• Bước đầu phân vùng địa mạo sinh thái tỉnh Nghệ An
    Địa mạo sinh thái (ĐMST) là hướng nghiên cứu khá mới, mang tính chất liên ngành, đa ngành, có cơ hội giải quyết bài toán tổng hợp mối tương tác giữa các thực thể tự nhiên với nhau và với các yếu tố kinh tế - xã hội để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Bài báo này góp phần tổng hợp lịch sử phát triển của hướng nghiên cứu địa mạo sinh thái, đồng thời áp dụng hướng nghiên cứu này tại tỉnh Nghệ An. Kết quả đã phân chia lãnh thổ tỉnh thành 6 vùng địa mạo sinh thái và bước đầu đề xuất một số định hướng sử dụng bền vững lãnh thổ theo vùng.
  • Tài nguyên vị thế các đảo ven bờ Nam Trung Bộ
    Trong bài viết này chúng tôi sẽ phân tích sâu về các đảo ven bờ Nam Trung Bộ (NTB), một vùng biển mở với số lượng đảo không nhiều nhưng những giá trị về TNVT do chúng mang lại rất lớn.
  • Đoàn Thanh niên Viện HL: Kế hoạch Tổ chức các hoạt động ...
    Thực hiện Kế hoạch số 15KH/ĐTNK-BTG ngày 29/8/2014 của BCH Đoàn Khối các cơ quan Trung ương về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 -22/122014) và 25 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2014), Ban Thường vụ Đoàn Viện xây dựng Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 25 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, cụ thể như sau:
  • Viện Địa lý tổ chức gặp mặt thân mật với cán bộ ...
    "Tổ quốc ta suốt chiều dài hơn bốn ngàn năm, là lịch sử chống thù trong, giặc ngoài, hơn 1000 năm chống kẻ thù phương bắc, tiếp đó hơn 100 năm chống 2 đế quốc hùng mạnh là Pháp và Mỹ; Lịch sử của dân tộc là lịch sử của những năm tháng con người Việt Nam đem xương máu bảo vệ độc lập; Lịch sử đó đã hun đúc nên đạo lý Uống-nước-nhớ-nguồn, Ăn-quả-nhớ-người-trồng-cây”
  • Công đoàn Viện Địa lý tổ chức Vui tết Thiếu nhi 2014 ...
    Trong không khí tưng bừng, phấn khởi của con em trong toàn Viện sau khi kết thúc năm học 2013-2014 với nhiều thành công, ngày 31/5/2014, Công Đoàn Viện Địa lý đã tổ chức ngày Hội Vui Tết thiếu nhi 2014 để toàn thể cán bộ, viên chức Viện Địa lý đưa con em lên vui chơi, sinh hoạt văn nghệ, giao lưu học tập và thăm quan bảo tàng lịch sử tự nhiên Việt Nam.
  • GS. TSKH Lê Đức An, nhà Địa lý đương đại, Viện trưởng ...
    GS.TSKH. Lê Đức An là một nhà địa mạo và địa lý học hàng đầu, là người thầy mẫu mực của nhiều thế hệ các nhà địa mạo, địa lý của Việt Nam; là nhà quản lý tâm huyết và có nhiều đóng góp to lớn cho sự phát triển của Viện Địa lý, của Ngành Địa lý nói riêng và Ngành các Khoa học về Trái đất nói chung
  • Giới thiệu phòng truyền thống Viện Địa lý
    Trải qua hơn 40 năm lịch sử hình thành, xây dựng và phát triển, Viện Địa lý ban đầu từ một tổ Địa lý sinh vật thuộc Ban Sinh vật - Địa học, thuộc Ủy ban khoa học kỹ thuật Nhà nước, chỉ với vài biên chế, lực lượng cán bộ mỏng, chuyên môn ít ỏi, nay đã trở thành một Viện nghiên cứu chuyên môn Địa lý học thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam với lực lượng nghiên cứu đông đảo, chuyên môn Địa lý sâu rộng. Trong quá trình đó, thành quả nghiên cứu khoa học cũng như những thành công khác của tập thể cán bộ Viện Địa lý đã được ghi nhận bằng những tấm huân chương, những lá cờ thi đua, những bằng khen, những chuyên khảo, những tập công trình, những cuốn sách khoa học hay những bằng công nhận về những đóng góp cho khoa học Địa lý nói riêng và khoa học nước nhà nói chung.
  • Đánh giá tài nguyên khí hậu cho du lịch nghỉ dưỡng á ...
    Tây Nam Bộ là đồng bằng lớn ở phần tận cùng phía Nam đất nước. Với diện tích lên đến 40.000km2, châu thổ này là đứa con đẻ của sông lớn Cửu Long. Vùng đất này có nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú và nền khí hậu điều hòa. Chế độ khí hậu liên quan với chế độ cận xích đạo gió mùa đặc sắc riêng, có sự khác biệt rõ rệt giữa hai mùa khô ẩm biểu hiện cả ở lượng mưa, số ngày mưa, lượng mây và độ ẩm tương đối. Khí hậu lại chính là nguồn tài nguyên thiết yếu ảnh hưởng đến phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch nghỉ dưỡng. Vùng đồng bằng ven biển số ngày nắng trên 200 ngày, trong đó có hơn 180 ngày có thời tiết thích hợp cho sức khỏe con người, thuận lợi cho việc phát triển loại hình du lịch chữa bệnh, an dưỡng, luôn nằm ở vùng nhiệt độ dễ chịu đối với sức khỏe con người 20 – 250C, thoáng gió và trong lành nên có tác dụng làm dịu bệnh tật. Tiến hành đánh giá tài nguyên khí hậu cho du lịch nghỉ dưỡng á vùng Tây Nam Bộ là dựa trên những phân tích, tổng hợp các chỉ số về nhiệt, ẩm, áp suất, gió và xét đến cả các hiện tượng thời tiết đặc biệt để đưa ra các chỉ tiêu đánh giá tài nguyên khí hậu thích hợp cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng theo các ngưỡng: rất thích hợp, thích hợp, tương đối thích hợp, không thích hợp.
  • Nghiên cứu xây Công viên địa chất tại Tuyên Quang
    ỉnh Tuyên Quang phối hợp với Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản (Bộ Tài nguyên và Môi trường) hoàn thành “Đề cương nghiên cứu, xây dựng Công viên Địa chất Na Hang-Lâm Bình, Tuyên Quang" trình Chính phủ xem xét công nhận là Công viên địa chất Quốc gia
Liên kết website khác