• Đánh giá điều kiện khí hậu phục vụ phát triển rừng ngập ...
    Rừng ngập mặn chiếm diện tích không nhiều ở các tỉnh duyên hải từ Quảng Ninh đến Hà Tĩinh song có ý nghĩa quan trọng về mặt sinh thái và bảo vệ các giá trị tạo dựng của con người. Phát triển và bảo vệ RNM, một vấn đề rất cần thiết có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển bền vững ở đây, cần phải quan tâm tới nhiều điều kiện trong đó có đặc thù khí hậu vùng. Đánh giá về mức độ thuận lợi và khó khăn do khí hậu đối với phát triển RNM được đưa ra trên cơ sở nghiên cứu hiện trạng rừng ngập mặn, phân tích tổng hợp số liệu khí hậu các trạm khí tượng trong vùng, phân tích tổng hợp điều kiện sinh khí hậu với các ngưỡng sinh thái. Kết quả cho thấy xét tổng thể toàn vùng từ Quảng Ninh tới Hà Tĩnh, chế độ nhiệt, chế độ mưa ẩm, về cơ bản, cho phép phát triển rừng ngập mặn song chỉ có Bắc Quảng Ninh và Hà Tĩnh là có điều kiện mưa ẩm tối ưu. Tác động bất lợi chung cho thực vật ngập mặn ở đây là biên độ nhiệt năm lớn, tác động phá hủy của bão và áp thấp nhiệt đới. Theo điều kiện sinh khí hậu, toàn vùng có thể chia thành 3 khu vực với những bất lợi riêng cần lưu ý khi phát triển rừng ngập mặn: khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng với điều kiện thời tiết lạnh, sương muối; khu vực đồng bằng Thái Bình - Ninh Bình với điều kiện khô hạn, thời tiết lạnh, thời tiết nóng song cũng ở mức độ vừa phải; khu vực Thanh Hóa - Hà Tĩnh với điều kiện thời tiết nóng và thêm vào đó là điều kiện khô hạn đối với phần Thanh Hóa - Nghệ An.
  • Đại hội chi đoàn Viện Địa lý nhiệm kỳ 2014-2015
    Ngày 8/4/2014 tại Hội trường tầng 8 (phòng 801) nhà A27 Viện Địa lý, Chi đoàn Viện Địa lý đã tiến hành Đại hội nhiệm kỳ 2014-2015.
  • Nghiên cứu hàm lượng mùn trong một số loại đất phát triển ...
    Hàm lượng mùn trong đất có mối tương quan chặt chẽ và đóng vai trò quan trọng đối với độ phì tự nhiên của đất, góp phần cải thiện các tính chất lý hóa và sinh học của đất. Mùn là kho thức ăn cho cây trồng và vi sinh vật, quyết định đến sức sản xuất của đất [2], [3], [4], [5]. Trong điều kiện nhiệt đới gió mùa cao nguyên của tỉnh Đắk Lắk, dưới tác động của nhiệm độ và độ ẩm cao, mùn trong đất bị phân giải nhanh chóng và bị rửa trôi. Đồng thời, với quá trình feralit chủ đạo, đây là nguyên nhân làm cho đất thường nghèo dinh dưỡng và có tính axit cao. Những yếu tố này đã tác động mạnh đến sự tích lũy cũng như thành phần của chất mùn trong đất. Cùng với tác động của yếu tố tự nhiên, các tác động của con người đã làm cho độ phì đất, đặc biệt là các loại đất phát triển trên sản phẩm phong hóa của đá bazan (đất trên đá bazan) biến đổi theo chiều hướng xấu. Vì vậy, hàm lượng mùn trong các loại đất ở Đắk Lắk luôn biến động không ngừng.
  • Tiếp cận đánh giá nhạy cảm hoang mạc hóa bằng phân tích ...
    Cách tiếp cận nhạy cảm hoang mạc hóa (ESA) không những mô tả tình trạng hoang mạc hóa của mỗi khu vực mà còn cho phép xác định các nhân tố hạn chế và cải tạo được tình trạng hoang mạc hóa bởi cách tiếp cận theo quan điểm địa lý tổng hợp và được phân tích theo phương pháp đa chi tiêu dưới góc độ các chỉ số chất lượng: chỉ số chất lượng khí hậu (CQI); chỉ số chất lượng đất (SQI); chỉ số chất lượng thảm thực vật (VQI) và chỉ số chất lượng quản lý (MQI). Bình Thuận đã và đang chịu ảnh hưởng bởi quá trình hoang mạc hóa, có tới 14,4% diện tích vùng ven biển chạm tới giới hạn nhạy cảm nghiêm trọng và 82.4% diện tích nằm trong mức độ có nguy cơ và phần ít còn lại trong giới hạn tiềm năng. Chính năng lực của con người trong việc phát triển hệ thống tưới và phân bố nguồn nước; cũng như trồng và quản lý bảo vệ rừng chính là các yếu tố chính hạn chế và làm sống lại nhiều vùng đất bị hoang mạc hóa.
  • Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013
    Đảng viên, cán bộ Viện Địa lý cần tham khảo Hiến pháp mới dựa trên Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 1946 được Quốc hội thông qua sáng 28/11/2013.
  • Lễ ra mắt trung tâm Nghiên cứu KARST và Hang động
    Được sự cho phép của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Công văn số 29/VHL-TCCB, ngày 7/1/2014) giao Viện Địa chất phối hợp với Viện Địa lý thành lập Trung tâm Nghiên cứu Karst và Hang động, ngày 18/2/2014, Viện trưởng Viện Địa chất TS. Trần Tuấn Anh đã ký quyết định số 22/QĐ-VĐC thành lập Trung tâm Nghiên cứu Karst và Hang động, đồng thời bổ nhiệm TS. Vũ Thị Minh Nguyệt làm Giám đốc Trung tâm. Về phía Viện Địa lý, Quyền Viện trưởng PGS.TS Lại Vĩnh Cẩm cũng đã ký quyết định số 31/QĐ-VĐL, ngày 11/3/2014 cử TS. Uông Đình Khanh trưởng phòng Địa mạo-Địa động lực kiêm giữ chức vụ Phó giám đốc Trung tâm.
  • Lễ trao bằng Tiến sĩ tại cơ sở đào tạo Viện Địa ...
    Trong không khí tưng bừng và ấm áp của mùa xuân, chiều ngày 27 tháng 2 năm 2014, Viện Địa lý đã long trọng tổ chức Lễ trao bằng tiến sĩ cho các tân tiến sĩ đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại cơ sở đào tạo Viện Địa lý trong các năm 2012 và 2013.
  • Thông báo về việc tổ chức Hội thảo nhóm các nhiệm vụ ...
    Ngày 2/1/2014, Ban chủ nhiệm Chương trình Tây Nguyên 3 ra Quyết định số 01/QĐ-CTTN3 về việc tổ chức Hội thảo nhóm các nhiệm vụ khoa học xã hội thuộc Chương trình Tây Nguyên 3.
  • Phát triển du lịch sinh thái cộng đồng trên quan điểm tài ...
    KBTTN Tiền Hải là khu vực rất phong phú về các kiểu sinh cảnh, trong đó quan trọng nhất là các bãi cát ngập triều, trảng sậy và rừng ngập mặn. Tháng 10 năm 2004, Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn Hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã chính thức công nhận KBTTN Tiền Hải là một trong các vùng lõi của Khu Dự trữ Sinh Quyển Thế Giới vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng. KBTTN Tiền Hải có diện tích là 12.000 ha, Nam Thịnh, Nam Hưng và Nam phú là ba xã vùng đệm ven biển của KBTTN Tiền Hải nằm ở phía Nam của huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.
  • Bảo vệ đề tài khoa học cấp cơ sở năm 2013
    Sáng nay, ngày 25 tháng 12 năm 2013, tại phòng 301 Viện Địa lý, Hội đồng khoa học Viện đã tổ chức để các đề tài khoa học cấp cơ sở Viện Địa lý báo cáo kết quả thực hiện năm 2013
Liên kết website khác