tự nhiên và công nghệ cho đất nước. Tuy nhiên, việc gắn kết giữa công tác đào tạo với nghiên cứu khoa học công nghệ vẫn còn hạn chế, bất cập chủ yếu là do:
 
Nhận thức của một số cấp ủy đảng, lãnh đạo của đơn vị về gắn kết giữa công tác đào tạo với nghiên cứu khoa học chưa được thực sự quan tâm, coi trọng.

Cơ chế, chính sách của Nhà nước trong thời gian qua còn tách bạch, phân ly giữa nghiên cứu khoa học với đào tạo. Thiếu cơ chế phối hợp tốt giữa các cơ sở đào tạo với các Viện nghiên cứu chuyên ngành.

Hoạt động đào tạo chưa đồng đều tại các Viện nghiên tứu chuyên ngành, vẫn còn có Viện nghiên cứu chuyên ngành chưa thực hiện công tác đào tạo sau đại học.
 
Thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW, ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Nghị quyết số 29 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI (tháng 11/2013) và Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII: Phát triển, đổi mới căn bản, toàn diện giắo dục, đào tạo, phải gắn vói nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp với quy luật khách quan, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế phát triển đất nước; Đảng ủy Viện Hàn lâm nhận thấy cần phải tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng để đẩy mạnh công tác đào tạo; tăng cường sự gắn kết giữa hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ và hoạt động đào tạo tại Viện Hàn lâm.

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm

Tăng cường mạnh mẽ sự phối hợp giữa các cơ sở đào tạo với các Viện nghiên cứu chuyên ngành của Viện Hàn lâm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học - công nghệ, nâng cao chất lượng đào tạo và bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội nói chung và cho Viện Hàn lâm nói riêng.

Hoạt động đào tạo của Viện Hàn lâm vừa mở rộng quy mô vừa đảm bảo chất lượng đào tạo, lấy chất lượng làm tiêu chí, xây dựng và giữ vững uy tín của Viện Hàn lâm.

2. Mc tiêu

Nâng tâm hoạt động đào tạo của tất cả các Viện nghiên cứu chuyên ngành, các đem vị trực thuộc theo quy đinh của Nhà nước. Tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ nghiên cứu tham gia công tác đào tạo. Nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu thông qua công tác đào tạo của các cán bộ khoa học của Viện Hàn lâm. Tăng cường công tác hợp tác quốc tế thông qua hoạt động đào tạo.

Phát huy tối đa, hiệu quả và linh hoạt nguồn lực của các Viện nghiên cứu chuyên ngành (Đội ngũ cán bộ khoa học, hệ thống thiết bị phòng thí nghiệm, cơ sở hạ tầng, quan hệ họp tác quốc tế,...) phục vụ công tác đào tạo đại học, sau đại học và hoạt động nghiên cứu của các Viện chuyên ngành.

Tăng cường số lượng, chất lượng công bố khoa học - công nghệ thông qua hoạt động đào tạo; tầng cường chất lượng đào tạo thông qua hoạt động nghiên cứu; nâng cao uy tín của Viện Hàn lâm.  

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Gắn kết hiệu quả hoạt động nghiên cứu khọa học công nghệ với công tác đào tạo

Xây dựng được mô hình, cơ chế hoạt động đặc thù, linh hoạt giữa công tác đào tạo tại các cơ sở đào tạo với các Viện nghiên cứu chuyên ngành.

Xây dựng tiêu chí, chính sách ưu tiên, cơ chế đòn bẩy để gắn nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng của đơn vị với công tác đào tạo sau đại học.

Khuyến khích các nhà khoa học tại các Viện nghiên cứu chuyên ngành, có trình độ chuyên môn đáp ứng các tiêu chí và được Viện nghiên cứu chuyên ngành giới thiệu, trở thành giảng viên kiêm nhiệm tại các cơ sở đào tạo của Viện Hàn lâm.

Tăng cường tổ chức các lóp tập huấn nghiệp vụ sư phạm cho các cán bộ nghiên cứu của các Viện chuyên ngành để đáp ứng yêu cầu làm giảng viên.

2. Tăng cường khai thác, sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị, phòng nghiệm cho cồng tác đào tạo

Tổ chức sử dụng hiệu quả các phòng họp, phòng học, giảng đường tại ẹ^è Viện nghiên cứu chuyên ngành phục vụ công tác đào tạo.

Tổ chức khai thác hiệu quả các phòng thí nghiệm liên kêt phục vụ đào tạo và nghiên cứu. Tổ chức xây dựng mới, bổ sung, tăng cường trang thiết bị các phòng thí nghiệm liên kết phục vụ công tác nghiên cứu và đào tạo.

3. Đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đào tạo tại Viện Hàn lâm.

Các cơ sở đào tạo của Viện Hàn lâm hỗ trợ và tạo điều kiện để các Viện nghiên cứu tham gia hiệu quả hoạt động đào tạo, trực tiếp phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ của các Viện nghiên cứu, các đơn vị.

Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo và các Viện nghiên cứu
chuyên ngành trong công tác tuyển sinh, đào tạo, quản lý, nghiên cứu khoa học, làm đề tài luận án của học viên.

Nâng cao chât lượng đào tạo, nhanh chóng đăng ký kiêm định chât lượng các chương trình đào tạo theo các chuẩn đào tạo quốc gia và quốc tế.

Các cơ sở đào tạo của Viện Hàn lâm phải lấy chất lượng đào tạo làm tiêu chí hàng đầu; các nghiên cứu sinh phải có công bố quốc tế; các cơ sở đào tạo của Viện Hàn lâm phải có hệ thống giáo trình, sách chuyên khảo, sách tham khảo cập nhật.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các cấp ủy đảng của các đơn vị nghiên cứu trực thuộc Đảng ủy Viện Hàn lâm

Xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết. Cấp ủy, người đứng đầu chịu trách nhiệm về triển khai thực hiện các nội dung trong Nghị quyết phù hợp với tình hình, đặc điểm của đơn vị.

Định kỳ hằng năm báo cáo việc thực hiện các nội dung Nghị quyết về Đảng ủy Viện Hàn lâm.

2. Các cấp ủy đảng của các cơ sở đào tạo trực thuộc Đảng ủy Viện Hàn lâm

Xây dựng Chương trình hành động cụ thể để triển khai thực hiện Nghị quyết.

Đề xuất cơ chế, chính sách nhằm gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học công nghệ, họp tác về công tác đào tạo với các đơn vị nghiên cứu trong Viện Hàn lâm.

Định kỳ hằng năm báo cáo việc thực hiện các nội dung thực hiện Nghị quyết về Đảng ủy Viện Hàn lâm.

Nghị quyết này phổ biến đến Chi bộ./.

 

 

 

TM. BAN CHẤP HÀNH
BÍ THƯ

(đã ký)

Châu Văn Minh

 







 

Liên kết website khác