1. Nguồn nhân lực:
Phó trưởng phòng phụ trách: TS. Nguyễn Mạnh Hà
Các cán bộ, viên chức:
- TS. Dương Thị Hồng Yến
- TS. Nguyễn Thu Nhung
- ThS. Hoàng Bắc
Liên lạc: Phòng 506, 509 & 510, nhà A27, Viện Địa lý
2. Chức năng, nhiệm vụ:
Chức năng:
- Nghiên cứu địa lý tổng hợp; ứng dụng khoa học địa lý trong đánh giá, giám sát, quy hoạch, phục hồi và bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên, bảo tồn các khu vực tự nhiên.
Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu các quy luật biến đổi cơ bản trong môi trường địa lý.
- Nghiên cứu ứng dụng khoa học địa lý đánh giá tổng hợp các nguồn lực tự nhiên và xã hội trong phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch bảo vệ môi trường.
- Nghiên cứu ứng dụng khoa học địa lý trong quản lý và đánh giá tác động môi trường, đề xuất các chính sách bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực phát triển bền vững.
- Tư vấn, lập và phản biện các báo cáo đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
- Đào tạo cán bộ và hợp tác triển khai trong lĩnh vực môi trường địa lý
3. Năng lực và trang thiết bị nghiên cứu:
Phòng có hệ thống thiết bị máy tính hiện đại, các phần mềm và tiện ích hữu dụng trong nghiên cứu địa lý, các tài liệu chuyên ngành phục vụ đắc lực cho công tác nghiên cứu.
Năng lực thực hiện nghiên cứu: chủ nhiệm, chủ trì các nhiệm vụ khoa học, hợp tác quốc tế, các đề tài cấp nhà nước, cấp bộ, địa phương, ban ngành liên quan đến các lĩnh vực:
- Đánh giá tổng hợp tiềm năng tự nhiên, kinh tế - xã hội cho mục đích định hướng phát triển một số địa phương;
- Những vấn đề về phương pháp luận nghiên cứu địa lý tổng hợp phục vụ cho mục đích thực tiễn trên lãnh thổ nhiệt đới gió mùa Việt Nam;
- Đánh giá tổng hợp tiềm năng tự nhiên, kinh tế - xã hội; thiết lập cơ sở khoa học và các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho các huyện đảo Việt Nam;
- Nghiên cứu đề xuất các mô hình phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho một số khu vực ven biển và đảo ven bờ Việt Nam.
- Nghiên cứu, thực hiện đánh giá môi trường chiến lược cho các dự án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội;
- Nghiên cứu, thực hiện đánh giá tác động môi trường của các dự án phát triển;
4. Đào tạo sau đại học:
Trong thời gian qua, các cán bộ của Phòng Môi trường Địa lý đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo đại học và sau đại học tại nhiều cơ sở đào tạo;
- Cán bộ hướng dẫn (Tiến sỹ; Thạc sỹ; Đại học): 25 Tiến sỹ và 60 Thạc sỹ.
- Cán bộ được đào tạo (Tiến sỹ; Thạc sỹ): 02 Tiến sỹ; 01 Thạc sỹ
5. Các thành tựu nổi bật:
Chủ trì các đề tài: Trong giai đoạn 2018 - 2023, phòng đã chủ trì 01 đề tài Nhà nước; 01 đề tài cấp Bộ và 05 đề tài cấp cơ sở.
- Nghiên cứu đánh giá xói lở, bồi tụ, tạo đảo và đề xuất giải pháp tổng thể nhằm ổn định vùng cửa sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam; 2021-2023; Chương trình 562 - Bộ TNMT;
- Đánh giá đa dạng sinh học và lượng giá kinh tế tài nguyên các hệ sinh thái đất ngập nước ven biển vùng Đông Bắc Việt Nam phục vụ phát triển bền vững; 2020-2022; Chương trình SNMT – Bộ TNMT.
Công bố Khoa học:
- Bài báo quốc tế: 07 bài báo (04 bài báo SCIe; 03 bài báo ISSN);
- Bài báo quốc gia: 04 bài báo;
- Xuất bản sách: 02 chuyên khảo, tham khảo.