Tóm tắt kết quả hoạt động đề tài "Nghiên cứu đánh giá, phân loại thảm thực vật rừng dễ cháy và đề xuất các giải pháp kiểm soát cháy rừng và giảm thiểu ô nhiễm khói mù tỉnh Đắk Lắk"

13/10/2014 07:10

Tên đề tài: Nghiên cứu đánh giá, phân loại thảm thực vật rừng dễ cháy và đề xuất các giải pháp kiểm soát cháy rừng và giảm thiểu ô nhiễm khói mù tỉnh Đắk Lắk.
Mã số VAST05.02/12-13
Chủ nhiệm: TS. Lưu Thế Anh
Cơ quan chủ trì: Viện Địa lý
Cơ quan chủ quản: Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Thuộc hướng: Khoa học Trái đất;  Mã số hướng: VAST05
Thời gian thực hiện: từ tháng 01/2012 - 12/2013
 


Điều tra thành phần loài tham gia vào vật liệu cháy, kết cầu vật liệu cháy trong rừng trồng Keo lá tràm

(a); rừng khộp (b); rừng trồng Thông nhựa (c); rừng lá rộng thường xanh trung bình
(d); rừng hỗn giao cây lá rộng thường xanh và nửa rụng lá (e) và rừng bạch đàn (f)
(Ảnh: Lưu Thế Anh, 1/2013)


Mục tiêu đề tài:

- Đánh giá và phân loại thảm thực vật rừng dễ cháy;

- Đề xuất các giải pháp kiểm soát cháy rừng.

Các kết quả chính của đề tài:

a) Về khoa học:

- Làm sáng tỏ thực trạng cháy rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2000 - 2012;

- Thành lập được bản đồ phân loại thảm thực vật rừng tỉnh Đắk Lắk tỷ lệ 1:100.000 sử dụng hệ thống phân loại rừng theo loài cây và trữ lượng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Phân tích và làm rõ các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến quá trình cháy rừng và thực trạng cháy rừng tỉnh Đắk Lắk, từ đó lựa chọn được 08 chỉ tiêu đầu vào cho mô hình phân cấp nguy cơ cháy rừng bằng bài toán trung bình cộng có trọng số.

- Thành lập được bản đồ phân cấp và phân vùng nguy cơ cháy rừng tỉnh Đắk Lắk tỷ lệ 1:100.000 đáp ứng được các yêu cầu cập nhật và phục vụ công tác quản lý tài nguyên rừng, phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk;
 

Quy trình kỹ thuật thành lập bản đồ nguy cơ cháy rừng

b) Về ứng dụng:

Kết quả của đề tài có thể sử dụng để phục vụ công tác phòng chống cháy rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Ngoài ra, các kết quả này là nguồn tư liệu khoa học tham khảo trong công tác đào tạo, nghiên cứu nguyên ngành về phòng cháy, chữa cháy rừng ở các Trường đại học và cơ quan nghiên cứu.

Những đóng góp mới của đề tài:

- Thành lập được bản đồ phân cấp và phân vùng nguy cơ cháy rừng tỉnh Đắk Lắk tỷ lệ 1:100.000.

- Góp phần hoàn thiện phương pháp luận về áp dụng công nghệ GIS xây dựng mô hình dự báo nguy cơ cháy rừng.


Bản đồ nguy cơ cháy rừng tỉnh Đắk Lắk
Liên kết website khác