Phòng Phân tích Thí nghiệm tổng hợp Địa lý

18/09/2013 11:59

1. Nguồn nhân lực:

Trưởng phòng: TS. Dương Thị Lịm

Các cán bộ, viên chức:

- ThS. Nguyễn Hoài Thư Hương

- ThS. Nguyễn Thị Lan Hương

- ThS. Nguyễn Thị Huế

- ThS. Đặng Trần Quân

- ThS. Nguyễn Thị Hương Thúy

- ThS. Phạm Thi Dung

- ThS. Trịnh Thị Minh Trang

- ThS. Trần Thu Thủy

- CN. Nguyễn Việt Cường

Liên lạc: Phòng 710, nhà A27, Viện Địa lý

2. Chức năng, nhiệm vụ:

  • Tổ chức nghiên cứu, thí nghiệm, phân tích các chỉ tiêu chất lượng của các dạng tài nguyên và môi trường.
  • Tổ chức nghiên cứu, đánh giá định lượng các dạng tài nguyên và môi trường đất, nước, không khí, trầm tích, v.v...
  • Xây dựng và phát triển các quy trình phân tích phù hợp phục vụ nghiên cứu định lượng địa lý tài nguyên và môi trường.
  • Nghiên cứu và áp dụng các phương pháp tiên tiến, tiêu chuẩn, quy chuẩn mới trong phân tích tài nguyên và môi trường.
  • Thực hiện quan trắc, giám sát thường xuyên, định kỳ môi trường và các dạng tài nguyên thiên nhiên.
  • Phối hợp và liên kết với hệ thống thí nghiệm ở trạm nghiên cứu. Quản lý và sử dụng có hiệu quả các máy móc, thiết bị phân tích được đầu tư.
  • Đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực phân tích thí nghiệm địa lý, đánh giá định lượng tài nguyên đất và nước.
  • Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phân tích thí nghiệm địa lý, đánh giá định lượng tài nguyên đất và nước.

 

3. Năng lực và trang thiết bị nghiên cứu:

Năng lực:

  • Phát triển và hoàn thiện các quy trình phân tích, quy trình vận hành phòng thử nghiệm về lĩnh vực hóa phân tích theo chuẩn mực ISO/IEC 17025:2017.
  • Thực hiện quan trắc định kỳ và thường xuyên chất lượng môi trường xung quanh, các dự án đầu tư, nhà máy, khu công nghiệp và tòa nhà văn phòng.
  • Tư vấn lập báo cáo ĐMC, ĐTM, kế hoạch bảo vệ môi trường và cam kết bảo vệ môi trường cho các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; các dự án đầu tư; nhà máy, xí nghiệp, v.v...
  • Điều tra, nghiên cứu, đánh giá định lượng hiện trạng và diễn biến chất lượng tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

 Trang thiết bị:

Phòng được đầu tư nhiều thiết bị phân tích hiện đại và đồng bộ đáp ứng yêu cầu phân tích định lượng đầy đủ các yếu tố môi trường và tài nguyên thiên nhiên theo chuẩn mực ISO/IEC 17025:2017, với 58 chỉ tiêu được công nhận (VILAS715): ICP-MS, GC-MS-MS, FTIR, UV-VIS, TOC,  pH, Bộ cất đạm Kendan, Máy phân tích hàm lượng dầu OCMA – 350, Hệ thống thiết bị sắc ký trao đổi ion (IC)…

4. Các thành tựu nổi bật:

     Từ khi được thành lập năm 2004 đến nay, Phòng Phân tích Thí nghiệm tổng hợp Địa lý đã chủ trì, tham gia thực hiện nhiều đề tài cấp Quốc gia, cấp bộ, ngành, địa phương và nhiều hợp đồng dịch vụ KH&CN; công bố nhiều bài báo khoa học trên Tạp chí quốc tế và trong nước, hội nghị quốc tế và trong nước; sách chuyên khảo, cụ thể:

  • Đã chủ trì 01 đề tài cấp Quốc gia; 04 đề tài cấp VAST; 08 đề tài cấp cơ sở và thực hiện nhiều hợp đồng dịch vụ KH&CN.
  • Đã công bố 54 bài báo khoa học trên Tạp chí quốc tế và trong nước, 01 bằng phát minh, sáng chế và 01 giải pháp hữu ích.
  • Liên tục trong nhiều năm qua, tập thể Phòng được tặng thưởng danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến của Viện Địa lý và tổ công đoàn xuất sắc cấp Viện Địa lý.
  • Năm 2020, tập thể Phòng được Công đoàn Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam tặng giấy khen Tổ công đoàn xuất sắc cấp Viện Hàn lâm.
  • Năm 2022, tập thể Phòng Phân tích Thí nghiệm Tổng hợp Địa lý, Viện Địa lý được Chủ tich Viện Hàn lâm KH&CNVN tặng danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc” cấp Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Liên kết website khác