THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Tên đề tài luận án: Nghiên cứu thoái hóa đất lưu vực sông Chảy nhằm khai thác hợp lý tài nguyên và môi trường đất.
Chuyên ngành: Địa lý tài nguyên và môi trường
Mã số: 62 44 74 01
Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Mạnh Hà
Khóa đào tạo: 2006 - 2010
Họ và tên cán bộ hướng dẫn:
1. TS. Nguyễn Đình Kỳ
2. TS. Nguyễn Lập Dân
Cơ sở đào tạo: Viện Địa lý, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
1. Các luận điểm bảo vệ
Luận điểm 1: Lớp phủ thổ nhưỡng lưu vực sông Chảy đa dạng, phức tạp là tổ hợp các đơn vị địa lý thổ nhưỡng đặc trưng của vùng núi phía Bắc – hệ quả của sự tương tác của các qui luật địa đới và phi địa đới.
Luận điểm 2: Đánh giá tổng hợp thoái hóa đất lưu vực sông Chảy thông qua mối quan hệ đất – nước là cơ sở khoa học để cảnh báo tai biến thiên nhiên và đề xuất các giải pháp sử dụng đất bền vững theo lưu vực.
2. Những điểm mới của luận án
- Đóng góp vào việc xây dựng phương pháp luận nghiên cứu đánh giá tài nguyên và môi trường đất theo lưu vực sông
- Đánh giá tổng hợp hiện trạng và dự báo thoái hóa đất theo lưu vực sông Chảy.
- Đề xuất các giải pháp sử dụng, cải tạo tài nguyên môi trường đất trên cơ sở nghiên cứu tổng hợp thoái hóa đất và quan điểm phát triển bền vững phục vụ phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai lưu vực sông Chảy.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
* Ý nghĩa khoa học: Luận án góp phần hoàn thiện quan điểm, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu thoái hóa đất phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên môi trường đất theo lưu vực sông. Kết quả của luận án góp phần xây dựng cơ sở khoa học quản lý lưu vực sông miền núi nhiệt đới Việt Nam. Đồng thời đóng góp cơ sở dữ liệu tài nguyên môi trường đất lưu vực sông Chảy.
* Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở khoa học phục vụ qui hoạch, quản lý thống nhất theo các lưu vực sông, đề xuất các mô hình sử dụng đất bền vững phục vụ phát triển KT-XH của vùng núi phía Bắc.
4. Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
Cần đưa ra các giải pháp sử dụng đất cho các tiểu vùng : thượng lưu, trung lưu, hạ lưu một cách đồng bộ, thống nhất, hợp lý trong lưu vực sông Chảy.
Hà Nội, ngày 28 tháng 02 năm 2012