Phòng Tài nguyên nước mặt

15/09/2013 10:59

1. Nguồn nhân lực:

Trưởng phòng: PGS.TS. Phan Thị Thanh Hằng

Phó trưởng phòng: TS. Hoàng Thanh Sơn

Các cán bộ, viên chức:

- ThS. Nguyễn Quang Thành

- ThS. Bùi Anh Tuấn

- ThS. Trần Thị Ngọc Ánh

- ThS. Ngô Thanh Nga

- ThS. Nguyễn Thị Bích

Liên lạc: Phòng 201 & 401, nhà A27, Viện Địa lý

2. Chức năng, nhiệm vụ:

  • Nghiên cứu những quy luật tự nhiên cơ bản về nước mặt (sông, hồ, đầm phá…), quy luật phân bố theo không gian và thời gian của tài nguyên nước trong cảnh quan nhiệt đới gió mùa của Việt Nam, xây dựng cơ sở khoa học quản lý tài nguyên nước phục vụ tổ chức lãnh thổ, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai.
  • Nghiên cứu ứng dụng và triển khai nhằm khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên nước, phòng tránh thiên tai (lũ lụt, lũ quét, hạn hán) trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu; nghiên cứu chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ về thủy văn - tài nguyên nước.
  • Tham gia thẩm định các dự án phát triển có tác động đến tài nguyên và môi trường nước theo lưu vực sông.
  • Thực hiện các dịch vụ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực tài nguyên nước
  • Hợp tác quốc tế, tổ chức đào tạo cán bộ sau đại học, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành thủy văn học và phát triển nguồn nước.
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác do Viện trưởng Viện Địa lý giao.


 

3. Năng lực và trang thiết bị nghiên cứu:

Phòng Tài nguyên Nước mặt là phòng có bề dày truyền thống hoạt động khoa học với một hướng đi rất cơ bản của phòng từ trước đến nay là hướng nghiên cứu Tài nguyên nước mặt, hướng nghiên cứu cơ bản của phòng là nghiên cứu về sự vận động, phân phối và chất lượng của nước theo các lưu vực sông trên lãnh thổ Việt Nam gắn với các công cụ nghiên cứu hiện đại (các thiết bị đo đạc, các mô hình toán thủy văn: bộ mô hình MIKE, SWAT, BTOPMC, HEC-RAS, WEAP, IQQM, QUAL2… cũng như các phần mềm viễn thám, GIS … ) nhằm định lượng hóa các giá trị của tài nguyên nước nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên, quản trị phát triển bền vững tài nguyên nước, phòng tránh giảm nhẹ thiên tai trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu

4. Đào tạo sau đại học:

  • Đào tạo: 05 cán bộ của phòng bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ, 10 cán bộ bảo vệ thành công luận văn Thạc sỹ.
  • Hướng dẫn: 06 Tiến sỹ, 20 Thạc sỹ, trên 30 Kỹ sư và Cử nhân.

5. Các thành tựu nổi bật: 

  • Đã chủ trì 08 đề tài cấp Quốc gia, chủ trì và tham gia thực hiện trên 30 đề tài cấp Bộ/ngành/địa phương và tương đương;
  • Đã công bố được trên 250 bài báo trong nước và quốc tế; 07 sách chuyên khảo.
  • 01 giải pháp hữu ích, 01 sở hữu trí tuệ.
Liên kết website khác