Tên đề tài | Ứng dụng công nghệ viễn thám trong nghiên cứu, đánh giá biến động chất lượng nước các hồ ở Hà Nội do ảnh hưởng của đô thị hóa và biến đổi khí hậu |
Mã số đề tài | VAST01.04/19-20 |
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) | Viện Địa lý |
Thuộc Danh mục đề tài | Hướng Công nghệ thông tin, điện tử, tự động hóa và công nghệ vũ trụ (VAST01) |
Họ và tên | PGS. TS. Phạm Quang Vinh |
Thời gian thực hiện | 01/01/2019 - 31/12/2021 |
Tổng kinh phí | 600 triệu đồng |
Xếp loại | Xuất sắc |
Mục tiêu đề tài |
- Xây dựng cơ sở khoa học và lựa chọn hệ phương pháp phù hợp để tính toán các thông số chất lượng nước các hồ Hà Nội (hàm lượng chlorophyll a - Chla, độ trong - SD và chỉ số phú dưỡng - TSI) từ ảnh Landsat 7, 8 và Sentinel 2 thu được trong giai đoạn 2005-2019; |
Kết quả chính của đề tài |
Về khoa học: Đề tài đã xây dựng bộ dữ liệu thực tế về hiện trạng phú dưỡng của 10 hồ nghiên cứu và 4 phương trình tính toán hàm lượng Chl-a, SD và TSI từ ảnh vệ tinh Landsat 8 và Sentinel 2A. Các phương trình này đã được áp dụng thành công vào tính toán và đánh giá mức độ phú dưỡng 10 hồ nghiên cứu (hồ Tây, Trúc Bạch, Giảng Võ, Hoàn Kiếm, Bảy Mẫu, Hai Bà Trưng, Nghĩa Tân, Văn Quán, Linh Đàm, Yên Sở) cho thấy mức độ phú dưỡng của các hồ này đã tăng từ mức phú dưỡng cao vào 2005 – 2010 lên siêu phú dưỡng từ 2015 – nay. Quá trình đô thị hóa thành phố Hà Nội được thể hiện qua sự mở rộng diện tích đất bị bê tông hóa ở khu vực 12 quận nội thành, từ 24% tổng diện tích các quận này vào 2005, lên đến 39% vào 2010, 52% vào 2015 và 53% vào 2019. Sự mở rộng diện tích này tương quan chặt chẽ với diện tích có LST cao (R2 = 0,96) và giá trị LST trung bình của các quận có bề mặt bê tông hóa > 70% diện tích (R2 = 0,78), khẳng định đô thị hóa sẽ là yếu tố gia tăng thêm nền nhiệt của thành phố dưới tác động của BĐKH. Dưới sự gia tăng nhiệt độ do BĐKH và đô thị hóa, dự báo mức độ phú dưỡng của các hồ sẽ tiếp tục tăng nếu không có biện pháp xử lý. Sản phẩm cụ thể giao nộp: - Các bài báo đã công bố (liệt kê): |
Những đóng góp mới |
Đề tài đã xây dựng được bộ dữ liệu thực tế về hiện trạng phú dưỡng của 10 hồ nội thành Hà Nội và 4 phương trình tính toán hàm lượng Chla, SD và TSI từ ảnh vệ tinh Landsat 8 và Sentinel 2A. |
Địa chỉ ứng dụng |
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể chuyển giao cho Sở tài nguyên và môi trường Hà Nội, Công ty TNHH Cấp thoát nước MTV (HSDC) để phục vụ công tác kiểm soát và xử lý ô nhiễm ở các hồ. |
Kiến nghị |
Tiếp tục nghiên cứu theo hướng kết hợp ứng dụng công nghệ viễn thám và trí tuệ nhân tạo trong nghiên cứu chất lượng nước nhằm nâng cao độ chính xác, phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý và giám sát chất lượng nước hồ. |
Ảnh nổi bật đề tài |