Luận án của nghiên cứu sinh chuẩn bị bảo vệ cấp Viện tại Viện Địa lý, tháng 11/2013

31/10/2013 04:24
Viện Địa lý công bố Luận án của hai nghiên cứu sinh Dương Thị Nguyên Hà và Trần Thị Ngân Hà:

1. Luận án của Dương Thị Nguyên Hà, tháng 10/2013

Tên đề tài luận án: Nghiên cứu đánh giá cảnh quan cho mục đích sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi
Tên tiếng anh:         Research and evaluation of landscape for the purpose of natural reasonable use and  environmental protection in QuangNgai
Chuyên ngành:            Địa lý tự nhiên                                       Mã số:  62 44 02 17
Họ và tên nghiên cứu sinh:      Dương Thị Nguyên Hà          Khóa đào tạo:  2008 - 2012
Họ và tên cán bộ hướng dẫn:  1. PGS.TS. Nguyễn Khanh Vân                    
                                                      2. PTS.TSKH. Phạm Hoàng Hải
Cơ sở đào tạo: Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

1. Các luận điểm bảo vệ

Luận điểm 1: Tiếp cận địa lý tổng hợp, tiếp cận cảnh quan học trong nghiên cứu lãnh thổ tỉnh Quảng Ngãi sẽ làm sáng tỏ sự phân hóa đa dạng, nhưng có quy luật của tự nhiên, được thể hiện qua đặc trưng phân hóa của 1 hệ CQ, 1 phụ hệ, 1 kiểu CQ, 3 lớp, 7 phụ lớp, 16 hạng CQ và 139 loại CQ cũng như khả năng và giá trị ứng dụng thực tiễn cho phát triển của tỉnh.
Luận điểm 2: Phân tích, đánh giá cảnh quan lãnh thổ nghiên cứu là cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm xác định các định hướng tổ chức không gian ưu tiên phát triển các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và du lịch của tỉnh Quảng Ngãi (bản đồ tỉ lệ 1: 100.000) và không gian phân bố, khả năng mở rộng diện tích cây cao su ở huyện Bình Sơn (bản đồ tỉ lệ 1: 50.000).
2. Những điểm mới của luận án
Đã xây dựng bản đồ cảnh quan tỉ lệ 1: 100.000 cho tỉnh Quảng Ngãi và bản đồ cảnh quan tỉ lệ 1: 50.000 cho huyện Bình Sơn.
Đã xác định được mức độ thuận lợi và thứ tự ưu tiên của các loại cảnh quan cho phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Quảng Ngãi; xác định được khả năng mở rộng diện tích và không gian phân bố cây cao su ở huyện Bình Sơn theo các dạng cảnh quan.
Trên quan điểm tiếp cận Địa lí tổng hợp và Đánh giá cảnh quan, đề xuất định hướng sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường, phát triển các ngành sản xuất tỉnh Quảng Ngãi theo hướng bền vững.

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

+ Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu góp phần hoàn thiện phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu, đánh giá tiềm năng tự nhiên, sử dụng hợp lí tài nguyên theo hướng Địa lí tự nhiên tổng hợp ứng dụng cho một lãnh thổ cụ thể.
+ Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần định hướng sử dụng hợp lí tài nguyên, bố trí hợp lí không gian sản xuất theo các đơn vị cảnh quan; hỗ trợ người làm công tác quy hoạch xây dựng chiến lược phát triển bền vững trong kinh tế - xã hội cho tỉnh Quảng Ngãi. Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy.

4. Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

            Tiếp tục hướng nghiên cứu đánh giá cảnh quan cho một số loại cây trồng cụ thể trên toàn tỉnh Quảng Ngãi

Tải luận án tại đây

 
2. Luận án của Trần Thị Ngân Hà, tháng 10/2013

Tên đề tài luận án: Nghiên cứu tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình đô thị hóa ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Tên tiếng anh:         Studying the impact of the urbanization process on the natural environment in Vinh City, Nghe An province.
Chuyên ngành:            Địa lý tài nguyên và môi trường                           Mã số:       62 44 02 19
Họ và tên nghiên cứu sinh:      Trần Thị Ngân Hà                                      Khóa đào tạo:        2008- 2012
Họ và tên cán bộ hướng dẫn:               1. PGS.TS. Mai Trọng Thông
                                                                    2. GS.TS. Đỗ Thị Minh Đức
 
Cơ sở đào tạo:                        Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

1. Các luận điểm bảo vệ

Luận điểm 1: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Vinh trong thời gian qua diễn ra khá chậm do tốc độ công nghiệp hóa chưa cao, chủ yếu là từ việc mở rộng không gian đô thị. Quá trình này đã làm biến đổi môi trường tự nhiên, tuy mức độ chưa lớn nhưng đã tạo sức ép đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường đô thị.
Luận điểm 2: Đánh giá những tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình đô thị hóa ở thành phố Vinh là căn cứ khoa học để đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên, phát triển đô thị theo hướng bền vững.

2. Những điểm mới của luận án

- Luận án đã vận dụng các phương pháp địa lý để nghiên cứu tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình đô thị hóa ở thành phố Vinh. Đây là cơ sở để phân tích hiện trạng và biến đổi của môi trường tự nhiên, tìm ra các tác nhân ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên của quá trình đô thị hóa ở thành phố Vinh. 
- Luận án đã xây dựng các tiêu chí để đánh giá định lượng mức độ tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình đô thị hóa ở thành phố Vinh.
- Luận án đã đề xuất các giải pháp phát triển đô thị, bảo vệ môi trường tự nhiên nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn đang đặt ra trong quá trình đô thị hoad ở thành phố Vinh theo hướng phát triển bền vững. 

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

* Ý nghĩa khoa học: Luận án đã góp phần hoàn thiện thêm về phương pháp luận cũng như phương pháp nghiên cứu về tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình đô thị hóa trong xu thế phát triển bền vững.
* Ý nghĩa thực tiễn: Các giải pháp phát triển đô thị, quản lý quá trình đô thị hóa, bảo vệ môi trường tự nhiên sẽ có giá trị như là một cơ sở khoa học đối với các nhà hoạch định chính sách của địa phương trong quá trình phát triển đô thị Vinh theo hướng bền vững, đặc biệt giai đoạn hiện nay, khi Vinh đang hướng tới đô thị loại I trực thuộc Trung Ương vào năm 2020.

4. Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Cần phải nghiên cứu tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình đô thị ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đối với các thành phần môi trường tự nhiên khác (ngoài ba thành phần chính mà luận án đã tập trung nghiên cứu là môi trường không khí, môi trường nước và môi trường đất) để hoàn thiện vấn đề nghiên cứu, có thể tiếp tục nghiên cứu tác động đến môi trường xã hội của quá trình đô thị ở thành phố Vinh.

 
Tải luận án tại đây
Liên kết website khác