• Biến đổi khí hậu vùng trung Trung Bộ
    Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự biến đổi về điều kiện khí quyển ở quy mô toàn cầu hoặc ở các vùng trong nhiều thời kỳ khác nhau, có thể từ hàng chục đến hàng triệu năm với biểu hiện có tính đặc thù và quan trọng nhất là sự nóng lên toàn cầu. Sự biến đổi của khí hậu mang tính tự nhiên là do quá trình động lực của trái đất và của năng lượng mặt trời. Tuy nhiên, hiện tại nguyên nhân lớn nhất, chiếm tới 90% các nguyên nhân của BĐKH được xác định có liên quan đến hoạt động của con người. Các phát hiện khoa học chỉ ra rằng: Khí nhà kính (chủ yếu là CO2 và CH4) là nguyên nhân chính dẫn đến BĐKH. Liên quan đến sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu thì lượng mưa và các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, hạn hán… cũng gia tăng cả về quy mô lẫn cường độ. Bên cạnh đó, mực nước biển gia tăng đã tác động trực tiếp đến các vùng biển ven bờ làm hiện tượng ngập lụt và xâm nhập mặn gia tăng. Nhiều vùng đất ven biển bị ngập và hàng ngàn ha rừng ngập mặn cũng bị mất.
  • Nghiên cứu hàm lượng mùn trong một số loại đất phát triển ...
    Hàm lượng mùn trong đất có mối tương quan chặt chẽ và đóng vai trò quan trọng đối với độ phì tự nhiên của đất, góp phần cải thiện các tính chất lý hóa và sinh học của đất. Mùn là kho thức ăn cho cây trồng và vi sinh vật, quyết định đến sức sản xuất của đất [2], [3], [4], [5]. Trong điều kiện nhiệt đới gió mùa cao nguyên của tỉnh Đắk Lắk, dưới tác động của nhiệm độ và độ ẩm cao, mùn trong đất bị phân giải nhanh chóng và bị rửa trôi. Đồng thời, với quá trình feralit chủ đạo, đây là nguyên nhân làm cho đất thường nghèo dinh dưỡng và có tính axit cao. Những yếu tố này đã tác động mạnh đến sự tích lũy cũng như thành phần của chất mùn trong đất. Cùng với tác động của yếu tố tự nhiên, các tác động của con người đã làm cho độ phì đất, đặc biệt là các loại đất phát triển trên sản phẩm phong hóa của đá bazan (đất trên đá bazan) biến đổi theo chiều hướng xấu. Vì vậy, hàm lượng mùn trong các loại đất ở Đắk Lắk luôn biến động không ngừng.
  • Phát biểu chúc mừng lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Viện ...
    Trong lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Viện Địa lý, GS. TS Nguyễn Cao Huần, Chủ tịch Hội Địa lý Việt Nam đã có bài phát biểu khẳng định vai trò của Viện Địa lý trong các hoạt động của Hội Địa lý Việt Nam đồng thời chúc mừng lễ kỷ niệm 20 năm thành lập của Viện Địa lý.
  • Hội nghị Địa lý toàn quốc lần thứ VII đã diễn ra ...
    Ngày 12/10/2013, Hội nghị Địa lý toàn quốc lần thứ VII đã được tổ chức tại trường đại học Thái Nguyên, thành phố Thái Nguyên. Hàng trăm đại biểu từ khắp các miền trong cả nước đã về dự Hội nghị. Đoàn đại biểu của Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam gồm 30 đại biểu tới Hội nghị từ rất sớm. Trước khi chương trình chính thức của Hội nghị bắt đầu, cả Hội trường đã dành một phút mặc niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị đại tướng đầu tiên của Việt Nam.
  • Trong tình hình đổi mới của đất nước hơn 20 năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn coi Giáo dục đào tạo và Khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục đào tạo được coi là nền tảng và động lực của sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa là điều kiện phát huy nguồn lực con người. Giáo dục – Đào tạo (đặc biệt là đào tạo Đại học, sau Đại học) được coi là một lĩnh vực then chốt cần đột phá. Với ý nghĩa đó, các cơ sở đào tạo trình độ tiến sĩ đã được Đảng và Nhà nước giao cho các Viện nghiên cứu chuyên ngành, trong đó có Viện Địa Lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
  • Danh mục các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học để tuyển chọn ...
    Danh mục các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học để tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện năm 2013 thuộc chương trình Tây Nguyên 3
  • Nghiên cứu đặc điểm biến động mực nước biển trong điều kiện ...
    Mực nước đại dương (MNĐD) đã trải qua nhiều đợt biến động mạnh, như trong thời kỳ băng hà gần đây nhất (khoảng 18.000 năm trước) MNĐD thấp hơn bây giờ là 120m, còn vào thời kỳ nhiệt độ Trái đất tăng lên, cách đây 8000 năm, thì MNĐD đã cao hơn bây giờ là 6m.
Liên kết website khác