• Ứng dụng ảnh vệ tinh VNREDSat-1 để xây dựng cơ sở dữ ...
    Nhu cầu về sử dụng dữ liệu ảnh viễn thám trong các hoạt động quân sự trên biển, mặt đất và không gian đang phát triển mạnh mẽ. Các hệ thống vũ khí công nghệ cao đều yêu cầu thông tin chiết xuất từ dữ liệu viễn thám như là đầu vào để hoạt động có hiệu quả.
  • Phân tích, đánh giá và giám sát chất lượng nước ven bờ ...
    Hiện nay môi trường nước vùng cửa sông ven bờ bị tác động rất mạnh bởi các hoạt động của con người như xây dựng các hồ chứa thượng nguồn, phát triển cảng biển, mở rộng đô thị, nuôi trồng thủy sản, cũng như bởi biến đổi khí hậu. Các vùng biển mở, do chế độ động lực mạnh, đã đưa các chất gây ô nhiễm từ nơi khác đến tích tụ, gây ra suy thoái môi trường nước. Để quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên và môi trường biển cần phải có các công cụ quan trắc, đánh giá nhanh và có hiệu quả hiện trạng và biến động môi trường nước vùng ven bờ.
  • Một số tình hình mới liên quan tới khắc phục hậu quả ...
    Ngày 04/11/2016, Ban Tuyên giáo - Đảng ủy Khối ccs Cơ quan TW có công văn số 158-CV/BTG về việc gửi tài liệu tuyên truyền về tình hình liên quan đến khắc phục sự cố môi trường biển 4 tỉnh miền Trung, theo chỉ đạo của Đảng ủy Viện Hàn lâm KHCNVN, Chi Ủy Viện Địa lý triển khai tài liệu "Một số tình hình mới liên quan tới khắc phục hậu quả sự cố môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung" và một số thông tin liên quan tới toàn thể Đảng viên, cán bộ, viên chức và người lao động Viện Địa lý được biết.
  • Quyết định hỗ trợ kinh phí công bố khoa học, văn bằng ...
    Ngày 22/11/2016, Viện Địa lý nhận được Quyết định số 175/QĐ-VHL ngày 26/10/2016 của Viện Hàn lâm KH&CN VN về việc hỗ trợ kinh phí công bố khoa học, văn bằng sở hữu trí tuệ và bảo vệ luận án, luận văn tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
  • Nghiên cứu, xây dựng công cụ hỗ trợ quản lý và khai ...
    Vệ tinh VNREDSat-1 là vệ tinh viễn thám đầu tiên của Việt Nam. Từ khi chính thức vận hành, ngày 01 tháng 9 năm 2013, vệ tinh đã thu nhận được hàng chục nghìn cảnh ảnh, và như vậy, với tuổi đời theo thiết kế là 05 năm, vệ tinh sẽ chụp được hàng trăm nghìn cảnh ảnh trên khắp thế giới. Tuy nhiên, ảnh VNREDSat-1 lại không được thiết kế theo hệ thống tọa độ hàng cột như hệ thống K-J của ảnh SPOT, nên hiện nay chưa thể định danh được loại ảnh này. Điều đó gây khó khăn cho công tác tra cứu và quản lý dữ liệu ảnh. Hiện nay, để tra cứu tổng thể dữ liệu ảnh VNREDSat-1 chụp được, cần phải chia làm nhiều công đoạn tìm kiếm thủ công, tốn rất nhiều thời gian, công sức và rất dễ nhầm lẫn.
  • Đánh giá xu thế biến đổi khí hậu trên khu vực Tây ...
    Nhằm góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh giảm nhẹ thiên tai, phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường (nay là Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu) chủ trì thực hiện đề tài TN3/T25 "Nghiên cứu điều kiện khí hậu nông nghiệp phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và phòng tránh thiên tai vùng Tây Nguyên" từ tháng 01/2013. Đây là đề tài thuộc Chương trình Tây Nguyên 3 (Chương trình do Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chủ trì).
  • Nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám giám sát hạn hán ...
    Ở Tây Nguyên, trong mùa khô năm 2013, chỉ tính riêng với hai cây trồng cà phê và hồ tiêu, tổng diện tích bị ảnh hưởng do hạn hán đã lên tới 84.887 ha, trong đó diện tích bị mất trắng là 245,3 ha. Việc giám sát hạn hán là rất quan trọng, trong đó, số liệu chính xác để đánh giá những tác động và giám sát quá trình của hạn hán là then chốt. Phương pháp truyền thống trong giám sát và đánh giá hạn hán dựa vào số liệu mưa còn hạn chế vì trong khu vực không có trạm quan trắc mưa, và điều quan trọng là khó thu được số liệu trong thời gian thực. Ngoài ra, hạn hán thường xảy ra trên diện rộng, việc quan trắc bằng các phương pháp truyền thống rất khó khăn, nhất là khi thiếu đầu tư cho hệ thống quan trắc bề mặt. Vì thế, những số liệu vệ tinh quan trắc trái đất (EOS) đang được các nước trên thế giới sử dụng hiệu quả, và rất đáng được quan tâm trong việc đánh giá và giám sát hạn hán ở nước ta.
  • Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin quản lý, giám sát ...
    Quyết định 1976/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2014 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030 nêu mục tiêu: Hoàn thành xác định ranh giới, cắm mốc các phân khu chức năng và vùng đệm của các khu rừng đặc dụng; phân định rõ ràng diện tích đất quy hoạch cho các mục đích khác với diện tích quy hoạch cho hệ thống rừng đặc dụng nhằm phát triển hài hoà công tác bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và bảo tồn các loài sinh vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm. Và Ban hành quy định hướng dẫn kiểm tra, giám sát tài nguyên rừng và đa dạng sinh học trong khu rừng đặc dụng nhằm bảo tồn và ngăn chặn có hiệu quả tình trạng phá rừng, lấn chiếm, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng đặc dụng trái phép.
Liên kết website khác