• Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tiềm năng của ...
    Việt Nam là một quốc gia ven biển. Bờ biển Việt Nam dài 3.260km, từ Quảng Ninh ở phía Đông Bắc tới Kiên Giang ở phía Tây Nam. Vùng biển Việt Nam có khoảng 3.000 đảo lớn nhỏ và 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa. Với mong muốn cung cấp thêm thông tin nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo, góp phần quan trọng vào thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, Báo Hậu Giang mở chuyên mục “Biển đảo Việt Nam”. Nội dung tuyên truyền tập trung vào các vấn đề: Vị trí, vai trò, tiềm năng, thế mạnh và ý nghĩa, tầm quan trọng của biển, đảo Việt Nam; những cơ sở pháp lý, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; phổ biến các văn bản pháp luật về biển đảo của Nhà nước và luật pháp quốc tế về biển, đặc biệt là Công ước năm 1982 của Liên Hợp Quốc về Luật Biển;…
  • Tiếp cận đánh giá nhạy cảm hoang mạc hóa bằng phân tích ...
    Cách tiếp cận nhạy cảm hoang mạc hóa (ESA) không những mô tả tình trạng hoang mạc hóa của mỗi khu vực mà còn cho phép xác định các nhân tố hạn chế và cải tạo được tình trạng hoang mạc hóa bởi cách tiếp cận theo quan điểm địa lý tổng hợp và được phân tích theo phương pháp đa chi tiêu dưới góc độ các chỉ số chất lượng: chỉ số chất lượng khí hậu (CQI); chỉ số chất lượng đất (SQI); chỉ số chất lượng thảm thực vật (VQI) và chỉ số chất lượng quản lý (MQI). Bình Thuận đã và đang chịu ảnh hưởng bởi quá trình hoang mạc hóa, có tới 14,4% diện tích vùng ven biển chạm tới giới hạn nhạy cảm nghiêm trọng và 82.4% diện tích nằm trong mức độ có nguy cơ và phần ít còn lại trong giới hạn tiềm năng. Chính năng lực của con người trong việc phát triển hệ thống tưới và phân bố nguồn nước; cũng như trồng và quản lý bảo vệ rừng chính là các yếu tố chính hạn chế và làm sống lại nhiều vùng đất bị hoang mạc hóa.
  • Một số vấn đề Địa lý học  đới bờ biển Việt ...
    Nghiên cứu đặc điểm cơ bản của ĐBB Việt Nam về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, và kinh tế-xã hội cho thấy sự phân hóa mạnh mẽ của các yếu tố đó trong không gian đới bờ. Với tư cách là những vấn đề địa lý học cơ bản cần đặt ra nghiên cứu hiện nay đối với ĐBB Việt Nam đã đề cập đến ba nội dung là các dạng tài nguyên đặc thù, tai biến thiên nhiên, và vấn đề quy hoạch sử dụng và bảo tồn ĐBB
  • Phát triển du lịch sinh thái cộng đồng trên quan điểm tài ...
    KBTTN Tiền Hải là khu vực rất phong phú về các kiểu sinh cảnh, trong đó quan trọng nhất là các bãi cát ngập triều, trảng sậy và rừng ngập mặn. Tháng 10 năm 2004, Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn Hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã chính thức công nhận KBTTN Tiền Hải là một trong các vùng lõi của Khu Dự trữ Sinh Quyển Thế Giới vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng. KBTTN Tiền Hải có diện tích là 12.000 ha, Nam Thịnh, Nam Hưng và Nam phú là ba xã vùng đệm ven biển của KBTTN Tiền Hải nằm ở phía Nam của huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.
  • Báo cáo tổng kết 20 năm xây dựng và phát triển của ...
    Trong lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Viện Địa lý, nhìn lại chặng đường của ngành Địa lý - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, PGS. TS. Lại Vĩnh Cẩm, Quyền viện trưởng Viện Địa lý đã có bài phát biểu, tổng kết những thành quả chính, những bài học kinh nghiệm từ chặng đường đã qua và những định hướng phát triển của Viện Địa lý trong thời gian tới.
  • Cuộc chiến đất đai giữa con người và sếu đầu đỏ
    Nằm trong chương trình nghiên cứu về bảo tồn sinh thái cảnh quan núi đá vôi Hòn Chông Kiên Lương, ngày 29 và 30/3 nhóm nghiên cứu của Trung tâm Đa dạng sinh học và Phát triển (CBD) có mặt tại cánh đồng cỏ bàng xã Phú Mỹ.
Liên kết website khác