• Nghiệm thu cấp nhà nước đề tài “Nghiên cứu tổng hợp thoái ...
    Chương trình KH&CN trọng điểm cấp nhà nước: “Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên” (Chương trình Tây Nguyên 3) đã giao nhiệm vụ KH&CN: “Nghiên cứu tổng hợp thoái hóa đất, hoang mạc hóa ở Tây Nguyên và đề xuất giải pháp sử dụng đất bền vững”, mã số TN3/T01 cho Viện Địa lý chủ trì và TS. Lưu Thế Anh làm chủ nhiệm, thực hiện từ năm 2011 - 2014. Ngày 30/5/2015 vừa qua, Hội đồng khoa học và công nghệ cấp Nhà nước (HĐKHCNNN) đã họp và đánh giá kết quả thực hiện đề tài.
  • Chỉ thị số 36-CT/TW2014 của Bộ chính trị về Đại hội Đảng ...
    Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng sẽ được tổ chức vào quý I-2016, đây là sự kiện có ý nghĩa trọng đại đối với đất nước. Đại hội tiến hành tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, 5 năm thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2010 - 2015, xác định phương hướng, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong những năm tiếp theo, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và bầu Ban Chấp hành Trung ương, nhiệm kỳ 2016 - 2021.
  • Đội bóng đá nam của Viện Địa lý sẽ tham dự giải ...
    Hòa trong không khí của tuổi trẻ cả nước chào mừng Tháng Thanh niên 2015 và kỷ niệm 84 năm thành lập Đoàn TNCS HCM (26/3/1931- 26/3/2015), Chi đoàn Viện Địa lý phối hợp cùng các chi đoàn Viện Công nghệ Vũ Trụ và Trung tâm Vệ tinh Quốc gia tổ chức giải "Bóng đá mùa xuân" nhằm mục đích đẩy mạnh phong trào lèn luyện thể dục thể thao, tăng cường tình đoàn kết, nâng cao sức khỏe phục vụ nghiên cứu khoa học.
  • Giới thiệu Tuyển tập báo cáo tại Hội nghị Khoa học Địa ...
    Tiến tới Hội nghị toàn quốc Hội Địa lý Việt Nam khóa VI (nhiệm kỳ 2015 - 2020), Hội Địa lý Việt Nam phối hợp với Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh và Hội Địa lý thành phố HCM long trọng tổ chức Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ VIII với chủ đề: “Khoa học Địa lý Việt Nam trong chiến lược Đổi Mới, Hội nhập và Phát triển”.
  • Phát triển nông - lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế:  thực ...
    Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã - hội đã chi phối mạnh mẽ đến sự phát triển của ngành nông - lâm nghiệp ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy chỉ chiếm 9,9% trong tổng giá trị sản xuất của toàn tỉnh trong năm 2011 nhưng ngành vẫn giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Ngành nông - lâm nghiệp đã đạt nhiều thành tựu nhưng vẫn tồn tại một số vấn đề cần nghiên cứu giải quyết như: Cơ cấu ngành có sự chuyển dịch nhưng nông nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ cao gấp nhiều lần so với lâm nghiệp trong cơ cấu kinh tế; Trong nông nghiệp, trồng trọt vẫn chiếm ưu thế với cây trồng chủ yếu là lúa; Chăn nuôi còn ở tình trạng nhỏ, lẻ, chưa được đầu tư nhiều; Ngành lâm nghiệp còn nặng về khai thác rừng; Chất lượng lao động trong ngành nông - lâm nghiệp còn thấp; Tài nguyên đất bị suy giảm, khí hậu diễn biến thất thường và tình trạng thiếu nước ngọt… Để giải quyết những vấn đề trên cần áp dụng hệ thống giải pháp về quản lí tài nguyên, nâng cao chất lượng lao động, đầu tư vốn, kỹ thuật…
  • Những mâu thuẫn xuyên biên giới  trong sử dụng nước mặt ...
    Tài nguyên nước lưu vực sông Sê San - Srêpok có tiềm năng lớn, nhu cầu sử dụng cao và đa dạng, tuy nhiên hiện nay việc quản lý còn nhiều tồn tại ngay từ khâu quy hoạch phát triển đến khai thác sử dụng và đang gây ra nhiều mâu thuẫn làm giảm hiệu quả khai thác, gây cạn kiệt và xuống cấp tài nguyên nước.
  • Cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền Hoàng Sa và Trường ...
    Trong lịch sử, Việt Nam đã phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống ngoại xâm. Phần lớn thư tịch cổ quốc gia trong các giai đoạn đó đã bị quân xâm lược tiêu hủy với mục tiêu xóa sạch văn hóa Việt để dễ bề đồng hóa. Tuy nhiên, chỉ với những tài liệu chính sử còn lại đến nay cũng đủ để chứng minh người Việt Nam đã có chủ quyền lịch sử từ rất lâu đời trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, hoàn toàn phù hợp với tập quán cũng như luật pháp quốc tế về việc xác lập và khẳng định chủ quyền lãnh thổ
  • Đại sử ký tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông
    Biên niên các sự kiện chính liên quan đến tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, từ thế kỷ 19 đến nay
  • Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng – kế sinh nhai ...
    DLST dựa vào cộng đồng là một dạng DLST trong điều kiện cộng đồng địa phương có thực quyền và tham gia vào quá trình phát triển và quản lý DLST, phần lớn lợi ích thuộc về họ. So sánh với DLST, theo Viện Nghiên cứu và Phát triển quốc tế (IIED), DLST dựa vào cộng đồng đề cập một cách rõ ràng hơn các hoạt động du lịch hay các tổ chức kinh doanh dựa vào cộng đồng địa phương, diễn ra trên chính mảnh đất của họ, dựa vào những đặc trưng và sức hút về tự nhiên và văn hóa của họ. Nếu cộng đồng bị tách ra khỏi tài nguyên thiên nhiên, ví dụ tách biệt với các hoạt động du lịch trong VQG hay KBTTN, thì dù họ có ở cận kề với các khu vực này, họ cũng khó có thể tự mình phát triển du lịch nếu mảnh đất mà họ sống không có gì đặc biệt.
Liên kết website khác