Ngày 19/12/2016, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam có công văn số 2582/VHL-KHTC về việc thông báo kêu gọi đề xuất đề tài/dự án KHCN theo Nghị định thư, theo Chương trình hợp tác ZIM (Việt Nam - CHLB Đức). Đây là nội dung trong thông báo 5091/BKHCN-HTQT của Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 09/12/2016 về việc kêu gọi đề xuất đề tài/dự án KHCN theo Nghị định thư / Chương trình hợp tác ZIM với ác lĩnh vực ưu tiên gồm Công nghệ thông tin, Năng lượng tái tạo, Tự động hóa và Khoa học vật liệu
Hồ sơ đề xuất gồm: đề xuất chung bằng tiếng Anh, Đề cương đề xuất theo mẫu nghị định thư
Hồ sơ đề xuất gửi về Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam trước ngày 10/2/2017 thông qua Ban Kế hoạch - Tài Chính. file mềm đề cương đề xuất gửi về hòm thư điện tử khtc@vast.vn.
Thông báo Kêu gọi đề xuất đề tài/dự án khoa học và công nghệ theo Nghị định thư giữa Bộ Khoa học & Công nghệ Việt Nam và Bộ Kinh tế & Năng lượng CHLB Đức (Chương trình ZIM)
Hạn nộp đề xuất: ngày 15 tháng 2 năm 2017 1. Phạm vi Việt Nam và CHLB Đức thông báo kêu gọi đề xuất các dự án hợp tác Nghiên cứu và Phát triển, tập trung vào việc phát triển các sản phẩm và ứng dụng đổi mới trong mọi lĩnh vực công nghệ và ứng dụng, đặc biệt ưu tiên trong các lĩnh vực:
- Công nghệ thông tin,
- Năng lượng tái tạo,
- Tự động hóa,
- Khoa học vật liệu.
Các đề xuất dự án cần phát triển các sản phẩm để sẵn sàng thương mại hóa, các phương pháp hoặc dịch vụ dựa trên công nghệ có tiềm năng thị trường cao.
Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Bộ KH&CN) và Bộ Kinh tế và Năng lượng CHLB Đức (BMWi) sẽ tạo điều kiện tiếp cận nguồn hỗ trợ tài chính cho các dự án hợp tác giữa Bộ KH&CN và Chương trình ZIM của BMWi.
Bộ KH&CN (Đơn vị điều phối: Vụ Hợp tác Quốc tế-Vụ HTQT) và BMWi (Đơn vị điều phối: Cơ quan quản lý dự án AiF Projekt GmbH) sẽ có những hỗ trợ cần thiết cho các đối tác dự án trong quá trình xây dựng và thực hiện dự án đã được phê duyệt.
Các đề xuất dự án sẽ được Bộ KH&CN và Cơ quan quản lý dự án AiF Projekt GmbH cùng đánh giá. Kết quả đánh giá sẽ được thông báo cho các đối tác dự án trong vòng 4 tháng sau khi hết hạn nộp đề xuất.
2. Quy trình nộp đơn và đánh giá
Các đề xuất đề tài/dự án tham gia Chương trình đến hết ngày 15 tháng 2 năm 2017 phải tuân theo các quy trình, thủ tục sau đây:
2.1 Tài chính Các đề xuất có kết quả đánh giá tốt có thể được hai Bộ cùng cấp kinh phí thực hiện từ các chương trình tài trợ quốc gia và/hoặc nguồn khác tùy theo khả năng và cơ chế tài chính của mỗi nước.
2.2 Yêu cầu tối thiểu Kết quả của dự án phải góp phần phát triển các sản phẩm thương mại, quy trình và/hoặc dịch vụ kỹ thuật. Các đề xuất dự án phải đáp ứng các yêu cầu sau : - Có sự tham gia của ít nhất một doanh nghiệp Việt Nam và một doanh nghiệp Đức và một viện nghiên cứu/trường đại học Việt Nam (sự tham gia của nhiều tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp khác cũng được hoan nghênh với tư cách là các đối tác bổ sung hoặc đối tác phụ theo quy định về tài trợ của mỗi nước).
- Các doanh nghiệp và/hoặc các tổ chức nghiên cứu của những nước khác cũng có thể được tham gia. Các đối tác này sẽ không được tài trợ bởi Bộ KH&CN hoặc BMWi. - Kết quả của dự án phải mang lại giá trị gia tăng nhờ hoạt động hợp tác quốc tế giữa các thành viên tham gia của hai nước (ví dụ như tạo ra và chia sẻ tri thức, tiềm năng thương mại, khả năng tiếp cận với cơ sở hạ tầng nghiên cứu và phát triển, mở ra các lĩnh vực ứng dụng mới,…). - Thời gian thực hiện dự án không quá 3 năm. - Bất kỳ đối tác nào có dự án hợp tác nghiên cứu và phát triển đáp ứng được các tiêu chí trên có thể nộp đề xuất như thông báo này theo luật, quy tắc, quy định và thủ tục hiện hành. 2.3. Nộp đề xuất Trong thời gian kêu gọi đề xuất từ ngày 30 tháng 10 năm 2016 và đến hết ngày 15 tháng 2 năm 2017, tất cả các bên tham gia phải nộp một đề xuất ngắn chung (theo mẫu đính kèm) bằng tiếng Anh có chữ ký hợp pháp của tất cả các tổ chức tham gia dự án và một bản dự thảo Thỏa thuận Hợp tác (chưa ký) quy định các điều khoản hợp tác giữa tất cả các đối tác bằng tiếng Anh. Mẫu đề xuất có thể được tải từ trang web:www.zim-bmwi.de/kooperationsprojekte/transnationale-fue-projekte (phía Đức) hoặc trang web của Bộ KH&CN (phía Việt Nam): www.most.gov.vn Mẫu đề xuất chung và dự thảo thỏa thuận hợp tác phải được gửi bằng thư điện tử đến địa chỉ hhhau@most.gov.vn và c.frichtner@aif-projekt-gmbh.de . Đồng thời các đối tác dự án muốn xin tài trợ theo thông báo này phải nộp hồ sơ đề xuất quốc gia theo các quy định tương ứng (xem ở dưới đây). Phía Đức Tất cả các đối tác phía Đức phải nộp một hồ sơ đề xuất Chương trình ZIM cho Cơ quan quản lý dự án AiF Projekt GmbH Đức. Tất cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Đức theo quy định của ZIM thực hiện nghiên cứu để phát triển một sản phẩm, quy trình hoặc dịch vụ công nghệ đổi mới sáng tạo - có thể hợp tác với các tổ chức nghiên cứu- đều có quyền nộp đơn. Các tiêu chí chi tiết hơn có thể được xem trên trang web của chương trình ZIM www.zim-bmwi.de/kooperationsprojekte (chỉ có bằng tiếng Đức). Đề xuất này phải tuân thủ các quy định của chương trình ZIM, tức là phải viết bằng tiếng Đức. Phía Việt Nam Trong thời hạn nộp đề xuất nêu tại điểm 2.3 trên đây, ngoài Đề xuất chung bằng tiếng Anh kèm theo bản dịch tiếng Việt có công chứng, Hồ sơ đề xuất phải kèm theo các tài liệu sau đây (dạng giấy và dạng file mềm): - Đề cương thuyết minh nhiệm vụ KH&CN theo Nghị định thư bằng tiếng Việt theo Mẫu 1, Thông tư 12/2014/TT-BKHCN ngày 30/5/2014 Quy định quản lý các nhiệm vụ KH&CN theo Nghị định thư (mẫu được đăng tải kèm theo Thông báo này), có đủ chữ ký và dấu của các bên liên quan;
- Công văn do Lãnh đạo Bộ chủ quản ký gửi Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị cho thực hiện đề tài/dự án KH&CN theo Nghị định thư với đối tác Đức trong Chương trình hợp tác “Đổi mới sáng tạo cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ”; Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ tổ chức hội đồng xác định nhiệm vụ để đánh giá đề cương đề xuất. Nếu đề cương được đánh giá tốt, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ yêu cầu nộp hồ sơ chi tiết, bao gồm các tài liệu chính sau:
- Thuyết minh chi tiết nhiệm vụ KH&CN theo Nghị định thư theo Mẫu 3, Thông tư 12/2014/TT-BKHCN ngày 30/5/2014 Quy định quản lý các nhiệm vụ KH&CN theo Nghị định thư (đăng tải kèm theo Thông báo này); - Thỏa thuận hợp tác giữa các đơn vị tham gia đề tài/dự án nghiên cứu phía Việt Nam, có đủ chữ ký của tất cả các đối tác tham gia và cơ quan chủ trì. - Thỏa thuận hợp tác giữa các đối tác Đức và Việt Nam (bằng tiếng Đức hoặc tiếng Anh kèm theo bản dịch ra tiếng Việt (có công chứng). Các yêu cầu tối thiểu cho Thỏa thuận hợp tác với các đối tác Đức như sau: - Tên đề tài/dự án; - Tên của tất cả các đối tác tham gia; - Mô tả mục tiêu, nội dung nghiên cứu chính, kết hoạch hợp tác, dự kiến nguồn nhân lực thực hiện, phân công nhiệm vụ giữa các đối tác Đức và Việt Nam, kết quả dự kiến và dự trù kinh phí, nguyên tắc cơ bản của việc cùng thương mại hóa kết quả nghiên cứu và chia sẻ lợi ích. Đề xuất chung có đủ chữ ký của các đối tác Đức và Việt Nam được coi là một phần của Thỏa thuận hợp tác. Ngoài ra còn một số tài liệu hành chính khác. Mọi thông tin về hồ sơ chi tiết sẽ được đăng tải trên trang web của Bộ Khoa học và Công nghệ. (www.most.gov.vn). Địa chỉ liên hệ:
|