• Phát triển nông - lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế:  thực ...
    Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã - hội đã chi phối mạnh mẽ đến sự phát triển của ngành nông - lâm nghiệp ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy chỉ chiếm 9,9% trong tổng giá trị sản xuất của toàn tỉnh trong năm 2011 nhưng ngành vẫn giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Ngành nông - lâm nghiệp đã đạt nhiều thành tựu nhưng vẫn tồn tại một số vấn đề cần nghiên cứu giải quyết như: Cơ cấu ngành có sự chuyển dịch nhưng nông nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ cao gấp nhiều lần so với lâm nghiệp trong cơ cấu kinh tế; Trong nông nghiệp, trồng trọt vẫn chiếm ưu thế với cây trồng chủ yếu là lúa; Chăn nuôi còn ở tình trạng nhỏ, lẻ, chưa được đầu tư nhiều; Ngành lâm nghiệp còn nặng về khai thác rừng; Chất lượng lao động trong ngành nông - lâm nghiệp còn thấp; Tài nguyên đất bị suy giảm, khí hậu diễn biến thất thường và tình trạng thiếu nước ngọt… Để giải quyết những vấn đề trên cần áp dụng hệ thống giải pháp về quản lí tài nguyên, nâng cao chất lượng lao động, đầu tư vốn, kỹ thuật…
  • Một số biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Điện Biên ...
    Là một tỉnh miền núi phía tây bắc của Tổ quốc – địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người, có điều kiện tự nhiên, thiên nhiên hùng vĩ, phong phú và đa dạng, có di tích lịch sử Điện Biên Phủ gắn liền với lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, tỉnh Điện Biên có nhiều lợi thế để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, du lịck mạo hiểm, du lịch văn hóa lịch sử. Tuy nhiên trong xu thế biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu và khu vực, thời gian gần đây ở tỉnh Điện Biên thường xảy ra một số tai biến thiên nhiên như mưa lớn, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống… ảnh hưởng đến đời sống người dân, gây thiệt hại lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội, trong đó có hoạt động du lịch. Báo cáo này trình bày kết quả nghiên cứu những biểu hiện BĐKH ở Điện Biên, phân tích những tác động của BĐKH đối với sự phát triển ngành du lịch và bước đầu đề xuất những biện pháp giảm thiểu tác hại xấu của thiên tai liên quan đến BĐKH góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên sinh thái, tạo điều kiện để phát huy thế mạnh về du lịch của tỉnh Điện Biên.
  • Đánh giá các mâu thuẫn trong việc khai thác sử dụng nước ...
    Mặc dù trong nhiều năm qua, nhà nước và nhân dân đã đầu tư xây dựng nhiều hệ thống thủy lợi, thủy điện, cấp nước sinh hoạt, nhưng tình hình khó khăn trong khai thác và sử dụng nước ở Tây Nguyên vẫn chưa được giải quyết triệt để. Tình trạng hạn hán, lũ lụt vẫn thường xuyên xảy ra. Trong nghiên cứu này các tác giả sẽ phân tích tình hình nguồn nước, những mâu thuẫn trong khai thác sử dụng tài nguyên nước ở Tây Nguyên và đề xuất những giải pháp giảm thiều.
  • GS. TSKH Lê Đức An, nhà Địa lý đương đại, Viện trưởng ...
    GS.TSKH. Lê Đức An là một nhà địa mạo và địa lý học hàng đầu, là người thầy mẫu mực của nhiều thế hệ các nhà địa mạo, địa lý của Việt Nam; là nhà quản lý tâm huyết và có nhiều đóng góp to lớn cho sự phát triển của Viện Địa lý, của Ngành Địa lý nói riêng và Ngành các Khoa học về Trái đất nói chung
  • Lễ công bố Quyết định bổ nhiệm Lãnh đạo các đơn vị ...
    Chiều ngày 19/5/2014, tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã diễn ra Lễ công bố các Quyết định của Chủ tịch Viện bổ nhiệm và bổ nhiệm lại Lãnh đạo đơn vị trực thuộc. Tại buổi lễ này, 2 cán bộ của Viện Đia lý được bổ nhiệm các chức vụ như Phó Viện trưởng Viện Địa lý là PGS. TS. Phạm Quang Vinh và TS. Uông Đình Khanh. Bên cạnh đó, nguyên Phó Viện trưởng viện Địa lý, TS. Vũ Thị Thu Lan được bổ nhiệm chức vụ mới - Phó Trưởng ban Ứng dụng và Triển khai công nghệ
  • Đánh giá điều kiện khí hậu phục vụ phát triển rừng ngập ...
    Rừng ngập mặn chiếm diện tích không nhiều ở các tỉnh duyên hải từ Quảng Ninh đến Hà Tĩinh song có ý nghĩa quan trọng về mặt sinh thái và bảo vệ các giá trị tạo dựng của con người. Phát triển và bảo vệ RNM, một vấn đề rất cần thiết có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển bền vững ở đây, cần phải quan tâm tới nhiều điều kiện trong đó có đặc thù khí hậu vùng. Đánh giá về mức độ thuận lợi và khó khăn do khí hậu đối với phát triển RNM được đưa ra trên cơ sở nghiên cứu hiện trạng rừng ngập mặn, phân tích tổng hợp số liệu khí hậu các trạm khí tượng trong vùng, phân tích tổng hợp điều kiện sinh khí hậu với các ngưỡng sinh thái. Kết quả cho thấy xét tổng thể toàn vùng từ Quảng Ninh tới Hà Tĩnh, chế độ nhiệt, chế độ mưa ẩm, về cơ bản, cho phép phát triển rừng ngập mặn song chỉ có Bắc Quảng Ninh và Hà Tĩnh là có điều kiện mưa ẩm tối ưu. Tác động bất lợi chung cho thực vật ngập mặn ở đây là biên độ nhiệt năm lớn, tác động phá hủy của bão và áp thấp nhiệt đới. Theo điều kiện sinh khí hậu, toàn vùng có thể chia thành 3 khu vực với những bất lợi riêng cần lưu ý khi phát triển rừng ngập mặn: khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng với điều kiện thời tiết lạnh, sương muối; khu vực đồng bằng Thái Bình - Ninh Bình với điều kiện khô hạn, thời tiết lạnh, thời tiết nóng song cũng ở mức độ vừa phải; khu vực Thanh Hóa - Hà Tĩnh với điều kiện thời tiết nóng và thêm vào đó là điều kiện khô hạn đối với phần Thanh Hóa - Nghệ An.
  • Biến đổi khí hậu vùng trung Trung Bộ
    Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự biến đổi về điều kiện khí quyển ở quy mô toàn cầu hoặc ở các vùng trong nhiều thời kỳ khác nhau, có thể từ hàng chục đến hàng triệu năm với biểu hiện có tính đặc thù và quan trọng nhất là sự nóng lên toàn cầu. Sự biến đổi của khí hậu mang tính tự nhiên là do quá trình động lực của trái đất và của năng lượng mặt trời. Tuy nhiên, hiện tại nguyên nhân lớn nhất, chiếm tới 90% các nguyên nhân của BĐKH được xác định có liên quan đến hoạt động của con người. Các phát hiện khoa học chỉ ra rằng: Khí nhà kính (chủ yếu là CO2 và CH4) là nguyên nhân chính dẫn đến BĐKH. Liên quan đến sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu thì lượng mưa và các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, hạn hán… cũng gia tăng cả về quy mô lẫn cường độ. Bên cạnh đó, mực nước biển gia tăng đã tác động trực tiếp đến các vùng biển ven bờ làm hiện tượng ngập lụt và xâm nhập mặn gia tăng. Nhiều vùng đất ven biển bị ngập và hàng ngàn ha rừng ngập mặn cũng bị mất.
Liên kết website khác