• Lễ công bố Quyết định bổ nhiệm Lãnh đạo các đơn vị ...
    Chiều ngày 19/5/2014, tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã diễn ra Lễ công bố các Quyết định của Chủ tịch Viện bổ nhiệm và bổ nhiệm lại Lãnh đạo đơn vị trực thuộc. Tại buổi lễ này, 2 cán bộ của Viện Đia lý được bổ nhiệm các chức vụ như Phó Viện trưởng Viện Địa lý là PGS. TS. Phạm Quang Vinh và TS. Uông Đình Khanh. Bên cạnh đó, nguyên Phó Viện trưởng viện Địa lý, TS. Vũ Thị Thu Lan được bổ nhiệm chức vụ mới - Phó Trưởng ban Ứng dụng và Triển khai công nghệ
  • Bán sách “Việt Nam dưới góc nhìn VNREDSat-1” để ủng hộ Hoàng ...
    Nhân dịp ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Kỷ niệm 39 năm ngày thành lập Viện HLKHCNVN, đồng thời thể hiện tình yêu đối với quê hương đất nước, đặc biệt là đối với Hoàng Sa và Trường Sa thân yêu, Công đoàn Viện Hàn lâm đã phối hợp với Ban Quản lý dự án Vệ tinh nhỏ - Viện Công nghệ vũ trụ bán sách ảnh với tựa đề “Việt Nam dưới góc nhìn VNREDSat-1”. Sách được bán tại khu Trưng bày sản phẩm nhà A1 – Viện HLKHCNVN, số 18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội. Toàn bộ số tiền bán được sẽ được chuyển vào quỹ “Vì Trường Sa thân yêu”
  • Biển Đông: Địa chiến lược và Tiềm năng kinh tế
    Bài viết giới thiệu về điều kiện tự nhiên, vị trí địa chiến lược, các tài nguyên kinh tế của Biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
  • Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tiềm năng của ...
    Việt Nam là một quốc gia ven biển. Bờ biển Việt Nam dài 3.260km, từ Quảng Ninh ở phía Đông Bắc tới Kiên Giang ở phía Tây Nam. Vùng biển Việt Nam có khoảng 3.000 đảo lớn nhỏ và 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa. Với mong muốn cung cấp thêm thông tin nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo, góp phần quan trọng vào thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, Báo Hậu Giang mở chuyên mục “Biển đảo Việt Nam”. Nội dung tuyên truyền tập trung vào các vấn đề: Vị trí, vai trò, tiềm năng, thế mạnh và ý nghĩa, tầm quan trọng của biển, đảo Việt Nam; những cơ sở pháp lý, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; phổ biến các văn bản pháp luật về biển đảo của Nhà nước và luật pháp quốc tế về biển, đặc biệt là Công ước năm 1982 của Liên Hợp Quốc về Luật Biển;…
  • Đánh giá điều kiện khí hậu phục vụ phát triển rừng ngập ...
    Rừng ngập mặn chiếm diện tích không nhiều ở các tỉnh duyên hải từ Quảng Ninh đến Hà Tĩinh song có ý nghĩa quan trọng về mặt sinh thái và bảo vệ các giá trị tạo dựng của con người. Phát triển và bảo vệ RNM, một vấn đề rất cần thiết có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển bền vững ở đây, cần phải quan tâm tới nhiều điều kiện trong đó có đặc thù khí hậu vùng. Đánh giá về mức độ thuận lợi và khó khăn do khí hậu đối với phát triển RNM được đưa ra trên cơ sở nghiên cứu hiện trạng rừng ngập mặn, phân tích tổng hợp số liệu khí hậu các trạm khí tượng trong vùng, phân tích tổng hợp điều kiện sinh khí hậu với các ngưỡng sinh thái. Kết quả cho thấy xét tổng thể toàn vùng từ Quảng Ninh tới Hà Tĩnh, chế độ nhiệt, chế độ mưa ẩm, về cơ bản, cho phép phát triển rừng ngập mặn song chỉ có Bắc Quảng Ninh và Hà Tĩnh là có điều kiện mưa ẩm tối ưu. Tác động bất lợi chung cho thực vật ngập mặn ở đây là biên độ nhiệt năm lớn, tác động phá hủy của bão và áp thấp nhiệt đới. Theo điều kiện sinh khí hậu, toàn vùng có thể chia thành 3 khu vực với những bất lợi riêng cần lưu ý khi phát triển rừng ngập mặn: khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng với điều kiện thời tiết lạnh, sương muối; khu vực đồng bằng Thái Bình - Ninh Bình với điều kiện khô hạn, thời tiết lạnh, thời tiết nóng song cũng ở mức độ vừa phải; khu vực Thanh Hóa - Hà Tĩnh với điều kiện thời tiết nóng và thêm vào đó là điều kiện khô hạn đối với phần Thanh Hóa - Nghệ An.
  • Biến đổi khí hậu vùng trung Trung Bộ
    Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự biến đổi về điều kiện khí quyển ở quy mô toàn cầu hoặc ở các vùng trong nhiều thời kỳ khác nhau, có thể từ hàng chục đến hàng triệu năm với biểu hiện có tính đặc thù và quan trọng nhất là sự nóng lên toàn cầu. Sự biến đổi của khí hậu mang tính tự nhiên là do quá trình động lực của trái đất và của năng lượng mặt trời. Tuy nhiên, hiện tại nguyên nhân lớn nhất, chiếm tới 90% các nguyên nhân của BĐKH được xác định có liên quan đến hoạt động của con người. Các phát hiện khoa học chỉ ra rằng: Khí nhà kính (chủ yếu là CO2 và CH4) là nguyên nhân chính dẫn đến BĐKH. Liên quan đến sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu thì lượng mưa và các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, hạn hán… cũng gia tăng cả về quy mô lẫn cường độ. Bên cạnh đó, mực nước biển gia tăng đã tác động trực tiếp đến các vùng biển ven bờ làm hiện tượng ngập lụt và xâm nhập mặn gia tăng. Nhiều vùng đất ven biển bị ngập và hàng ngàn ha rừng ngập mặn cũng bị mất.
  • Đại hội chi đoàn Viện Địa lý nhiệm kỳ 2014-2015
    Ngày 8/4/2014 tại Hội trường tầng 8 (phòng 801) nhà A27 Viện Địa lý, Chi đoàn Viện Địa lý đã tiến hành Đại hội nhiệm kỳ 2014-2015.
  • Nghiên cứu phân loại sinh khí hậu thảm thực vật tự nhiên ...
    Khí hậu là một thành phần quan trọng thành tạo nên các cảnh quan địa lý, mối quan hệ của khí hậu với các thành phần khác cùng với nhịp điệu mùa của khí hậu quyết định sự tồn tại và phát triển của các cảnh quan. Hệ thực vật nhiệt đới gió mùa (NĐGM) muôn màu muôn vẻ với sự luân phiên của các kiểu thảm thực vật, với sự đan xen của các loài thực vật trên một vùng lãnh thổ, đôi khi chỉ có thể dựa vào các kết quả nghiên cứu về điều kiện sinh khí hậu (SKH) mới có thể lý giải được. Hiện nay, khi mà những hoạt động sản xuất, khai thác nông lâm nghiệp của con người ngày càng mạnh mẽ thì việc tìm hiểu các quy luật hình thành, phát triển của các kiểu thảm thực vật (trên cơ sở nguồn gốc phát sinh) để hiểu biết hơn nữa những quy luật về diễn thế sinh thái của thảm thực vật lại càng thêm cần thiết. Các kết quả nghiên cứu SKH này cho ta những cơ sở khoa học trong việc việc đề xuất những định hướng phát triển sản xuất, bố trí cây trồng, mùa vụ hợp lý, làm sao để việc sử dụng tài nguyên SKH cho phát triển nông lâm nghiệp được phù hợp với các quy luật của tự nhiên lãnh thổ và cũng chính là góp phần bảo vệ môi trường. Bài báo này trình bầy các kết quả nghiên cứu đặc điểm tài nguyên khí hậu, phân kiểu, phân loại SKH vùng Đông Bắc nhằm mục đích nghiên cứu đánh giá các điều kiện SKH phục vụ cho bố trí hợp lý, phát triển các loại cây trồng nông, lâm nghiệp địa phương.
  • Đánh giá tài nguyên khí hậu cho du lịch nghỉ dưỡng á ...
    Tây Nam Bộ là đồng bằng lớn ở phần tận cùng phía Nam đất nước. Với diện tích lên đến 40.000km2, châu thổ này là đứa con đẻ của sông lớn Cửu Long. Vùng đất này có nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú và nền khí hậu điều hòa. Chế độ khí hậu liên quan với chế độ cận xích đạo gió mùa đặc sắc riêng, có sự khác biệt rõ rệt giữa hai mùa khô ẩm biểu hiện cả ở lượng mưa, số ngày mưa, lượng mây và độ ẩm tương đối. Khí hậu lại chính là nguồn tài nguyên thiết yếu ảnh hưởng đến phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch nghỉ dưỡng. Vùng đồng bằng ven biển số ngày nắng trên 200 ngày, trong đó có hơn 180 ngày có thời tiết thích hợp cho sức khỏe con người, thuận lợi cho việc phát triển loại hình du lịch chữa bệnh, an dưỡng, luôn nằm ở vùng nhiệt độ dễ chịu đối với sức khỏe con người 20 – 250C, thoáng gió và trong lành nên có tác dụng làm dịu bệnh tật. Tiến hành đánh giá tài nguyên khí hậu cho du lịch nghỉ dưỡng á vùng Tây Nam Bộ là dựa trên những phân tích, tổng hợp các chỉ số về nhiệt, ẩm, áp suất, gió và xét đến cả các hiện tượng thời tiết đặc biệt để đưa ra các chỉ tiêu đánh giá tài nguyên khí hậu thích hợp cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng theo các ngưỡng: rất thích hợp, thích hợp, tương đối thích hợp, không thích hợp.
  • Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước biển ven bờ tỉnh Quảng ...
    Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc và nằm trong vùng tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, với 250 km đường bờ biển, trong đó có 40.000 ha bãi triều và trên 20.000 ha eo vịnh, 2.077 hòn đảo [1], [3]. Vì vậy, Quảng Ninh là một trong số các địa phương hội tụ nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt cho phát triển kinh tế biển nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng và lợi thế của tài nguyên biển đảo hiện có.
Liên kết website khác