• Bước đầu phân vùng địa mạo sinh thái tỉnh Nghệ An
    Địa mạo sinh thái (ĐMST) là hướng nghiên cứu khá mới, mang tính chất liên ngành, đa ngành, có cơ hội giải quyết bài toán tổng hợp mối tương tác giữa các thực thể tự nhiên với nhau và với các yếu tố kinh tế - xã hội để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Bài báo này góp phần tổng hợp lịch sử phát triển của hướng nghiên cứu địa mạo sinh thái, đồng thời áp dụng hướng nghiên cứu này tại tỉnh Nghệ An. Kết quả đã phân chia lãnh thổ tỉnh thành 6 vùng địa mạo sinh thái và bước đầu đề xuất một số định hướng sử dụng bền vững lãnh thổ theo vùng.
  • Đoàn Thanh niên Viện HL: Kế hoạch Tổ chức các hoạt động ...
    Thực hiện Kế hoạch số 17KH/ĐTNK-BTG ngày 09/9/2014 của Ban Chấp hành Đoàn Khối các cơ quan Trung ương về việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền và sinh hoạt chính trị kỷ niệm 45 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ban Thường vụ Đoàn Viện xây dựng Kế hoạch tổ chức các hoạt động tuyên truyền và sinh hoạt chính trị kỷ niệm 45 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ thể như sau:
  • GS. TSKH Lê Đức An, nhà Địa lý đương đại, Viện trưởng ...
    GS.TSKH. Lê Đức An là một nhà địa mạo và địa lý học hàng đầu, là người thầy mẫu mực của nhiều thế hệ các nhà địa mạo, địa lý của Việt Nam; là nhà quản lý tâm huyết và có nhiều đóng góp to lớn cho sự phát triển của Viện Địa lý, của Ngành Địa lý nói riêng và Ngành các Khoa học về Trái đất nói chung
  • Lễ công bố Quyết định bổ nhiệm Lãnh đạo các đơn vị ...
    Chiều ngày 19/5/2014, tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã diễn ra Lễ công bố các Quyết định của Chủ tịch Viện bổ nhiệm và bổ nhiệm lại Lãnh đạo đơn vị trực thuộc. Tại buổi lễ này, 2 cán bộ của Viện Đia lý được bổ nhiệm các chức vụ như Phó Viện trưởng Viện Địa lý là PGS. TS. Phạm Quang Vinh và TS. Uông Đình Khanh. Bên cạnh đó, nguyên Phó Viện trưởng viện Địa lý, TS. Vũ Thị Thu Lan được bổ nhiệm chức vụ mới - Phó Trưởng ban Ứng dụng và Triển khai công nghệ
  • Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tiềm năng của ...
    Việt Nam là một quốc gia ven biển. Bờ biển Việt Nam dài 3.260km, từ Quảng Ninh ở phía Đông Bắc tới Kiên Giang ở phía Tây Nam. Vùng biển Việt Nam có khoảng 3.000 đảo lớn nhỏ và 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa. Với mong muốn cung cấp thêm thông tin nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo, góp phần quan trọng vào thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, Báo Hậu Giang mở chuyên mục “Biển đảo Việt Nam”. Nội dung tuyên truyền tập trung vào các vấn đề: Vị trí, vai trò, tiềm năng, thế mạnh và ý nghĩa, tầm quan trọng của biển, đảo Việt Nam; những cơ sở pháp lý, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; phổ biến các văn bản pháp luật về biển đảo của Nhà nước và luật pháp quốc tế về biển, đặc biệt là Công ước năm 1982 của Liên Hợp Quốc về Luật Biển;…
  • Đánh giá điều kiện khí hậu phục vụ phát triển rừng ngập ...
    Rừng ngập mặn chiếm diện tích không nhiều ở các tỉnh duyên hải từ Quảng Ninh đến Hà Tĩinh song có ý nghĩa quan trọng về mặt sinh thái và bảo vệ các giá trị tạo dựng của con người. Phát triển và bảo vệ RNM, một vấn đề rất cần thiết có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển bền vững ở đây, cần phải quan tâm tới nhiều điều kiện trong đó có đặc thù khí hậu vùng. Đánh giá về mức độ thuận lợi và khó khăn do khí hậu đối với phát triển RNM được đưa ra trên cơ sở nghiên cứu hiện trạng rừng ngập mặn, phân tích tổng hợp số liệu khí hậu các trạm khí tượng trong vùng, phân tích tổng hợp điều kiện sinh khí hậu với các ngưỡng sinh thái. Kết quả cho thấy xét tổng thể toàn vùng từ Quảng Ninh tới Hà Tĩnh, chế độ nhiệt, chế độ mưa ẩm, về cơ bản, cho phép phát triển rừng ngập mặn song chỉ có Bắc Quảng Ninh và Hà Tĩnh là có điều kiện mưa ẩm tối ưu. Tác động bất lợi chung cho thực vật ngập mặn ở đây là biên độ nhiệt năm lớn, tác động phá hủy của bão và áp thấp nhiệt đới. Theo điều kiện sinh khí hậu, toàn vùng có thể chia thành 3 khu vực với những bất lợi riêng cần lưu ý khi phát triển rừng ngập mặn: khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng với điều kiện thời tiết lạnh, sương muối; khu vực đồng bằng Thái Bình - Ninh Bình với điều kiện khô hạn, thời tiết lạnh, thời tiết nóng song cũng ở mức độ vừa phải; khu vực Thanh Hóa - Hà Tĩnh với điều kiện thời tiết nóng và thêm vào đó là điều kiện khô hạn đối với phần Thanh Hóa - Nghệ An.
Liên kết website khác