1. Nguồn nhân lực:
Trưởng phòng: TS. Nguyễn Thanh Hoàn
Các cán bộ, viên chức:
- PGS.TS. Nguyễn Đình Dương
- ThS. Hồ Lệ Thu
- TS. Nguyễn Kim Anh
- TS. Nguyễn Văn Dũng
- ThS. Hoa Thúy Quỳnh
- CN. Đào Quang Đông
Liên lạc: Phòng 608, nhà A27, Viện Địa lý
Số điện thoại: 0918461676
2. Chức năng, nhiệm vụ:
- Nghiên cứu phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường và cập nhật dữ liệu nhanh chóng phục vụ công tác nghiên cứu môi trường.
- Kết hợp với các Phòng chuyên môn khác của Viện, xây dựng các mô hình phân tích dữ liệu tổng hợp nhằm đưa ra những đánh giá về môi trường trên quy mô quốc gia, cũng như khu vực cho một thời điểm hoặc một giai đoạn.
- Thực hiện hợp tác quốc tế, trao đổi dữ liệu về môi trường.
- Tham gia đào tạo phát triển nhân lực trong các lĩnh vực nghiên cứu, xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu và mô hình đánh giá môi trường theo quan điểm phát triển bền vững.
- Quản lý và vận hành các thiết bị được giao phục vụ cho công tác xây dựng, cập nhật, lưu trữ và lấy thông tin từ cơ sở dữ liệu.
3. Năng lực và trang thiết bị nghiên cứu:
Phòng Nghiên cứu và Xử lý thông tin Môi trường có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sử dụng tư liệu Viễn thám phục vụ theo dõi và quản lý tài nguyên thiên nhiên, giám sát môi trường, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai. Phòng được trang bị nhiều thiết bị có khả năng xử lý dữ liệu lớn như: Máy bay không người lái UAV; hệ thống thiết bị trắc địa; máy đo phản xạ phổ;… các phần mềm chuyên dụng cho việc xử lý tư liệu Viễn thám như: PCI, ERDAS IMAGINE, ArcGIS, Atcor, SpacEyes 3D,...
Thế mạnh của Phòng tập trung vào các lĩnh vực nghiên cứu sau:
- Xử lý chuỗi dữ liệu Viễn thám đa thời gian một cách tự động, cụ thể: Phát triển các thuật toán xử lý phân loại tự động tư liệu Viễn thám đa thời gian, kết hợp tư liệu quan học và siêu cao tần đa thời gian, xử lý lọc bỏ mây tự động trên bộ tư liệu Viễn thám đa thời gian;
- Sử dụng tư liệu Viễn thám đa thời gian xây dựng các bản đồ chuyên đề, theo dõi diễn biến môi trường, cụ thể: Xây dựng bản đồ lớp phủ, hiện trạng sử dụng đất, rừng, giám sát diễn biến rừng, mặt nước,....
- Giám sát các sự cố môi trường bằng tư liệu Viễn thám vệ tinh và UAV: Giám sát sự cố tràn dầu, ô nhiễm nước, sự cố môi trường và thiên tai.
- Xây dựng CSDL môi trường: Kết hợp tư liệu Viễn thám, GIS và các công cụ lập trình online để xây dựng các loại CSDL thời gian thực phục phụ theo dõi, giám sát tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
4. Đào tạo sau đại học:
Trong thời gian qua, các cán bộ của Phòng Nghiên cứu và Xử lý thông tin Môi trường đã tham gia đào tạo sau đại học tại các cơ sở đào tạo; đã và đang hướng dẫn chính hoặc tham gia hướng dẫn được 16 Tiến sỹ và hơn 20 Thạc sỹ.
5. Các thành tựu nổi bật:
Trong thời gian 25 năm qua, Phòng Nghiên cứu và Xử lý thông tin Môi trường đã chủ trì thực hiện được nhiều đề tài cấp Quốc gia, công bố được nhiều bài báo khoa học trên Tạp chí quốc tế và trong nước, sách chuyên khảo, phát minh sáng chế, cụ thể:
- Đã chủ trì và tham gia thực hiện được 06 đề tài cấp Quốc gia; 05 đề tài hợp tác quốc tế và nhiều đề tài cấp Bộ;
- Đã công bố được 25 bài báo khoa học trên Tạp chí quốc tế thuộc danh sách ISI; 02 sách chuyên khảo; 08 bài báo trên các Tạp chí quốc gia; 72 bài báo trong các Hội nghị quốc tế và quốc gia;
- Đã được cấp 02 văn bằng sở hữu trí tuệ; đã nộp đơn đăng ký 01 giải pháp hữu ích và đã được Cục Sở hữu Trí tuệ chấp nhận và đăng công báo.