Phòng Địa lý Biển & Hải đảo

02/12/2014 11:59

1. Nguồn nhân lực:

Trưởng phòng: PGS. TS. Đào Đình Châm

Phó trưởng phòng: ThS. Hoàng Thái Bình

 

Các cán bộ, viên chức: 

- KS. Lê Đức Hạnh

- ThS. Nguyễn Thái Sơn

- TS. Nguyễn Quốc Trinh

- ThS. Đào Thị Thảo

 

Liên lạc: Phòng 407 & 408, nhà A27, Viện Địa lý

Số điện thoại: 04 3791 3044

 

2. Chức năng, nhiệm vụ:

  • Điều tra, nghiên cứu cơ bản các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường biển và và hải đảo phục vụ phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng của đất nước.
  • Điều tra, nghiên cứu quy luật hình thành, diễn biến các quá trình địa lý biển vùng nhiệt đới gió mùa phục vụ cho quản lý, khai thác hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo.
  • Điều tra, nghiên cứu các quá trình thủy, thạch động lực học cửa sông phục vụ quy hoạch lãnh thổ, phát triển luồng lạch, xây dựng các đê biển, bảo vệ các vùng đất mới bồi tụ, chống xói lở bờ sông, bờ biển.
  • Nghiên cứu các loại tai biến thiên nhiên, các biện pháp phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai vùng cửa sông, biển và hải đảo trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
  • Tư vấn, thẩm định và xây dựng các dự án nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực liên quan đến vùng cửa sông, biển và hải đảo.
  • Nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ, các phương pháp và thiết bị hiện đại trong nghiên cứu cửa sông, biển và hải đảo.
  • Hợp tác quốc tế, đào tạo đại học và sau đại học thuộc lĩnh vực cửa sông,  biển và hải đảo.
 
3. Năng lực và trang thiết bị nghiên cứu:

     Với trang thiết bị nghiên cứu hiện đại sử dụng trong công tác nội nghiệp và ngoài thực địa như: Máy đo hồi âm sâu; thiết bị đo tổng hợp các yếu tố thủy hải văn AWAC; máy đo lưu lượng nước; máy đo chất lượng nước nhiều thành phần; máy trắc đạc Trimble, GPS… Các phần mềm về lĩnh vực thủy văn, thủy lực, hải văn: MIKE 3D, MIKE 21; MIKE 11; MIKE HYDRO (Basin, Ecolab),… Phòng Địa lý Biển và Hải đảo có khả năng tham gia các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ theo các hướng sau:

  • Nghiên cứu các quá trình thủy, thạch động lực ảnh hưởng đến các quá trình bồi, xói vùng ven biển cửa sông phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
  • Nghiên cứu động lực biến đổi bờ biển phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên và môi trường biển.
  • Nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ, phần mềm hiện đại phục vụ nghiên cứu chế độ động lực học vùng cửa sông, ven biển, biển và hải đảo; dự báo, cảnh báo thiên tai nguy hiểm ở dải ven biển, cửa sông; tính toán lan truyền ô nhiễm các chất trên sông, biển.
  • Hợp tác quốc tế và đào tạo đại học và sau đại học thuộc lĩnh vực thủy văn cửa sông, biển và hải đảo.

4. Đào tạo sau đại học:

     Từ năm 1993 đến nay, các cán bộ Phòng Địa lý Biển và Hải đảo đã đào tạo 25 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ, hiện đang hướng dẫn 05 nghiên cứu sinh; đã hướng dẫn 10 bảo vệ thành công luận văn Thạc sỹ. Ngoài ra, tham gia cón đào tạo, giảng dạy tại các trường đại học trong nước.

 

5.  Các thành tựu nổi bật:

     Trong thời gian 25 năm qua, Phòng Địa lý Biển và Hải đảo đã chủ trì thực hiện được nhiều đề tài cấp Nhà nước, xuất bản được nhiều bài báo quốc tế, sách chuyên khảo, phát minh sáng chế, cụ thể:

  • Đã chủ trì và tham gia thực hiện được 20 đề tài cấp Nhà nước; 02 nhiệm vụ KHCN hợp tác quốc tế và nhiều đề tài cấp bộ, ngành, địa phương;
  • Đã công bố được 09 bài báo quốc tế; 04 sách chuyên khảo; hơn 100 bài báo thuộc các Tạp chí khoa học chuyên ngành và Hội nghị khoa học Quốc gia. Tiêu biểu như:
  1. Các vùng cửa sông Việt Nam (Tiếng Nga). Nxb. Nông nghiệp Odessa, 2004.
  2. Bãi bồi ven biển cửa sông Bắc Bộ, Việt Nam. Nxb. Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Hà Nội, 2006.
  3. Topography change of DaRang river mouth in Vietnam, A field measurement. Asian and Pacific Coast Proceeding of the Third International Conference on Asian and Pacific Coasts. Tr1408-1420, năm 2005.
  4. Sa bồi luồng tàu vùng cảng Hải Phòng, nguyên nhân và giải pháp phòng chống. Nxb. Khoa học tự nhiên và Công nghệ. Hà Nội, 2012.
  5. Coastal-Marine Nature Management in Pacific Russia and Northern Vietnam: Notions, Structural Features, and Types. Geography and Natural Resources, Vol. 38, No. 4, pp. 333-340, năm 2017.
Các tin khác
Liên kết website khác